Pháp, Đức muốn ra luật gắt gao hơn về mãi dâm
Gái mãi dâm biểu tình ở Paris đòi quyền được hành nghề - REUTERS /Regis Duvignau
Vào cuối tháng này, Quốc hội Pháp sẽ xem xét một dự luật dự trù phạt tiền khách mua dâm, một dự luật hiện gây nhiều tranh cãi. Trong khi đó, ở nước Đức láng giềng cũng đang nổ ra tranh luận về việc có nên cấm mãi dâm hay không, tại một quốc gia mà bán thân nuôi miệng hiện là một nghề hợp pháp.
Trong hai ngày 27 và 29/11 tới, Quốc hội Pháp sẽ xem xét một dự luật do các dân biểu đảng Xã hội đề nghị, dự trù xử phạt khách mua dâm một khoản tiền 1.500 euro, nếu tái phạm tiền phạt sẽ tăng gấp đôi. Nhưng từ nhiều ngày qua, dự luật này đã gặp chống đối, không chỉ từ giới gái mãi dâm, mà còn từ giới văn nghệ sĩ.
Ngày 26/10 vừa qua, khoảng 300 gái mãi dâm đã biểu tình ở Paris phản đối dự luật nói trên, bởi vì theo họ, việc phạt tiền khách mua dâm sẽ càng khiến cho họ phải hành nghề lén lút và cuộc sống càng khó khăn hơn.
Hàng trăm người nam giới, trong đó có nhà văn nổi tiếng Frédéric Beigdeber, vào cuối tháng qua đã tung ra một kiến nghị phản đối dự luật phạt khách mua dâm. Những người ký vào kiến nghị tuyên bố họ không bảo vệ nghề mãi dâm, nhưng bảo vệ « quyền tự do ».
Tiếp đến, hàng chục văn nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có nữ tài tử Catherine Deneuve và nam danh ca Charles Aznavour, cũng đã ký một kiến nghị đăng trên báo chí Pháp ngày 16/11, phản đối dự luật nói trên, vì họ không chấp nhận việc phạt người bán dâm lẫn người mua dâm.
Nhưng thật ra, theo lời nữ dân biểu Maud Olivier, báo cáo viên dự luật về mãi dâm, luật này không nhằm trừng phạt những người làm nghề này, mà trái lại nhằm bảo vệ họ khỏi các đường dây buôn người, khai thác tình dục phụ nữ và trẻ em. Bà Olivier khẳng định có đến 90% gái mãi dâm là nạn nhân của các đường dây này.
Bên nước Đức láng giềng, nơi mà từ năm 2002 nghề mãi dâm đã được hợp pháp hóa, tranh luận cũng đang diễn ra sôi nổi về việc có nên cấm nghề này không. Chiếu theo luật được thông qua năm 2002, những người làm nghề mãi dâm ở Đức cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế và điều kiện làm việc của họ cũng được quy định chặt chẽ như những nghề khác. Thành ra, ở Đức các nhà chứa làm ăn rất khấm khá.
Thế nhưng, đối với bà Alice Schwarzer, một nhà báo 70 tuổi và là một nhà đấu tranh cho nữ quyền, mãi dâm là một hình thức nô lệ và « không một quốc gia nào tự nhận là dân chủ có thể chấp nhận hoặc quảng bá cho nô lệ ».
Vào đầu tháng 11, nhà hoạt động này vừa ra lời kêu gọi thủ tướng Angela Merkel và Quốc hội Đức thông qua luật cấm nghề mãi dâm. Theo thẩm định của bà Alice Schwarzer, ở Đức hiện có khoảng 700 ngàn người hành nghề mãi dâm, đa số là đến từ các nước Đông Âu.
Thực tế cho thấy, theo như một báo cáo công bố vào năm 2007, đúng là đạo luật năm 2002 đã không mang lại kết quả mong muốn, tức là đã không giúp cải thiện tình trạng của giới mãi dâm, mà trái lại nạn buôn người vẫn tiếp diễn với mức độ trầm trọng hơn. Thế nhưng, chiến dịch chống nạn mãi dâm cũng gặp nhiều chỉ trích tại Đức, nhất là từ giới hành nghề mãi dâm.
Chưa biết là Đức có sẽ đi đến chỗ cấm triệt để mãi dâm hay không, nhưng lời kêu gọi nói trên của bà Schwarzer đã khơi lại cuộc tranh luận về việc thông qua một luật cứng rắn hơn về mãi dâm và đây cũng là một trong những chủ đề thảo luận trong việc thành lập liên minh cầm quyền giữa Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel với đảng Dân chủ Xã hội.
Ngày 26/10 vừa qua, khoảng 300 gái mãi dâm đã biểu tình ở Paris phản đối dự luật nói trên, bởi vì theo họ, việc phạt tiền khách mua dâm sẽ càng khiến cho họ phải hành nghề lén lút và cuộc sống càng khó khăn hơn.
Hàng trăm người nam giới, trong đó có nhà văn nổi tiếng Frédéric Beigdeber, vào cuối tháng qua đã tung ra một kiến nghị phản đối dự luật phạt khách mua dâm. Những người ký vào kiến nghị tuyên bố họ không bảo vệ nghề mãi dâm, nhưng bảo vệ « quyền tự do ».
Tiếp đến, hàng chục văn nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có nữ tài tử Catherine Deneuve và nam danh ca Charles Aznavour, cũng đã ký một kiến nghị đăng trên báo chí Pháp ngày 16/11, phản đối dự luật nói trên, vì họ không chấp nhận việc phạt người bán dâm lẫn người mua dâm.
Nhưng thật ra, theo lời nữ dân biểu Maud Olivier, báo cáo viên dự luật về mãi dâm, luật này không nhằm trừng phạt những người làm nghề này, mà trái lại nhằm bảo vệ họ khỏi các đường dây buôn người, khai thác tình dục phụ nữ và trẻ em. Bà Olivier khẳng định có đến 90% gái mãi dâm là nạn nhân của các đường dây này.
Bên nước Đức láng giềng, nơi mà từ năm 2002 nghề mãi dâm đã được hợp pháp hóa, tranh luận cũng đang diễn ra sôi nổi về việc có nên cấm nghề này không. Chiếu theo luật được thông qua năm 2002, những người làm nghề mãi dâm ở Đức cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế và điều kiện làm việc của họ cũng được quy định chặt chẽ như những nghề khác. Thành ra, ở Đức các nhà chứa làm ăn rất khấm khá.
Thế nhưng, đối với bà Alice Schwarzer, một nhà báo 70 tuổi và là một nhà đấu tranh cho nữ quyền, mãi dâm là một hình thức nô lệ và « không một quốc gia nào tự nhận là dân chủ có thể chấp nhận hoặc quảng bá cho nô lệ ».
Vào đầu tháng 11, nhà hoạt động này vừa ra lời kêu gọi thủ tướng Angela Merkel và Quốc hội Đức thông qua luật cấm nghề mãi dâm. Theo thẩm định của bà Alice Schwarzer, ở Đức hiện có khoảng 700 ngàn người hành nghề mãi dâm, đa số là đến từ các nước Đông Âu.
Thực tế cho thấy, theo như một báo cáo công bố vào năm 2007, đúng là đạo luật năm 2002 đã không mang lại kết quả mong muốn, tức là đã không giúp cải thiện tình trạng của giới mãi dâm, mà trái lại nạn buôn người vẫn tiếp diễn với mức độ trầm trọng hơn. Thế nhưng, chiến dịch chống nạn mãi dâm cũng gặp nhiều chỉ trích tại Đức, nhất là từ giới hành nghề mãi dâm.
Chưa biết là Đức có sẽ đi đến chỗ cấm triệt để mãi dâm hay không, nhưng lời kêu gọi nói trên của bà Schwarzer đã khơi lại cuộc tranh luận về việc thông qua một luật cứng rắn hơn về mãi dâm và đây cũng là một trong những chủ đề thảo luận trong việc thành lập liên minh cầm quyền giữa Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo của bà Merkel với đảng Dân chủ Xã hội.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten