Vai trò hòa giải của Giáo hội tại Triều Tiên
Đại hội lần thứ 10 Hội đồng Đại kết các Giáo hội (COE), Busan, Hàn Quốc, 30/10/2013
@coe2013
Thời sự tại Châu Á thu hút sự quan tâm của khá nhiều nhật báo Pháp. Hôm nay, Đại hội lần thứ 10 Hội đồng Đại kết các Giáo hội (COE) khai mạc tại Busan (Hàn Quốc). Ba ngàn đại biểu từ khắp nơi trên thế giới (600 thanh niên) tham dự đại hội cho đến ngày 8/11. Các đề tài trọng tâm của đại hội là công lý và hòa bình. Báo Công giáo La Croix dành hai trang lớn cho sự kiện này với dòng tựa : « Vai trò hòa giải của Giáo hội tại Triều Tiên ».
Bài báo đăng ảnh những thanh niên Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Hàn Quốc cầu nguyện trong một giáo đường tại Séoul vì hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.
Báo La Croix nhận định, cả Giáo hội Công giáo lẫn Tin Lành Hàn Quốc đều giúp đỡ cư dân Bắc Triều Tiên bằng mọi phương tiện, đặc biệt là những người người đào thoát sang biên giới Trung Quốc. Đặc phái viên tờ báo trích dẫn một nhân chứng giấu tên, nói chị ta vô cùng biết ơn những người người Thiên Chúa giáo tại Hàn Quốc, vì họ đã giúp đỡ chị cùng với ba chị em sau khi họ đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc. Chị tâm sự : « Cuộc sống của chúng tôi vô cùng khó khăn, lúc nào cũng đói khát. Chúng tôi nghe một số người đào thoát sang Trung Quốc nên chúng tôi cũng bắt chước ».
Trong quá trình bôn ba sang Trung Quốc, chị đã liên lạc với một tổ chức chuyên giúp đỡ những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên đi sang Lào, Thái Lan và từ đó đã quen biết được một vị linh mục người Pháp sống tại ngoại ô Seoul, mà tờ báo cũng xin giấu tên vì các lý do an ninh. Vị linh mục này thuật lại : « Phần đông người tỵ nạn thiếu ăn, mắc các chứng bệnh như sốt rét, lao, bệnh da liễu, cộng với các chứng lo âu, trầm cảm, do phải sống lẫn trốn trong nhiều năm ». Trong thời gian tha hương, người tỵ nạn bằng mọi giá cố tránh bị cảnh sát bắt. Nếu không, họ sẽ bị buộc hồi hương và bị tra tấn, tử hình. Vị linh mục kể lại : « Ai cũng có một con dao lam trong túi để tự sát khi bị rơi vào tay cảnh sát ».
Rất nhiều người Tin Lành Hàn Quốc đã giúp đỡ người tỵ nạn và một số đã phải trả giá đắt. Ví dụ như mục sư Han-il, sau nhiều lần đi đi về về từ Bắc chí Nam Trung Quốc, ông đã bị cảnh sát Trung Quốc bỏ tù và hành hạ trong vòng 18 tháng.
Một khi đến Thái Lan, người tỵ nạn được các đại sứ quán tiếp nhận và có thể nhập cư Hàn Quốc hay Bắc Mỹ. Trong một trung tâm hội nhập tại Hàn Quốc, người tỵ nạn được chăm sóc trong vòng ba tháng để hồi phục sức khỏe thể xác lẫn tinh thần. Sau đó, họ được cấp giấy tờ cư trú hợp pháp, được học nghề và bắt đầu làm quen với thế giới tư bản…
Ngoài ra, Giáo hội Công giáo lẫn Tin Lành, đều giúp đỡ dân Bắc Triều Tiên qua các hoạt động nhân đạo. Họ gửi hàng cứu trợ đều đặn thông qua tổ chức Caritas. Thế nhưng, họ phải chấp nhận sự kiểm duyệt và các điều kiện khắc nghiệt của Bình Nhưỡng. Nhóm tình nguyện viên y tế phải đi đường vòng sang Trung Quốc rồi mới đến được Bình Nhưỡng, do không có tuyến bay thẳng đến Bình Nhưỡng. Đức Giám mục Seoul nhận định : « Chúng tôi thường xuyên gửi lương thực, thuốc men va các nhu yếu phẩm khác. Thế nhưng, đôi khi chúng tôi buộc phải ngưng hoạt động khi quan hệ ngoại giao hai miền Triều Tiên trở nên căng thẳng ».
Giáo hội còn giúp đỡ người tỵ nạn hội nhập vào cuộc sống tại Hàn Quốc do tại đây, nếu người tỵ nạn không hội nhập được vào khuôn khổ xã hội Hàn Quốc, thì sẽ bị gạt sang một bên, bị khinh bỉ. Người Bắc Triều Tiên thường bị rơi vào tình trạng này khi mới đến Hàn Quốc. Khi ra khỏi trại tỵ nạn, mỗi người còn được chính phủ Hàn Quốc cấp cho khoảng 5000 euro, hay được ở miễn phí vài tháng tiền nhà.
Cháy xe hơi tại Thiên An Môn : người Duy Ngô Nhĩ bị tình nghi khủng bố
Vụ một chiếc xe lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn và bốc cháy vẫn thu hút sự quan tâm của báo Le Monde. Tờ báo cho biết, cảnh sát Trung Quốc tình nghi thủ phạm của vụ khủng bố này là hai người Duy Ngô Nhĩ, vùng Tân Cương.
Báo Le Monde nhận định, nếu hướng tình nghi nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ là đúng, thì Bắc Kinh sẽ phải chuẩn bị tinh thần trước thái độ của công chúng Trung Quốc : Tất cả những gì có liên quan đến vùng tự trị Tân Cương đều trở nên hết sức nhạy cảm. Chính quyền cộng sản Trung Quốc giữ độc quyền tuyên truyền tin tức liên có quan đến vùng Tân Cương, nên đã giấu bớt các vụ bạo động đang xảy ra tại vùng này bằng việc hô hào, quảng bá « tình hữu nghị giữa các sắc tộc » và « phát triển kinh tế ».
Từ khi Chủ tịch nước Tập cận Bình nhậm chức vào tháng 3, căng thẳng tại vùng Tân Cương càng trở nên nghiêm trọng. Các vụ đụng độ, xô xát đã làm khoảng 100 người thiệt mạng từ mùa xuân vừa qua giữa nhóm người Duy Ngô Nhĩ và các viên chức, cảnh sát địa phương. Đa phần là người Duy Ngô Nhĩ, các viên chức này có trách nhiệm thi hành các biện pháp kiểm soát vô cùng gắt gao và mang tính trấn áp, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131030-vai-tro-hoa-giai-cua-giao-hoi-tai-trieu-tien
Báo La Croix nhận định, cả Giáo hội Công giáo lẫn Tin Lành Hàn Quốc đều giúp đỡ cư dân Bắc Triều Tiên bằng mọi phương tiện, đặc biệt là những người người đào thoát sang biên giới Trung Quốc. Đặc phái viên tờ báo trích dẫn một nhân chứng giấu tên, nói chị ta vô cùng biết ơn những người người Thiên Chúa giáo tại Hàn Quốc, vì họ đã giúp đỡ chị cùng với ba chị em sau khi họ đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc. Chị tâm sự : « Cuộc sống của chúng tôi vô cùng khó khăn, lúc nào cũng đói khát. Chúng tôi nghe một số người đào thoát sang Trung Quốc nên chúng tôi cũng bắt chước ».
Trong quá trình bôn ba sang Trung Quốc, chị đã liên lạc với một tổ chức chuyên giúp đỡ những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên đi sang Lào, Thái Lan và từ đó đã quen biết được một vị linh mục người Pháp sống tại ngoại ô Seoul, mà tờ báo cũng xin giấu tên vì các lý do an ninh. Vị linh mục này thuật lại : « Phần đông người tỵ nạn thiếu ăn, mắc các chứng bệnh như sốt rét, lao, bệnh da liễu, cộng với các chứng lo âu, trầm cảm, do phải sống lẫn trốn trong nhiều năm ». Trong thời gian tha hương, người tỵ nạn bằng mọi giá cố tránh bị cảnh sát bắt. Nếu không, họ sẽ bị buộc hồi hương và bị tra tấn, tử hình. Vị linh mục kể lại : « Ai cũng có một con dao lam trong túi để tự sát khi bị rơi vào tay cảnh sát ».
Rất nhiều người Tin Lành Hàn Quốc đã giúp đỡ người tỵ nạn và một số đã phải trả giá đắt. Ví dụ như mục sư Han-il, sau nhiều lần đi đi về về từ Bắc chí Nam Trung Quốc, ông đã bị cảnh sát Trung Quốc bỏ tù và hành hạ trong vòng 18 tháng.
Một khi đến Thái Lan, người tỵ nạn được các đại sứ quán tiếp nhận và có thể nhập cư Hàn Quốc hay Bắc Mỹ. Trong một trung tâm hội nhập tại Hàn Quốc, người tỵ nạn được chăm sóc trong vòng ba tháng để hồi phục sức khỏe thể xác lẫn tinh thần. Sau đó, họ được cấp giấy tờ cư trú hợp pháp, được học nghề và bắt đầu làm quen với thế giới tư bản…
Ngoài ra, Giáo hội Công giáo lẫn Tin Lành, đều giúp đỡ dân Bắc Triều Tiên qua các hoạt động nhân đạo. Họ gửi hàng cứu trợ đều đặn thông qua tổ chức Caritas. Thế nhưng, họ phải chấp nhận sự kiểm duyệt và các điều kiện khắc nghiệt của Bình Nhưỡng. Nhóm tình nguyện viên y tế phải đi đường vòng sang Trung Quốc rồi mới đến được Bình Nhưỡng, do không có tuyến bay thẳng đến Bình Nhưỡng. Đức Giám mục Seoul nhận định : « Chúng tôi thường xuyên gửi lương thực, thuốc men va các nhu yếu phẩm khác. Thế nhưng, đôi khi chúng tôi buộc phải ngưng hoạt động khi quan hệ ngoại giao hai miền Triều Tiên trở nên căng thẳng ».
Giáo hội còn giúp đỡ người tỵ nạn hội nhập vào cuộc sống tại Hàn Quốc do tại đây, nếu người tỵ nạn không hội nhập được vào khuôn khổ xã hội Hàn Quốc, thì sẽ bị gạt sang một bên, bị khinh bỉ. Người Bắc Triều Tiên thường bị rơi vào tình trạng này khi mới đến Hàn Quốc. Khi ra khỏi trại tỵ nạn, mỗi người còn được chính phủ Hàn Quốc cấp cho khoảng 5000 euro, hay được ở miễn phí vài tháng tiền nhà.
Cháy xe hơi tại Thiên An Môn : người Duy Ngô Nhĩ bị tình nghi khủng bố
Vụ một chiếc xe lao vào đám đông trên quảng trường Thiên An Môn và bốc cháy vẫn thu hút sự quan tâm của báo Le Monde. Tờ báo cho biết, cảnh sát Trung Quốc tình nghi thủ phạm của vụ khủng bố này là hai người Duy Ngô Nhĩ, vùng Tân Cương.
Báo Le Monde nhận định, nếu hướng tình nghi nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ là đúng, thì Bắc Kinh sẽ phải chuẩn bị tinh thần trước thái độ của công chúng Trung Quốc : Tất cả những gì có liên quan đến vùng tự trị Tân Cương đều trở nên hết sức nhạy cảm. Chính quyền cộng sản Trung Quốc giữ độc quyền tuyên truyền tin tức liên có quan đến vùng Tân Cương, nên đã giấu bớt các vụ bạo động đang xảy ra tại vùng này bằng việc hô hào, quảng bá « tình hữu nghị giữa các sắc tộc » và « phát triển kinh tế ».
Từ khi Chủ tịch nước Tập cận Bình nhậm chức vào tháng 3, căng thẳng tại vùng Tân Cương càng trở nên nghiêm trọng. Các vụ đụng độ, xô xát đã làm khoảng 100 người thiệt mạng từ mùa xuân vừa qua giữa nhóm người Duy Ngô Nhĩ và các viên chức, cảnh sát địa phương. Đa phần là người Duy Ngô Nhĩ, các viên chức này có trách nhiệm thi hành các biện pháp kiểm soát vô cùng gắt gao và mang tính trấn áp, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131030-vai-tro-hoa-giai-cua-giao-hoi-tai-trieu-tien
Geen opmerkingen:
Een reactie posten