Sát thủ trên không - cuộc đua mới của các ông lớn
Bắc Kinh đầu tuần này thừa nhận từng dự tính dùng máy bay không
người lái (UAV) tấn công một trùm buôn lậu ma túy ở Myanmar, cho thấy cuộc đua
về loại vũ khí này đang ngày một nóng lên.
> Cuộc
đua UAV của Trung, Nhật
> Trung
Quốc trình làng UAV
|
Máy bay không người lái Yi Long của Trung Quốc được trưng bày tại Chu Hải, Quảng Đông, hôm 13/11 năm ngoái. Ảnh: AFP |
Việc tính tới phương án tiêu diệt mục tiêu ở nước ngoài cho thấy
Bắc Kinh ngày càng có khả năng tiến hành chiến tranh trên không bằng máy bay
không người lái. Tin này cũng báo trước nguy cơ hiện hữu về một cuộc chạy đua về
máy bay không người lái toàn cầu.
Liu Yuejin, Giám đốc Cục chống ma túy Bộ Công an
Trung Quốc nói với tờ Global Times hôm 18/2 về một kế hoạch ném bom
tiêu diệt trùm ma túy Naw Kham, kẻ chủ mưu sát hại 13 thủy thủ Trung Quốc, tại
khu trú ẩn của hắn trong vùng núi ở đông bắc Myanmar, trong đó có sử dụng một
chiếc máy bay không người lái để kết thúc cuộc săn lùng.
Tuy nhiên, Trung Quốc cuối cùng quyết định bắt sống
Naw Kham. Một chiến dịch phối hợp chung giữa Trung Quốc và Lào đã được tiến hành
vào tháng 4/2012. Tuy nhiên phát biểu của ông ta cho thấy Trung Quốc đang cân
nhắc mục tiêu giết người một cách nghiêm túc.
Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung
Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân của Mỹ, cho rằng Bắc Kinh đang ngày càng
muốn thể hiện sức mạnh của mình ra bên ngoài, từ bỏ chính sách không can thiệp
trong quan hệ quốc tế trước đây.
“Đây là một sự thay đổi mới. Đây là một Trung Quốc
hành động tích cực hơn trên trường quốc tế so với trước đây để bảo vệ các lợi
ích của họ bên ngoài biên giới”, Dutton nhận xét.
Trước đây Trung Quốc chắc hẳn sẽ đòi hỏi những sự can
thiệp như vậy “ xảy ra hoặc là trên lãnh hải quốc tế hoặc phải có sự tán thành
của Liên Hợp Quốc”, ông Dutton nói.
Mập mờ pháp lý
Trong nhiều năm qua, Mỹ, Israel và Anh đã thống trị
thị trường máy bay không người lái toàn cầu, và Mỹ được biết là đã phát động các
cuộc tấn công vũ trang UAV chống lại các mục tiêu ở nước ngoài.
Tuy nhiên gần đây Trung Quốc đã cải thiện đáng kể
công nghệ của mình, ra mắt một số lượng lớn của các mô hình máy bay không
người lái mới tại các cuộc triển lãm hàng không gần đây và hiện đại hoá hệ thống
định vị toàn cầu, Bắc Đẩu, của họ để cạnh tranh với Hệ thống định vị toàn cầu
của Mỹ cũng như các đối thủ khác là Nga và EU.
Chính quyền Obama đã biện minh cho các cuộc tấn công
bằng máy bay không người lái ở Pakistan, Yemen và Somalia bằng cách tuyên bố
rằng các chính phủ đó “không sẵn sàng hoặc không có khả năng ngăn chặn mối đe
dọa do các cá nhân trở thành mục tiêu đó gây nên", theo một bản ghi nhớ bị tiết
lộ từ Bộ Tư pháp. "Sách trắng" bị tiết lộ đã phác thảo ra các lập luận pháp lý
cho việc sử dụng máy bay không người lái để tấn công và giết các công dân Mỹ ở
nước ngoài, những người bị coi là khủng bố.
Giáo sư Stephen Vladeck thuộc trường Đại học Luật Mỹ
nói rằng Washington cần phải cụ thể hơn về tiêu chí của mình đối với việc sử
dụng máy bay không người lái có vũ trang, vì Trung Quốc và các nước khác đang
chăm chú theo dõi.
“Một phần của vấn đề này là vì chính phủ Mỹ đang dính
líu vào tình hình với quá nhiều vụ tấn công bằng máy bay không người lái, và
không hoàn toàn sẵn sàng đưa ra tiêu chí mà họ áp dụng, có khả năng là các nước
như Trung Quốc sẽ chỉ vào tấm gương của Mỹ và nói rằng ‘họ đang làm, chúng tôi
cũng có thể”. Vladeck nói.
Tính phổ biến và nhu cầu
Một vấn đề khác là sự phổ biến và do nhu cầu tăng
mạnh. Trong khi Mỹ có truyền thống chỉ xuất khẩu máy bay không người lái cho một
số ít nước là đồng minh thân cận nhất, các công ty Trung Quốc giờ đây được coi
là nhà cung cấp rẻ và ngày càng đáng tin cậy.
Hàng chục nước đã mua hoặc chế tạo ra những chiếc máy
bay không người lái cho riêng mình, trước hết dùng cho trinh sát, và các nhà
hoạch định chính sách quốc phòng coi máy bay không người lái vô cùng hiệu quả,
cho cả nhiệm vụ trinh sát và phương tiện tấn công vũ trang.
“Vấn đề ở chỗ công nghệ này đang trở nên rất sẵn có
và rất rẻ, cho nên tôi nghĩ rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi các nước với
lực lượng quốc phòng nhỏ bé hơn nhiều, các nước có chế độ thiếu trách nhiệm cũng
có thể sử dụng những công nghệ này nếu họ muốn”, Vladek nói.
Các nhà thầu quân sự Mỹ đang vận động hành lang để
chính phủ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu và khai thác thị trường nước ngoài cho
máy bay không người lái.
Trong năm 2010, công ty General Atomics có trụ sở ở
Mỹ đã được chuẩn y bán sớm các phiên bản máy bay không người lái Predator phi vũ
trang cho Arab Saudi, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cùng
với một số các quốc gia khác ở Trung Đông và Mỹ Latinh.
Là nước xuất khẩu nhiều nhất máy bay không người lái,
Israel đã bán máy bay của mình cho nhiều nước, trong đó có Nigeria, Ấn Độ và
Nga.
Căng thẳng khu vực
Một chiếc máy bay không người lái của Trung Quốc được
trưng bày tại triển lãm hàng không hàng năm ở Chu Hải tháng 11 năm ngoái có tầm
hoạt động 3.200 km, và quân đội Nhật Bản mới đây đã ghi nhận một chiếc phi cơ
không người lái bay lượn gần một số tàu chiến của Trung Quốc trong một cuộc tập
trận gần đảo Okinawa.
Với việc căng thẳng đang nóng lên giữa hai nước về
các hòn đảo ở Hoa Đông, giới truyền thông Nhật Bản đã cho biết chính phủ mới ở
Tokyo muốn mua một số máy bay không người lái tiên tiến giám sát ở độ cao Global
Hawk của Mỹ. Trong khi cả hai bên đều nói rằng máy bay không người lái sẽ được
dùng vào việc trinh sát, các chuyên gia cảnh báo việc mua thêm vũ khí là khá dễ
dàng, và không loại trừ khả năng xảy ra các cuộc xung đột khu vực về máy bay
không người lái.
Phạm Ngọc Uyển (theo AP)
Thứ tư, 14/11/2012, 15:01 GMT+7
Trung Quốc trình làng phi cơ không người lái
Chiếc máy bay không người lái Yi Long hôm qua được Trung Quốc lần
đầu tiên giới thiệu tại một triển lãm hàng không.
> Triển
lãm hàng không lớn nhất Trung Quốc khai màn
|
Máy bay không người lái Yi Long được trưng bày tại Chu Hải hôm qua. Ảnh: AFP |
Chiếc phi cơ được trưng bày tại Triển lãm Không gian Vũ trụ và
Hàng không Quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 ở đặc khu kinh tế Chu Hải, tỉnh Quảng
Đông.
Yi Long được phát triển bởi viện chế tạo máy bay Thành Đô từ năm
2005, RIA Novosti đưa tin. Phi cơ này có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm
2008 và từ trước đến nay mới chỉ được nhìn thấy ở dạng mẫu.
Các nhà chế tạo Yi Long khẳng định chi phí sản xuất máy bay
không người lái này rẻ hơn các mẫu phi cơ tương tự của Israel hay Mỹ khoảng một
triệu USD mỗi chiếc. Yi Long có thể được sử dụng vào các nhiệm vụ dân sự hoặc
quân sự, bao gồm cả việc nghiên cứu địa vật lý hoặc hậu thảm họa.
Chiếc máy bay không người lái của Trung Quốc có chiều dài 9,34
m, sải cánh lên tới 14 m và trọng lượng chỉ khoảng một tấn. Nó có thể đạt độ cao
tối đa là 5.300 m và phạm vi hoạt động là 4.000 km. Thời gian hoạt động của Yi
Long lên tới 20 giờ liên tiếp.
Các hình ảnh ban đầu cho thấy Yi Long có hình dạng tương tự với
mẫu MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất. Nó được trang bị một động cơ đẩy, đuôi hình chữ
V, cánh thẳng với sải dài. Yi Long có các tên lửa ở dưới cánh, một tháp pháo cảm
biến quang điện dưới phần thân trước.
Trung Quốc cho hay máy bay không người lái này đã thành công
trong việc thâm nhập thị trường quốc tế, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Hà Giang
|
|
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/11/trung-quoc-trinh-lang-phi-co-khong-nguoi-lai/
Thứ tư, 9/1/2013, 09:34 GMT+7
Cuộc đua máy bay không người lái của Trung, Nhật
Các phi cơ không người lái (UAV) đang giữ vị trí trung tâm trong cuộc chạy đua ngày một nóng lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, khi hai nước tìm cách khẳng định quyền làm chủ chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng chương trình máy bay
không người lái còn non trẻ của nước này, trong khi Nhật Bản vừa rục rịch chuẩn
bị mua một mẫu phi cơ tiên tiến thuộc loại này từ Mỹ. Cả hai nước đều tuyên bố
những phi cơ không người lái sẽ được sử dụng cho mục đích giám sát, nhưng các
chuyên gia cảnh báo khả năng đụng độ ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư của các máy bay
loại này trong tương lai là rất cao.
Nhật trông cậy máy bay Mỹ
Căng thẳng quanh quần đảo, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn
Nhật Bản gọi là Senkaku, đã gia tăng trong những tuần qua. Theo truyền thông nhà
nước Trung Quốc, các máy bay giám sát của nước này bay gần các đảo thuộc
Senkaku/Điếu Ngư 4 lần trong nửa cuối tháng 12/2012. Tuy nhiên, trong mỗi lần
như vậy, các chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản đều xuất kích để ngăn chặn. Cả hai
phía đều không cho thấy bất cứ chỉ dấu nào của việc nhún nhường.
Chính phủ mới của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đặt ưu tiên vào
việc đối phó với sự đe dọa của Trung Quốc với quần đảo tranh chấp. Ngay sau khi
trở thành thủ tướng, ông Abe đã yêu cầu xem xét chương trình quốc phòng của Nhật
trong giai đoạn 2011-2016, dường như là để đẩy nhanh việc mua từ một tới ba
chiếc máy bay không người lái của Mỹ.
Dưới sự lãnh đạo của ông Abe, một người theo đường lối dân tộc
chủ nghĩa và mong muốn lực lượng vũ trang Nhật có vai trò quốc tế lớn hơn, Tokyo
được cho là sẽ lần đầu tiên tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng 11 năm qua.
Khoản tiền tăng thêm sẽ được dùng để tăng số lược quân nhân cũng như nâng cấp
khí tài. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Akitaka Saiki hôm qua triệu đại sứ Trung
Quốc ở Nhật để trao đổi về những "sự xâm nhập" của các tàu Trung Quốc tại khu
vực quần đảo tranh chấp suốt thời gian qua.
|
Phi cơ không người lái Global Hawk của Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Truyền thông Nhật Bản đưa tin Bộ Quốc phòng nước này hy vọng
trình làng máy bay không người lái Global Hawk gần các đảo tranh chấp trong
khoảng từ nay tới năm 2015, trong nỗ lực mới nhất nhằm đối phó với cả hoạt động
hải quân ngày một cứng rắn của Bắc Kinh ở khu vực này. Global Hawk được một đội
gồm ba người điều khiển từ xa và có thể bay liên tục tới 30 giờ ở độ cao tối đa
lên tới gần 20 km. Nó không có khả năng tấn công.
Mỹ đã triển khai loại máy bay trinh sát tiên tiến nói trên tới
đánh giá thiệt hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất
sóng thần hồi tháng 3/2011 ở bờ biển đông bắc Nhật Bản.
Nhu cầu của Nhật Bản trong việc cải thiện khả năng giám sát được
đề cao vào hồi cuối năm ngoái, khi radar của nước này thất bại trong việc phát
hiện một phi cơ tầm thấp của Trung Quốc khi nó bay vào quần đảo tranh chấp. Hãng
tin Kyodo trích lời một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật giấu tên cho biết các máy
bay không người lái sẽ được sử dụng để đối phó với sự cứng rắn ngày một gia tăng
của Trung Quốc trên biển, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Senkaku.
Trung Quốc tự chế UAV
Trung Quốc cũng không hề tỏ ra nao núng. "Nhật Bản vừa tiếp tục
bỏ ngoài tai những cảnh báo của chúng tôi rằng các tàu và máy bay của họ đã vi
phạm chủ quyền của chúng tôi", Sun Shuxian, một quan chức hải giám cấp cao, trả
lời phỏng vấn trên trang web của Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc. "Hành động
này có thể gây ra căng thẳng leo thang đối với tình hình trên biển và khiến
Trung Quốc phải lưu tâm cũng như đề cao cảnh giác".
Trung Quốc tháng trước cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị
thử nghiệm một loại máy bay không người lái được phát triển nội địa, vốn được
các nhà phân tích cho là giống như một bản sao của phi cơ không người lái X-47B
chuyên hoạt động cùng tàu sân bay của Mỹ. "Các công nghệ tấn công quan trọng sẽ
được thử nghiệm", China Daily cho biết nhưng không tiết lộ thêm chi tiết
nào.
Andrei Chang, tổng biên tập của Tạp chí Quốc phòng Kanwa tại
Canada, cho hay Trung Quốc có thể đang tìm cách phát triển những máy bay không
người lái có khả năng thực hiện những nhiệm vụ trinh sát xa tới Guam, nơi Mỹ
đang thiết lập sự hiện diện quân sự như một phần của chiến dịch chuyển dịch
trọng tâm sang châu Á - Thái Bình dương.
Trung Quốc đã ra mắt 8 mẫu phi cơ mới trong tháng 11/2012 tại
một triển lãm hàng không thường niên ở thành phố duyên hải miền nam Chu Hải. Các
hình ảnh của những mẫu máy bay này được đăng tải trên báo chí nhà nước Trung
Quốc. Tuy nhiên, theo ông Chang, những hình ảnh này cho thấy tham vọng của Trung
Quốc hơn là khả năng của nước này. "Chúng ta mới chỉ thấy những phi cơ này ở
dưới đấy, việc chúng có hoạt động tốt hay không sẽ khó hơn nhiều", Chang nhận
định.
|
Những chiếc phi cơ chiến đấu đời cũ J-6 có thể được Trung Quốc biến thành các máy bay không người lái cảm tử. Ảnh: Xinhua |
Cũng theo Tạp chí Quốc phòng Kanwa, Trung Quốc còn đang chuyển
các phi cơ chiến đấu cũ J-6 thành những máy bay không người lái theo dạng cảm tử
để sử dụng khi cần thiết.
Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng vọt trong thập kỷ
vừa qua, từ khoảng 20 tỷ USD trong năm 2002 lên gần 120 tỷ USD vào năm 2011,
trong khi chi tiêu quân sự của nước này có thể vượt qua thống kê tương tự của Mỹ
trong năm 2035. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính
thức ra mắt trong tháng 9/2012.
Một báo cáo hồi năm ngoái của Lầu Năm Góc thừa nhận lời đồn đoán
lâu nay về việc Trung Quốc đang phát triển một thế hệ các máy bay không người
lái tàng hình mới với tên gọi là Anjian hay Dark Sword. Các phi cơ này sẽ sở hữu
những năng lực có thể vượt mặt đội bay của Mỹ.
Tháng 10/2012, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin nước này
sẽ xây dựng 11 căn cứ máy bay không người lái dọc theo đường bờ biển cho tới năm
2015. "Với các quần đảo tranh chấp, ví dụ như Điếu Ngư, chúng ta không tụt hậu
nếu so về số lượng các tàu tuần tra hay tần suất tuần tiễu", China Radio
International dẫn lời một quan chức quân đội có tên Du Wenlong. "Vấn đề là ở khả
năng giám sát của chúng ta".
Các thông tin về quân sự Trung Quốc không phải lúc nào cũng được
công khai, nên những hiểu biết của giới quan sát về chương trình máy bay không
người lái của nước này khá hạn chế. Ron Huisken, một chuyên gia về an ninh Đông
Á tại đại học quốc gia Australia, cho rằng quân đội Trung Quốc dành quan tâm lớn
trong việc bảo vệ hình ảnh bí mật với bên ngoài. Ông cũng cho rằng khả năng xảy
ra đụng độ giữa các phi cơ không người lái Trung Quốc và Nhật Bản trong những
năm tới là rất cao.
Nhật Nam (theo
Guardian)
|
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/01/cuoc-dua-may-bay-khong-nguoi-lai-cua-trung-nhat/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten