woensdag 4 december 2013

Bruxelles phải quan tâm đến ước vọng Châu Âu của dân Ukraina

Thứ ba 03 Tháng Mười Hai 2013

Bruxelles phải quan tâm đến ước vọng Châu Âu của dân Ukraina


REUTERS/Gleb Garanich

Mai Vân
Hai chủ đề thời sự quốc tế được theo dõi và bình luận rộng rãi là tình hình căng thẳng ở Ukraina và Thái Lan, với các cuộc biểu tình rầm rộ đòi chính phủ từ chức. Ukraina được chú ý trước tiên, với nguyên nhân biểu tình liên quan đến Châu Âu : Tổng thống Ukraina không ký hiệp định liên kết với Châu Âu như mong đợi.


Le Monde trong hàng tựa đầu ngay trang nhất nói đến sự kiện người Ukraina nổi dậy, với ảnh chụp đám đông biểu tình và một trong những gương mặt nổi bật của phong trào, cựu vô địch quyền anh Vitali Klitschko, nay đã trở thành dân biểu. Ở trang trong Le Monde rằng người biểu tình đang làm chính quyền Ukraina chao đảo.
Libération, trong hàng tựa trang đầu nhận thấy : « Thiếu vắng Châu Âu, Ukraina tràn bờ ». Nhìn lại phong trào vận động đấu tranh không suy giảm mấy ngày qua, và thái độ cương quyết của người biểu tình, Libération cho là đối với họ, Tổng thống Ukraina ra đi là điều không thể tránh khỏi.
Báo Le Figaro cũng cùng nhận định, thấy là phong trào chống đối đang kiên quyết lên hơn, người biểu tình bao vây chính quyền muốn dứt khoát buộc tổng thống từ chức. Đối với Le Figaro, cơn ác mộng của Tổng thống Ianoukovitch đang trở thành hiện thực
Trong bài xã luận trang nhất, báo Le Monde đánh giá là Châu Âu phải can thiệp để hỗ trợ cho nguyện vọng dân chủ ở Kiev.
Tờ báo như muốn giải thích nhận định của mình khi cho là « những biểu lộ yêu mến Liên Hiệp Châu Âu khá hiếm hoi cho nên đáng để người ta quan tâm ».
Châu Âu bị cuốn vào những vấn đê như nợ công, tăng trưởng..., đã quên đi là mình vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với những nước không có một Nhà nước pháp quyền. Châu Âu còn là biểu tượng của hy vọng tự do, dân chủ và tính hiện đại. Và đó, theo tờ báo, là thông điệp mà hàng chục ngàn người biểu tinh ở thủ đô và các thành phố Ukraina gởi đến cho Châu Âu.
Nhưng Châu Âu có thể làm gì ? Le Monde cho là không thể cứu vãn kinh tế Ukraina, không thể lật đổ chinh quyền, nhưng Châu Âu phải duy trì đối thoại, tiếp tục đề nghị hiệp định liên kết và nhất là, khẳng định mạnh mẽ sự ủng hộ nguyện vọng đến với Châu Âu của dân chúng Ukraina.
Trong bài xã luận tựa đề « Ước vọng Châu Âu », báo La Croix cũng có nhận định tương tự. Tờ báo nhận thấy 9 năm sau cách mạng Màu cam, Ukraina lại một lần nữa bị chia rẽ nghiêm trọng, phản ảnh sự chia cắt về mặt lịch sử và văn hóa của nước này : Miền Đông, nơi dân chúng có quan hệ mật thiết với Nga, còn miền Tây, vùng lãnh thổ từng là của Ba Lan, hay Áo-Hung, cũng như các thành phố thường cùng nhịp đập với các láng giềng Trung Âu. Từ khi Liên Xô tan rã, Ukraina vẫn bị dằng co với hai di sản mà đất nước không tài nào hợp nhất được.
Dĩ nhiên, theo La Croix, chính người Ukraina phải tim ra chìa khóa và hành đông một cách ôn hòa, tránh khiêu khích, nhưng Châu Âu có thể giúp họ. Châu Âu phải hậu thuẫn cho những lực lượng thân Châu Âu, nhưng cũng phải nhận ra các mối lo ngại của các thành phần thân Nga để có đáp án.
La Croix còn đề nghị Châu Âu ‘trau chuốt’ hơn nữa chiến lược đối với điện Kremly, vốn vẫn còn suy nghĩ như thời chiến tranh lạnh. La Croix kết luận : Nếu Châu Âu muốn mở rộng ảnh hưởng của mình, thì không nên chờ đợi là Matxcơva sẽ tử tế nhường chỗ một cách êm thắm.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131203-lien-hiep-chau-au-phai-quan-tam-den-uoc-vong-chau-au-cua-dan-ukraina

Thứ ba 03 Tháng Mười Hai 2013

Vì quyền lợi thiết thực, dân Ukraina chống chính phủ thân Nga

Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội Ukraina.
Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội Ukraina.
REUTERS/Gleb Garanich

Tú Anh
Hàng ngàn người cấm trại tại quảng trường Maidan (Độc lập), huy động xe ủi đất bao vây trụ sở chính phủ, chiếm được Tòa đô chính Kiev làm Tổng hành dinh và mời tổng thống Viktor Ianoukovitch từ chức. Vì sao một bộ phận dân chúng Ukraina phản ứng quyết liệt như vậy sau khi chính quyền Ukraina, do áp lực của Nga, từ chối ký hiệp ước liên kết với Liên Hiệp Châu Âu ?



Nhà báo Nguyễn Minh Cần tại Matxcơva
 
03/12/2013
 

Nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Matxcơva phân tích
« ….Đây là kinh nghiệm của nước nhỏ nằm cạnh một nước lớn nhất là cái nước lớn đó nó không có dân chủ, nó độc tài toàn trị… thật ra thì Ianoukovitch rất sợ tổng thống Nga Putin, liên kết chiến lược với Nga có những mối nguy hiểm là có thể mất độc lập…».

tags: Liên Hiệp Châu Âu - Nga - Phỏng vấn - Quốc tế - Ukraina
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131203-vi-quyen-loi-thiet-thuc-nguoi-dan-ukraina-xuong-duong-chong-chinh-phu-than-nga

 

Nato lên án Ukraine trấn áp biểu tình


Cập nhật: 03:44 GMT - thứ tư, 4 tháng 12, 2013

Các ngoại trưởng Nato đã lên án hành động ‘sử dụng bạo lực’ đối với những người biểu tình chống chính phủ sau một cuộc họp ở Brussels.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Ukraine ‘hãy lắng nghe tiếng nói của người dân’.
Trước đó, Thủ tướng Mykoka Azarov đã xin lỗi trước Quốc hội vì cảnh sát đã đã sử dụng sức mạnh đàn áp biểu tình.

‘Sẵn sàng đối thoại’

Hàng ngàn người đã biểu tình bên ngoài trụ sở Quốc hội ở Kiev hôm thứ Ba 3/12 và cuộc biểu tình ở đây một lần nữa tiếp diễn cho đến tối.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hãy xử sự một cách ôn hòa. Bạo lực không có chỗ trong một nước châu Âu hiện đại,” Ngoại trưởng Kerry nói trước báo giới.
Trong một thông cáo, các ngoại trưởng Nato đã kêu gọi ‘Ukraine... tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế và ủng hộ các quyền tự do ngôn luận và tự do tập hợp’.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ và phe đối lập đối thoại và bắt đầu tiến trình cải cách,” thông cáo viết.
Trước đó, Quốc hội Ukraine đã bác bỏ đề xuất bất tín nhiệm chính phủ của phe đối lập.
Trước khi Quốc hội bỏ phiếu về đề xuất này, Thủ tướng Azarov đã có bài phát biểu trong đó ông xin lỗi về hành động của cơ quan thực thi pháp luật Ukraine đối với người biểu tình.
“Tổng thống và chính phủ hối tiếc sâu sắc trước sự việc như vậy đã xảy ra,” ông nói.
Phát biểu trước những lời la ó phản đối của các nghị sỹ đối lập, ông Azarov đã kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình bên ngoài các cơ quan chính phủ ở Kiev và người dân Ukraine không quay lại cuộc Cách mạng Cam hồi năm 2004.
"Chúng tôi chìa tay ra cho các bạn. Hãy đuổi cổ những kẻ có âm mưu, những kẻ muốn lên nắm quyền và lặp lại kịch bản năm 2004."
Thủ tướng Ukraine Azarov
“Chúng tôi chìa tay ra cho các bạn. Hãy đuổi cổ những kẻ có âm mưu, những kẻ muốn lên nắm quyền và lặp lại kịch bản năm 2004”.
Sau đó ông nói chính phủ của ông sẵn sàng đối thoại với người biểu tình nhưng với điều kiện họ phải ‘chấm dứt chiếm giữ các cơ quan chính phủ và can thiệp vào công việc của chính quyền’.
Những người biểu tình yêu cầu Tổng thống Viktor Yanukovych và Thủ tướng Azarov từ chức và kêu gọi tổng đình công.
Trong lúc này, ông Yanukovych vẫn lên đường đi công du Trung Quốc như dự kiến. Ông đã cảnh báo các cuộc biểu tình chỉ nên diễn ra trong ôn hòa.
Các lãnh đạo đối lập Ukraine đã lên án bạo lực và nói rằng đó là hành động của ‘những kẻ khiêu khích’.
Tờ báo Ukrainska Pravda đã đăng tải một loạt video và hình ảnh mà họ cho rằng chứng minh cho lời cáo buộc này.
Các hình ảnh này cho thấy một nhóm nam thanh niên đeo mặt nạ và mũ bảo hiểm đang xô đẩy hàng rào cảnh sát trước Dinh Tổng thống. Sau đó một số thanh niên này ra dấu cho những người khác trong đám đông và sau đó họ biến mất sau hàng rào phong tỏa mà không gặp phản ứng nào của cảnh sát.


Thêm về tin này

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten