Nga viết lại sách giáo khoa lịch sử
Các soạn giả không nêu lên số nạn nhân thời Staline như để giảm bớt tính nghiêm trọng của sự kiện (L. Mészáros /Musée Histoire Russie)
Sau nhiều cuộc thảo luận, ngày hôm nay, một nhóm chuyên gia sẽ trình lên tổng thống Nga bản đề xuất chỉnh sửa sách giáo khoa lịch sử. Dự án này được chính tổng thống Vladimir Putin yêu cầu do trình độ lịch sử của học sinh Nga giảm hẳn so với thời Xô Viết cũ. Báo Le Figaro đề cập tới vấn đề này dưới tựa đề : « Mátxcơva soạn lại sách giáo khoa lịch sử » trong số ra ngày hôm nay.
Công trình này sẽ được hoàn thiện để phục vụ năm học 2015-2016 và dành cho khoảng 13 triệu học sinh cấp 2 và cấp 3 Nga. Tác giả bài báo nhận định sẽ không có một cuộc cách mạng tư tưởng hay chủ nghĩa xét lại nào hết, mà nhà cầm quyền chỉ khẳng định muốn thống nhất giảng dạy môn học này. Nền tảng tư tưởng của chế độ của Vladimir Putin dựa trên chủ nghĩa yêu nước, kết hợp hoài niệm từ thời Xô Viết cũ tới chế độ Sa hoàng. Cho nên, thách thức lần này không hề nhỏ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, đồng thời là thành viên của nhóm chuyên gia trên, giải thích với phóng viên tờ Le Figaro rằng : « So với thời Xô Viết cũ, trình độ giảng dạy môn lịch sử đã giảm xuống đáng kể. Điều này là do thiếu một sách giáo khoa chuẩn và thống nhất ». Ông cũng chỉ trích rằng hiện tồn tại hơn 70 đầu sách giáo khoa khác nhau. Về phía mình, Tổng thống Nga yêu cầu các sách giáo khoa phải được viết theo đúng tiếng Nga chuẩn và nội dung không được phép có những điều đối nghịch hay cách diễn giải nước đôi.
Thế nhưng, trong việc soạn lại sách giáo khoa này, nhiều mặt trái của lịch sử không được đưa vào chương trình. Chẳng hạn, khi nói về thời Pierre Đại Đế, một thế kỷ sau, học sinh chỉ được học là « sự hiện đại hóa » của đế chế đã cho phép nước Nga « đạt tới vị thế một cường quốc thế giới ». Ngược lại, tính cách chuyên chế của chế độ này, với các cuộc đàn áp các phe đối lập trong nước, lại bị bỏ qua.
Ngoài ra, các soạn giả cũng chỉ nêu lên những thông tin chung chung mà không đưa ra con số cụ thể để làm giảm bớt tính nghiêm trọng của một sự kiện. Đó là trường hợp của nạn nhân dưới chế độ Staline, các vùng nông thôn bị buộc hợp tác xã hóa hay các nạn chết đói có tổ chức. Tất cả đều được đưa vào chương trình học nhưng không có một con số cụ thể nào.
Người phụ trách chương trình đào tạo tại Viện Tưởng Niệm (Institut Memorial) phẫn nộ : « Nói đến chế độ Staline, người ta không thể nói tới cải cách, mà phải là phá hoại ». Bà cũng chỉ trích rằng : « Giáo trình mới này là âm mưu trốn tránh đánh giá lịch sử xuất hiện trong những năm 1990 và dẫn tới sự đơn giản hóa và hình thức hóa lịch sử. Điều này tạo chứng tâm thần phân lập trong đầu óc con người ».
Nga gây sức ép với Ukraina
Vẫn liên quan tới tình hình Nga, nhưng trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Chỉ hai ngày sau cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến giữa tổng thống hai nước Nga và Ukraina, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom lên tiếng tố cáo chính quyền Ukraina đã không thanh toán hóa đơn khí đốt lên tới 882 triệu đô la. Báo Le Monde số ra ngày hôm nay phân tích nguyên nhân dẫn tới tuyên bố sốc này trong bài : « Nga gây sức ép với Ukraina do quan hệ gần gũi với Liên hiệp châu Âu ».
Vừa quyến rũ, vừa bằng các biện pháp đe dọa thương mại, Mát-xcơ-va đang cố thuyết phục Kiev không kí thỏa thuận hợp tác và tự do trao đổi mậu dịch với Liên hiệp châu Âu, dự định sẽ diễn ra vào tháng 11 này tại Vilnius, thủ đô của Lít-va, nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác phương Đông. Thỏa thuận này sẽ đánh dấu việc Ukraina xích lại gần Liên hiện châu Âu. Đây là một cú giáng cho dự án Liên hiệp Á-Âu của Putin về vấn đề liên hiệp thuế quan, dự định sẽ được đưa ra vào năm 2015.
Người phát ngôn của tổng thống Nga phủ nhận : « Vấn đề nợ khí đốt không hề mang tính chính trị và lại càng không liên quan tới thỏa hiệp hợp tác với Liên hiệp châu Âu ». Tuy nhiên, tác giả bài báo không đồng tình với ý kiến trên và nhận định các vấn đề thương mại và chính trị luôn chồng chéo trong lập trường của Nga.
Để chứng minh nhận định trên, phóng viên cho biết cố vấn của tổng thống Nga đã từng báo trước là sẽ không có chuyện đầu tư chung vào lĩnh vực vận chuyển khí đốt nếu Ukraina kí kết thỏa ước với Liên hiệp. Ngoài ra, còn phải kể tới việc Nga tăng thuế đối với các sản phẩm của Ukraina và đã từng xem xét lại thỏa hiệp hữu nghị giữa hai nước kí vào năm 1997.
Cả hai bên, Nga và Liên hiệp châu Âu, đều đưa ra những lời kêu gọi tôn trọng lợi ích và lựa chọn của Ukraina. Giám đốc chính trị của Bộ Ngoại giao Ba Lan dự đoán : « Người ta cố tránh cách hiểu đây là cuộc chiến địa-chính trị giữa hai khối. Nhưng tôi e rằng nếu hội nghị tại Vilnius thất bại thì kết quả đó sẽ được phân tích như thắng lợi cho Mátxcơva và thất bại cho Liên hiệp, cũng như của các nước khác trong khối “Đối tác phương Đông” ».
Khủng bố tại Thiên An Môn
Quay sang thời sự tại Trung Quốc, khủng bố tại Thiên An Môn vẫn là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày hôm nay quan tâm theo dõi. Nhật báo Le Monde đăng tin : « Thiên An Môn : Bắc Kinh kết tội những kẻ khủng bố tự sát người Duy Ngô Nhĩ ». Phóng viên thường trú tại Bắc Kinh phân tích việc người Duy Ngô Nhĩ tấn công quảng trường Thiên An Môn là một chủ đề nhạy cảm vì những biến động trong quan hệ giữa dân tộc thiểu số này với người Hán, đặc biệt là từ năm 2009 với các cuộc đụng độ đẫm máu xảy ra tại U-rum-xi.
Khoảng 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ và theo Hồi giáo tại Tân Cương có truyền thống lâu đời chống cự và thù hận sự đô hộ của Trung Quốc và Cộng sản. Cũng từ năm 2009, hàng loạt biện pháp trấn áp được chính quyền địa phương tiến hành, như lục soát nhà ở, hành động để hạn chế việc mang khăn trùm toàn thân của phụ nữ. Các biện pháp này đã khiến các hành động trả thù cán bộ địa phương ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, màn tối vẫn bao trùm trên hoạt động chống khủng bố tại miền Nam Tân Cương trong thời gian gần đây. Bắc Kinh mập mờ trong vấn đề « khủng bố » tại Tân Cương, không phân biệt rạch ròi giữa các kiểu khủng bố và các hành động phản đối, dù là tập thể hay cá nhân. Việc quy chụp như trên nhằm kết tội « khủng bố » hay « ly khai » đối với mọi cá nhân hay hành vi bạo lực liên quan tới Tân Cương.
Dưới tựa đề : « Sự kiện Thiên An Môn : Trung Quốc tự nhận là mục tiêu của một cuộc thánh chiến », Le Figaro cho biết các phương tiện truyền thông chính thống Trung Quốc yêu cầu trừng trị nghiêm khắc đối với những kẻ chủ mưu vụ khủng bố. Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc bình luận : « Những kẻ khủng bố Tân Cương mở rộng phạm vi hoạt động của chúng. Chúng ta phải quyết tâm mạnh hơn chúng » hay « Những kẻ khủng bố bạo lực là kẻ thù chung của toàn Trung Quốc. Người dân vùng Tân Cương, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ sẽ là những nạn nhân đầu tiên ».
Trái với quy kết khủng bố của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, người dân thiểu số tại đây lại cho rằng mình là nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo, tiếng nói và văn hóa của họ. Sau vụ khủng bố trên, họ đang lo sợ sẽ bị chính quyền đàn áp trả đũa.
Người mất tích tại Viêng Chăn
Quay sang nước Lào, báo Le Monde bận tâm tới vụ mất tích bí ẩn của một nhà đấu tranh cho quyền của người nông dân giữa lòng thủ đô Viêng Chăn. Mục « Điều tra » của tờ báo tìm cách lý giải sự kiện này trong bài : « Người mất tích tại Viêng Chăn ».
Sombath Somphone, 62 tuổi, mất tích tối ngày 15/12/2012. Ông là một khuôn mặt tiêu biểu của xã hội dân sự Lào và là người cổ xướng cho phát triển nông thôn, cũng như người bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Từ một năm nay, không ai nhìn thấy ông. Vợ của ông cho biết cảnh sát thông báo không biết ai đã bắt cóc nhà đấu tranh cũng như lý do của vụ bắt cóc.
Phía thông tin chính thức lặp đi lặp lại rằng đây có lẽ là một vụ thanh toán cá nhân. Còn bạn bè và thành viên các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho rằng có sự nhúng tay của một kiểu « cảnh sát ngầm » hay của một số phần tử hoạt động dưới sự kiểm soát của chế độ. Cũng theo những người thân trên, nguyên nhân của vụ bắt cóc có lẽ là do quan điểm đối lập về phát triển giữa Sombath Somphone và chính phủ.
Xung quanh vụ bắt cóc vẫn còn nhiều uẩn khúc, như việc dàn cảnh vụ bắt cóc mà ngay hôm sau, khi người nhà của nạn nhân tới trình báo, cảnh sát đã cho xem ngay những hình ảnh do camera an ninh ghi lại. Tuy nhiên, họ không đồng ý cung cấp băng hình gốc và từ chối mọi sự giúp đỡ từ phía nước ngoài để giải mã những hình ảnh trên. Vụ bắt cóc Sombath Somphone thu hút sự chú ý của giới chính trị thế giới, như Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry và chủ tịch phái đoàn Nghị viện châu Âu chuyên trách khu vực Đông Nam Á.
Tác giả bài báo phân tích một vài yếu tố có thể lý giải việc thanh trừ nhà hoạt động này. Ông không nổi tiếng trong nước, nhưng trên trường quốc tế, ông là một khuôn mặt tiêu biểu nhờ Trung tâm đào tạo cho phát triển giúp đỡ các chủ trang trại và giáo dục-đào tạo các nông dân trẻ của mình. Tại Hội nghị Thượng Đỉnh Á-Âu (ASEM), diễn ra tại Viêng Chăn vào đầu tháng 11 năm 2012, một số nông dân đã tới phản đối việc trưng dụng đất đai cho các doanh nghiệp trồng cao su hay khai thác mỏ của Việt Nam và Trung Quốc.
Phản ứng về những hoạt động phản đối của những người trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố phải phòng vệ chống lại « kẻ thù của nhà nước » đang tiến hành « các hoạt động gây bất ổn » dưới danh nghĩa « một chiến lược thay đổi hòa bình ». Một nhà trí thức sống tại Viêng Chăn nhận xét : « Lào đưa ra hình ảnh một đất nước tươi vui, hạnh phúc, một bến đỗ cho khách du lịch. Nhưng trong sâu thẳm thì khác hoàn toàn, mọi thứ đều khó sống hơn nhiều ».
Cơ quan NSA nghe trộm thông tin cá nhân
Đây vẫn là chủ đề nhận được sự quan tâm của báo chí Pháp ra ngày hôm nay. Nhật báo Le Monde dành hai trang trong chuyên mục « Quốc tế » để phân tích vị thế của ông chủ cơ quan NSA dưới tựa đề : « Keith Alexander, “hoàng đế” của NSA ». Sau vụ tai tiếng này, vị trí của ông cũng đang gặp khó khăn.
Trong bài báo : « Nhà viết blog Glenn Greenwald trả lời ông chủ ngành tình báo », phóng viên cho biết người nắm giữ tài liệu do Edward Snowden cung cấp đã tỏ ra ngạc nhiên khi rất nhiều nhà báo Mỹ lại tin vào những lời phủ nhận của Keith Alexander. Để củng cố tuyên bố của mình, Greenwald cho biết sẽ công bố một tài liệu mới về hệ thống « Boundless Informant » cho phép biết rõ hơn về quy mô thật của hệ thống thu thập thông tin của NSA.
Phóng sự của Le Figaro đề cập tới quy mô và phương thức hoạt động của ngành tình báo Mỹ. Người ta gọi cơ quan này là « thế giới vô hình ». Tại thủ đô Washington hay tại các bang lân cận như Maryland và Virginie, khoảng 854 000 thành viên làm việc cho 17 cơ quan tình báo, trong đó có NSA. Phóng viên chua cay nhận định, mục tiêu của các cơ quan này là bảo vệ nước Mỹ và bí mật theo dõi kẻ thù, nhưng đôi khi cũng là những người bạn thân nhất.
Còn Libération cho biết NSA có khoảng 37 000 nhân viên, trong đó có 4 000 tin học viên, 1 000 nhà toán học và 1 000 người có trình độ tiến sĩ. Cơ quan này nằm trong quần thể rộng 140 ha tại Fort Meade, tại bang Maryland. Nhật báo cánh tả này cũng nhận định : « Barack Obama sập bẫy mô hình nhà nước-giám sát Mỹ ». Mặc dù, các công bố về quy mô tình báo của NSA tiếp tục đầu độc Washington, song sẽ không có một cuộc điều tra nào được tiến hành nay mai.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131101-nga-soan-lai-sach-giao-khoa-lich-su
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, đồng thời là thành viên của nhóm chuyên gia trên, giải thích với phóng viên tờ Le Figaro rằng : « So với thời Xô Viết cũ, trình độ giảng dạy môn lịch sử đã giảm xuống đáng kể. Điều này là do thiếu một sách giáo khoa chuẩn và thống nhất ». Ông cũng chỉ trích rằng hiện tồn tại hơn 70 đầu sách giáo khoa khác nhau. Về phía mình, Tổng thống Nga yêu cầu các sách giáo khoa phải được viết theo đúng tiếng Nga chuẩn và nội dung không được phép có những điều đối nghịch hay cách diễn giải nước đôi.
Thế nhưng, trong việc soạn lại sách giáo khoa này, nhiều mặt trái của lịch sử không được đưa vào chương trình. Chẳng hạn, khi nói về thời Pierre Đại Đế, một thế kỷ sau, học sinh chỉ được học là « sự hiện đại hóa » của đế chế đã cho phép nước Nga « đạt tới vị thế một cường quốc thế giới ». Ngược lại, tính cách chuyên chế của chế độ này, với các cuộc đàn áp các phe đối lập trong nước, lại bị bỏ qua.
Ngoài ra, các soạn giả cũng chỉ nêu lên những thông tin chung chung mà không đưa ra con số cụ thể để làm giảm bớt tính nghiêm trọng của một sự kiện. Đó là trường hợp của nạn nhân dưới chế độ Staline, các vùng nông thôn bị buộc hợp tác xã hóa hay các nạn chết đói có tổ chức. Tất cả đều được đưa vào chương trình học nhưng không có một con số cụ thể nào.
Người phụ trách chương trình đào tạo tại Viện Tưởng Niệm (Institut Memorial) phẫn nộ : « Nói đến chế độ Staline, người ta không thể nói tới cải cách, mà phải là phá hoại ». Bà cũng chỉ trích rằng : « Giáo trình mới này là âm mưu trốn tránh đánh giá lịch sử xuất hiện trong những năm 1990 và dẫn tới sự đơn giản hóa và hình thức hóa lịch sử. Điều này tạo chứng tâm thần phân lập trong đầu óc con người ».
Nga gây sức ép với Ukraina
Vẫn liên quan tới tình hình Nga, nhưng trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Chỉ hai ngày sau cuộc gặp gỡ ngoài dự kiến giữa tổng thống hai nước Nga và Ukraina, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom lên tiếng tố cáo chính quyền Ukraina đã không thanh toán hóa đơn khí đốt lên tới 882 triệu đô la. Báo Le Monde số ra ngày hôm nay phân tích nguyên nhân dẫn tới tuyên bố sốc này trong bài : « Nga gây sức ép với Ukraina do quan hệ gần gũi với Liên hiệp châu Âu ».
Vừa quyến rũ, vừa bằng các biện pháp đe dọa thương mại, Mát-xcơ-va đang cố thuyết phục Kiev không kí thỏa thuận hợp tác và tự do trao đổi mậu dịch với Liên hiệp châu Âu, dự định sẽ diễn ra vào tháng 11 này tại Vilnius, thủ đô của Lít-va, nhân Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác phương Đông. Thỏa thuận này sẽ đánh dấu việc Ukraina xích lại gần Liên hiện châu Âu. Đây là một cú giáng cho dự án Liên hiệp Á-Âu của Putin về vấn đề liên hiệp thuế quan, dự định sẽ được đưa ra vào năm 2015.
Người phát ngôn của tổng thống Nga phủ nhận : « Vấn đề nợ khí đốt không hề mang tính chính trị và lại càng không liên quan tới thỏa hiệp hợp tác với Liên hiệp châu Âu ». Tuy nhiên, tác giả bài báo không đồng tình với ý kiến trên và nhận định các vấn đề thương mại và chính trị luôn chồng chéo trong lập trường của Nga.
Để chứng minh nhận định trên, phóng viên cho biết cố vấn của tổng thống Nga đã từng báo trước là sẽ không có chuyện đầu tư chung vào lĩnh vực vận chuyển khí đốt nếu Ukraina kí kết thỏa ước với Liên hiệp. Ngoài ra, còn phải kể tới việc Nga tăng thuế đối với các sản phẩm của Ukraina và đã từng xem xét lại thỏa hiệp hữu nghị giữa hai nước kí vào năm 1997.
Cả hai bên, Nga và Liên hiệp châu Âu, đều đưa ra những lời kêu gọi tôn trọng lợi ích và lựa chọn của Ukraina. Giám đốc chính trị của Bộ Ngoại giao Ba Lan dự đoán : « Người ta cố tránh cách hiểu đây là cuộc chiến địa-chính trị giữa hai khối. Nhưng tôi e rằng nếu hội nghị tại Vilnius thất bại thì kết quả đó sẽ được phân tích như thắng lợi cho Mátxcơva và thất bại cho Liên hiệp, cũng như của các nước khác trong khối “Đối tác phương Đông” ».
Khủng bố tại Thiên An Môn
Quay sang thời sự tại Trung Quốc, khủng bố tại Thiên An Môn vẫn là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày hôm nay quan tâm theo dõi. Nhật báo Le Monde đăng tin : « Thiên An Môn : Bắc Kinh kết tội những kẻ khủng bố tự sát người Duy Ngô Nhĩ ». Phóng viên thường trú tại Bắc Kinh phân tích việc người Duy Ngô Nhĩ tấn công quảng trường Thiên An Môn là một chủ đề nhạy cảm vì những biến động trong quan hệ giữa dân tộc thiểu số này với người Hán, đặc biệt là từ năm 2009 với các cuộc đụng độ đẫm máu xảy ra tại U-rum-xi.
Khoảng 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ và theo Hồi giáo tại Tân Cương có truyền thống lâu đời chống cự và thù hận sự đô hộ của Trung Quốc và Cộng sản. Cũng từ năm 2009, hàng loạt biện pháp trấn áp được chính quyền địa phương tiến hành, như lục soát nhà ở, hành động để hạn chế việc mang khăn trùm toàn thân của phụ nữ. Các biện pháp này đã khiến các hành động trả thù cán bộ địa phương ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, màn tối vẫn bao trùm trên hoạt động chống khủng bố tại miền Nam Tân Cương trong thời gian gần đây. Bắc Kinh mập mờ trong vấn đề « khủng bố » tại Tân Cương, không phân biệt rạch ròi giữa các kiểu khủng bố và các hành động phản đối, dù là tập thể hay cá nhân. Việc quy chụp như trên nhằm kết tội « khủng bố » hay « ly khai » đối với mọi cá nhân hay hành vi bạo lực liên quan tới Tân Cương.
Dưới tựa đề : « Sự kiện Thiên An Môn : Trung Quốc tự nhận là mục tiêu của một cuộc thánh chiến », Le Figaro cho biết các phương tiện truyền thông chính thống Trung Quốc yêu cầu trừng trị nghiêm khắc đối với những kẻ chủ mưu vụ khủng bố. Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc bình luận : « Những kẻ khủng bố Tân Cương mở rộng phạm vi hoạt động của chúng. Chúng ta phải quyết tâm mạnh hơn chúng » hay « Những kẻ khủng bố bạo lực là kẻ thù chung của toàn Trung Quốc. Người dân vùng Tân Cương, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ sẽ là những nạn nhân đầu tiên ».
Trái với quy kết khủng bố của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ, người dân thiểu số tại đây lại cho rằng mình là nạn nhân của chính sách đàn áp tôn giáo, tiếng nói và văn hóa của họ. Sau vụ khủng bố trên, họ đang lo sợ sẽ bị chính quyền đàn áp trả đũa.
Người mất tích tại Viêng Chăn
Quay sang nước Lào, báo Le Monde bận tâm tới vụ mất tích bí ẩn của một nhà đấu tranh cho quyền của người nông dân giữa lòng thủ đô Viêng Chăn. Mục « Điều tra » của tờ báo tìm cách lý giải sự kiện này trong bài : « Người mất tích tại Viêng Chăn ».
Sombath Somphone, 62 tuổi, mất tích tối ngày 15/12/2012. Ông là một khuôn mặt tiêu biểu của xã hội dân sự Lào và là người cổ xướng cho phát triển nông thôn, cũng như người bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Từ một năm nay, không ai nhìn thấy ông. Vợ của ông cho biết cảnh sát thông báo không biết ai đã bắt cóc nhà đấu tranh cũng như lý do của vụ bắt cóc.
Phía thông tin chính thức lặp đi lặp lại rằng đây có lẽ là một vụ thanh toán cá nhân. Còn bạn bè và thành viên các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho rằng có sự nhúng tay của một kiểu « cảnh sát ngầm » hay của một số phần tử hoạt động dưới sự kiểm soát của chế độ. Cũng theo những người thân trên, nguyên nhân của vụ bắt cóc có lẽ là do quan điểm đối lập về phát triển giữa Sombath Somphone và chính phủ.
Xung quanh vụ bắt cóc vẫn còn nhiều uẩn khúc, như việc dàn cảnh vụ bắt cóc mà ngay hôm sau, khi người nhà của nạn nhân tới trình báo, cảnh sát đã cho xem ngay những hình ảnh do camera an ninh ghi lại. Tuy nhiên, họ không đồng ý cung cấp băng hình gốc và từ chối mọi sự giúp đỡ từ phía nước ngoài để giải mã những hình ảnh trên. Vụ bắt cóc Sombath Somphone thu hút sự chú ý của giới chính trị thế giới, như Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry và chủ tịch phái đoàn Nghị viện châu Âu chuyên trách khu vực Đông Nam Á.
Tác giả bài báo phân tích một vài yếu tố có thể lý giải việc thanh trừ nhà hoạt động này. Ông không nổi tiếng trong nước, nhưng trên trường quốc tế, ông là một khuôn mặt tiêu biểu nhờ Trung tâm đào tạo cho phát triển giúp đỡ các chủ trang trại và giáo dục-đào tạo các nông dân trẻ của mình. Tại Hội nghị Thượng Đỉnh Á-Âu (ASEM), diễn ra tại Viêng Chăn vào đầu tháng 11 năm 2012, một số nông dân đã tới phản đối việc trưng dụng đất đai cho các doanh nghiệp trồng cao su hay khai thác mỏ của Việt Nam và Trung Quốc.
Phản ứng về những hoạt động phản đối của những người trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tuyên bố phải phòng vệ chống lại « kẻ thù của nhà nước » đang tiến hành « các hoạt động gây bất ổn » dưới danh nghĩa « một chiến lược thay đổi hòa bình ». Một nhà trí thức sống tại Viêng Chăn nhận xét : « Lào đưa ra hình ảnh một đất nước tươi vui, hạnh phúc, một bến đỗ cho khách du lịch. Nhưng trong sâu thẳm thì khác hoàn toàn, mọi thứ đều khó sống hơn nhiều ».
Cơ quan NSA nghe trộm thông tin cá nhân
Đây vẫn là chủ đề nhận được sự quan tâm của báo chí Pháp ra ngày hôm nay. Nhật báo Le Monde dành hai trang trong chuyên mục « Quốc tế » để phân tích vị thế của ông chủ cơ quan NSA dưới tựa đề : « Keith Alexander, “hoàng đế” của NSA ». Sau vụ tai tiếng này, vị trí của ông cũng đang gặp khó khăn.
Trong bài báo : « Nhà viết blog Glenn Greenwald trả lời ông chủ ngành tình báo », phóng viên cho biết người nắm giữ tài liệu do Edward Snowden cung cấp đã tỏ ra ngạc nhiên khi rất nhiều nhà báo Mỹ lại tin vào những lời phủ nhận của Keith Alexander. Để củng cố tuyên bố của mình, Greenwald cho biết sẽ công bố một tài liệu mới về hệ thống « Boundless Informant » cho phép biết rõ hơn về quy mô thật của hệ thống thu thập thông tin của NSA.
Phóng sự của Le Figaro đề cập tới quy mô và phương thức hoạt động của ngành tình báo Mỹ. Người ta gọi cơ quan này là « thế giới vô hình ». Tại thủ đô Washington hay tại các bang lân cận như Maryland và Virginie, khoảng 854 000 thành viên làm việc cho 17 cơ quan tình báo, trong đó có NSA. Phóng viên chua cay nhận định, mục tiêu của các cơ quan này là bảo vệ nước Mỹ và bí mật theo dõi kẻ thù, nhưng đôi khi cũng là những người bạn thân nhất.
Còn Libération cho biết NSA có khoảng 37 000 nhân viên, trong đó có 4 000 tin học viên, 1 000 nhà toán học và 1 000 người có trình độ tiến sĩ. Cơ quan này nằm trong quần thể rộng 140 ha tại Fort Meade, tại bang Maryland. Nhật báo cánh tả này cũng nhận định : « Barack Obama sập bẫy mô hình nhà nước-giám sát Mỹ ». Mặc dù, các công bố về quy mô tình báo của NSA tiếp tục đầu độc Washington, song sẽ không có một cuộc điều tra nào được tiến hành nay mai.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131101-nga-soan-lai-sach-giao-khoa-lich-su
Geen opmerkingen:
Een reactie posten