Hoàng Sa và Trường Sa đi vào truyện tranh
Chủ quyền hai quần đảo Trường sa và Hoàng sa được một công ty làm truyện tranh tại TP HCM đưa vào truyện tranh theo kiểu Manga dành cho thiếu nhi. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, giám đốc công ty Phan Thị dành cho Kính Hòa cuộc trao đổi xung quanh bộ truyện tranh này. Trước tiên bà Hạnh cho biết lý do vì sao dùng truyện tranh để chuyển tải những đề tài lịch sử,
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Truyện tranh là một hình thái mới để thu hút các độc giả nhỏ tuổi. Nó vừa chứ đựng hình ảnh lẫn ngôn ngữ giao tiếp để hướng các em đến nội dung. Từ đó Phan thị dung truyện tranh để chuyển tải những đề tài lịch sử đã hiện hữu từ lâu nhưng dưới hình thức sách chữ, đôi khi bằng ngôn ngữ Hán Việt khó hiểu, bằng hình thức truyện tranh cho dễ hiểu.
Kính Hòa, Nhưng tại sao lại là kiểu Manga chứ không phải theo kiểu truyện tranh truyền thống mà trước tới nay vẫn có?
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Manga dịch sang tiếng Việt có nghĩa là truyện tranh. Những gì cũ, không hợp thời mà mình cố tình dung thì cũng không ổn. Hơn nữa các bạn trẻ lâu nay đã được thu hút bởi hình thức Manga nên Phan thị mạnh dạng dung hình thức này để chuyển tải nội dung.
Kính Hòa, Xin bà cho biết về bộ sách Thần đồng đất Việt và Hoàng sa Trường sa mà Phan Thị mới tung ra!
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Dự kiến bộ sách này sẽ phát hành đợt một gồm có 10 tập. Mục đích của nó là đưa những chứng cứ lịch sử rằng Hoàng sa Trường sa là của Việt nam. Ngoài ra còn có nhiều tư liệu của phương Tây và các nước khác khẳng định hai quần đảo là của Việt Nam. Đó là mục đích thứ nhất. Thứ hai là cùng với gia đình, thầy cô hướng các em đến một trách nhiệm đối với đất nước. Tuổi nhỏ thì kiến thức nhỏ nhưng chúng ta cũng hướng các em đến một trách nhiệm cá nhân đối với Tổ quốc.
Truyện tranh là một hình thái mới để thu hút các độc giả nhỏ tuổi. Nó vừa chứ đựng hình ảnh lẫn ngôn ngữ giao tiếp để hướng các em đến nội dung... để chuyển tải những đề tài lịch sử đã hiện hữu từ lâu nhưng dưới hình thức sách chữ, đôi khi bằng ngôn ngữ Hán Việt khó hiểu, bằng hình thức truyện tranh cho dễ hiểuKính Hòa, Nghe nói rằng bộ sách đã gây một phản ứng của giới truyền thông bên Trung quốc phải không ạ?
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, (cười) Tôi có nghe nói và cũng không hiểu tại sao họ phản ứng. Phan Thị chỉ đưa những chứng cứ lịch sử của Việt nam từ rất lâu rồi và nay chắt lọc lại để giới thiệu đến các em. Như anh biết là những tài liệu về biển đảo của Việt nam hiện nay khá là phong phú nhưng đây là lần đầu tiên là truyện tranh, và truyện tranh chỉ là hình thức thể hiện, chuyện ấy là bình thường. Lịch sử thì chỉ có một, chứng cứ cũng đâu có thể thay đổi được.
Mình đâu có thêm bớt gì đâu. Ngay trong cái cách thể hiện truyện tranh. Thông thường thì truyện tranh là phải tung hứng cho vui, nhưng đối với bộ sách này thì những đoạn về chứng cứ vẫn để nguyên dù biết như thế sẽ kém hấp dẫn đôi chút. Nhưng như thế để tôn trọng lịch sử. Họ phản đối là chuyện của họ, nhưng trách nhiệm của những người đi trước, của xã hội, của gia đình là phải hướng dẫn các em có được các kiến thức lịch sử đó.
Kính Hòa, Xin bà cho hỏi câu cuối là bà có định khuếch trương bộ sách ra cộng đồng người Việt ở hải ngoại nơi có nhiều em sinh ra ở nước ngoài không hiểu biết nhiều về lịch sử Việt Nam?
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Hiện bản tiếng Anh của Thần đồng đất Việt Hoàng sa Trường sa đã hoàn tất do Tiến sĩ Hoàng Quang Minh dịch. Sắp tới Phan Thị sẽ đưa lên mạng để độc giả có thể dễ dàng tiếp cận bảng ebook. Không những vậy, Phan thị đang xúc tiến dịch ra tiếng Nhật và có thể nhiều thứ tiếng khác để nhiều người biết đến chứng cứ chủ quyền của Việt nam ở Hoàng sa Trường sa.
Kính Hòa, Thay mặt thính giả đài Á châu tự do xin cảm ơn bà đã dành thời gian cho buổi trao đổi thú vị này.
Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Cám ơn anh cùng với đài đã quan tâm đến bộ sách truyện tranh về chủ quyền Hoàng sa Trường sa của Việt nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten