Hồng Kông: Hàng nghìn người Indonesia trong cảnh ‘‘nô lệ hiện đại’’
Phụ nữ Indonesia tại Hồng Kông bị bóc lột như nô lệ
© Amnesty International (Photo: Robert Godden)
Hôm nay, 21/11/2013, Amnesty International ra báo cáo mô tả tình trạng « nô lệ hiện đại » của hàng nghìn người Indonesia làm nghề giúp việc tại các gia đình Hồng Kông. Tổ chức bảo vệ nhân quyền này lên án thái độ thụ động « không thể bào chữa được » của chính quyền Indonesia và Hồng Kông.
Theo báo cáo của Amnesty International, khoảng hai phần ba những người làm nghề giúp việc tại các gia đình Hồng Kông bị bạo hành về thể xác hoặc tinh thần, trong tổng số gần 300.000 người lao động nhập cư. Nhiều người đã kể lại cảnh bạo hành kinh hoàng mà người giúp việc gia đình phải chịu với Amnesty International. Cứ ba người trả lời phỏng vấn thì có một người không được phép rời khỏi nhà chủ. Nhiều người trong số họ bị bạo hành tình dục, bị bỏ đói, bị làm việc đến 17 giờ/ngày và chỉ nhận được những khoản tiền lương thảm hại.
Một phụ nữ Indonesia 26 tuổi cho biết « bà chủ thường xuyên xua chó cắn » cô và « thu các cảnh này vào điện thoại cầm tay, rồi xem đi xem lại một cách thích thú ».
Để thực hiện bản báo cáo này, tổ chức nhân quyền Amnesty International đã phỏng vấn 97 nữ lao động người Indonesia và đối chiếu với các dữ liệu của cuộc điều tra do Liên hiệp những người lao động nhập cư Indonesia tiến hành, với 1.000 phụ nữ Indonesia. Báo cáo của Amnesty, được công bố tại Hồng Kông, cho biết các công ty tuyển người hứa hẹn những khoản lương cao với các phụ nữ trẻ Indonesia muốn xuất khẩu lao động. Trên thực tế, những người được tuyển mộ bị tước hộ chiếu và phải nộp những khoản tiền rất lớn cho các công ty này, đổi lại sau đó họ bị ép phải làm việc trong các điều kiện tồi tệ.
Báo cáo của Amnesty International lên án chính quyền Indonesia và Hồng Kông thụ động trong hồ sơ này. Bà Norma Kang - chuyên gia về quyền của người nhập cư tại Amnesty International – cho biết chính quyền rất ít khi áp dụng các điều luật đã có để bảo vệ các phụ nữ nhập cư. Chuyên gia của Amnesty International nhận xét, « một khi chấp nhận ký tên vào hợp đồng đến Hồng Kông lao động, các phụ nữ này đã rơi vào cái bẫy, để rồi từ đó họ liên tục bị bóc lột, trong một số trường hợp, có thể nói đó là tình trạng nô lệ hiện đại ».
Còn theo người phát ngôn của một hiệp hội bảo vệ người lao động nhập cư Châu Á (Asian Migrant Coordinating Body), chính quyền Hồng Kông đối xử với người lao động tại gia như những « đồ vật ».
Cuối tháng 9, một cặp vợ chồng Hồng Kông bị kết án năm và ba năm tù giam vì đã hành hạ dã man một người giúp việc đến từ Indonesia.
So với một số nước Đông Nam Á khác, Hồng Kông có luật bảo vệ tốt hơn quyền của người lao động nhập cư : Quyền nghỉ một ngày trong tuần, nghỉ phép, lương tối thiểu (387 euro/tháng, cộng với nơi ăn ở) và quyền nghỉ ốm. Tuy nhiên, cuộc sống của người lao động tại gia tại Hồng Kông phụ thuộc vào công việc. Khi hết hạn hợp đồng, nếu không tìm được việc mới, họ buộc phải về nước. Quy định này khiến người lao động khó theo đuổi các vụ kiện tụng, trong trường hợp bị chủ bạo hành.
Một phụ nữ Indonesia 26 tuổi cho biết « bà chủ thường xuyên xua chó cắn » cô và « thu các cảnh này vào điện thoại cầm tay, rồi xem đi xem lại một cách thích thú ».
Để thực hiện bản báo cáo này, tổ chức nhân quyền Amnesty International đã phỏng vấn 97 nữ lao động người Indonesia và đối chiếu với các dữ liệu của cuộc điều tra do Liên hiệp những người lao động nhập cư Indonesia tiến hành, với 1.000 phụ nữ Indonesia. Báo cáo của Amnesty, được công bố tại Hồng Kông, cho biết các công ty tuyển người hứa hẹn những khoản lương cao với các phụ nữ trẻ Indonesia muốn xuất khẩu lao động. Trên thực tế, những người được tuyển mộ bị tước hộ chiếu và phải nộp những khoản tiền rất lớn cho các công ty này, đổi lại sau đó họ bị ép phải làm việc trong các điều kiện tồi tệ.
Báo cáo của Amnesty International lên án chính quyền Indonesia và Hồng Kông thụ động trong hồ sơ này. Bà Norma Kang - chuyên gia về quyền của người nhập cư tại Amnesty International – cho biết chính quyền rất ít khi áp dụng các điều luật đã có để bảo vệ các phụ nữ nhập cư. Chuyên gia của Amnesty International nhận xét, « một khi chấp nhận ký tên vào hợp đồng đến Hồng Kông lao động, các phụ nữ này đã rơi vào cái bẫy, để rồi từ đó họ liên tục bị bóc lột, trong một số trường hợp, có thể nói đó là tình trạng nô lệ hiện đại ».
Còn theo người phát ngôn của một hiệp hội bảo vệ người lao động nhập cư Châu Á (Asian Migrant Coordinating Body), chính quyền Hồng Kông đối xử với người lao động tại gia như những « đồ vật ».
Cuối tháng 9, một cặp vợ chồng Hồng Kông bị kết án năm và ba năm tù giam vì đã hành hạ dã man một người giúp việc đến từ Indonesia.
So với một số nước Đông Nam Á khác, Hồng Kông có luật bảo vệ tốt hơn quyền của người lao động nhập cư : Quyền nghỉ một ngày trong tuần, nghỉ phép, lương tối thiểu (387 euro/tháng, cộng với nơi ăn ở) và quyền nghỉ ốm. Tuy nhiên, cuộc sống của người lao động tại gia tại Hồng Kông phụ thuộc vào công việc. Khi hết hạn hợp đồng, nếu không tìm được việc mới, họ buộc phải về nước. Quy định này khiến người lao động khó theo đuổi các vụ kiện tụng, trong trường hợp bị chủ bạo hành.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten