vrijdag 22 maart 2013

Diễn từ đầu tiên & hình ảnh ĐGH Phanxicô ban phép lành đầu tiên cho thế giới

Diễn từ của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô
Đặng Tự Do3/15/2013

Chào anh chị em thân mến,

Tất cả anh chị em cũng biết nghĩa vụ của Mật Viện là bầu ra một Giám Mục Rôma. Có vẻ như là các hiền huynh Hồng Y của tôi đã phải đi đến cùng trời cuối đất để tìm một vị như thế... kết cuộc là... Tôi cảm ơn anh chị em về sự đón tiếp nồng nhiệt đã đến từ cộng đoàn giáo phận Rôma.

Trước hết tôi xin anh chị em hiệp ý trong lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 của chúng ta. . Tất cả chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện cho ngài, xin Chúa ban phép lành cho ngài và xin Đức Mẹ chở che ngài.

Lạy Cha chúng con ở trên trời. ..

Kính mừng Maria. ..

Sáng danh Đức Chúa Cha. ..

Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình của Đức Giám Mục và dân chúng thuộc Giáo Hội Rôma, là Giáo Hội lãnh đạo trong đức ái tất cả các Giáo Hội trên thế giới, một cuộc hành trình của tình huynh đệ trong yêu thương, và tin cậy lẫn nhau. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho thế giới có được một cảm nhận to lớn về tình huynh đệ. Hy vọng của tôi là cuộc hành trình của Giáo Hội mà chúng ta bắt đầu ngày hôm nay, cùng với sự giúp đỡ của vị Hồng Y Giám Quản của tôi, đem lại hiệu quả cho việc truyền giáo tại thành phố xinh đẹp này.

Và giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em, nhưng trước hết tôi xin anh chị em điều này. Trước khi tôi ban phép lành cho anh chị em xin anh chị em cầu xin Chúa ban phép lành cho tôi – trong lời cầu nguyện của người dân cho vị Giám Mục của mình. Anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi trong im lặng.

Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế thông báo rằng tất cả những ai nhận được phép lành, dù trực tiếp hay qua truyền hình, đài phát thanh hoặc bằng các phương tiện truyền thông mới đều nhận được ơn toàn xá theo các điều kiện quy định bởi Giáo hội.

Vị Hồng Y trưởng đẳng phó tế cũng đã cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng đoái thương bảo vệ Đức Giáo Hoàng để ngài có thể hướng dẫn Giáo Hội trong nhiều năm tới, và xin Chúa ban hòa bình cho Giáo Hội Ngài trên toàn thế giới.

Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã ban phép lành Urbi et Orbi – Cho Rôma và toàn thế giới. Ngài nói:

Giờ đây tôi sẽ ban phép lành cho anh chị em và cho toàn thế giới, và cho tất cả các người nam nữ thiện chí.

Thưa các anh chị em, tôi thân ái chào anh chị em. Cảm ơn anh chị em đã chào đón tôi. Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ sớm gặp lại anh chị em.

Ngày mai, tôi sẽ đi cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ bảo vệ Rôma.

Chúc anh chị em ngủ ngon!
 
 
Những hình ảnh ĐGH Phanxicô ban phép lành đầu tiên cho thế giới
VietCatholic Network3/14/2013
















































http://www.vietcatholic.com/News/Html/103393.htm

Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do3/18/2013

Lúc 11 giờ sáng thứ Bẩy, 16 tháng Ba, Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với giới truyền thông đang hiện diện tại Roma trong những ngày này.

Huy Hiệu Giáo Hoàng Chính Thức
Huy Hiệu Hồng Y
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết là số người xin đăng ký nhân dịp Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng là 5,683 người, và có 5,214 đơn được chấp nhận. Trong số này có 1,845 người thuộc giới báo chí và phóng viên, 1,036 người là nhân viên thu hình, 999 kỹ thuật viên, 595 người sản xuất chương trình, 414 nhiếp ảnh viên, 132 người thực hiện các chương trình truyền hình.

Con số trên đây không kể 650 ký giả đăng ký thường trực, gồm 400 ký giả báo chí, 57 nhiếp ảnh viên, 201 ký giả và nhân viên truyền hình.

Công việc kế tiếp của giới truyền thông đang có mặt tại Roma là tường trình về Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh – hay Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô (trước đây thường được gọi là Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng) sẽ diễn ra vào lúc 9h30 sáng thứ Ba 19 tháng Ba Lễ Kính Thánh Giuse. VietCatholic sẽ có chương trình truyền hình đặc biệt để tường thuật buổi lễ này.

Thị trưởng thành phố Rôma, ông Gianni Alemanno đã bày tỏ sự vui mừng vì buổi lễ đã được chọn vào ngày thứ Ba 19 tháng Ba. Ông Đô Trưởng cho biết trước đây ông nghĩ rằng buổi lễ này sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 17 tháng Ba.

Ngày 17 tháng Ba là ngày kỷ niệm ngày thống nhất đất nước Ý, với nhiều hoạt động nhộn nhịp trong đó có cuộc đua chạy việt dã marathon ở Rôma. Tuần trước ông nói rằng nếu lễ Đăng Quang của Đức Tân Giáo Hoàng diễn ra vào ngày Chúa Nhật, thì cuộc chạy đua việt dã sẽ được hoãn lại.

Tòa Thánh cũng đã công bố huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô mà nhiều người có lẽ sẽ thấy lần đầu vào ngày 19 tháng Ba tới đây.

Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng được dựa trên huy hiệu của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong đó phản ánh sự khiêm tốn của ngài và lòng tôn kính mà ngài dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Huy hiệu cũ của ngài được thêm thắt, sửa đổi đôi chút để tuân theo các quy tắc về huy hiệu của Đức Giáo Hoàng.

Huy hiệu cũ của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).

Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.

Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “MISERANDO ATQUE ELIGENDO” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.

Trong một nghĩa cử đại kết chưa từng có kể từ cuộc đại ly giáo vào năm 1054, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew I của Constantinople đã tuyên bố rằng ngài sẽ tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng.

Trả lời câu hỏi của báo chí, cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16 không có kế hoạch tham dự Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô của người kế nhiệm ngài.

Tưởng cũng nên biết là cha Federico Lombardi đã loan báo tin này vào sáng thứ Tư, tức là trước khi có kết quả bầu Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã hứa hỗ trợ và vâng phục Đức Tân Giáo Hoàng, nhưng hiển nhiên rằng ngài không muốn sự hiện diện của ngài trong buổi lễ gây ra phân tán chú ý.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết ban tối ngày 13/3/2013 sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện thoại thăm hỏi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và sẽ đến thăm ngài tại Castel Gandolfo trong những ngày tới đây.

http://www.vietcatholic.com/News/Html/103440.htm

Bài giảng của ĐTC Trong Ngày Lễ Đăng Quang GH 19-3-2013

Trong bài giảng tiếp đó bằng tiếng Ý, ĐTC nói:

Anh chị em thân mến,

Tôi cảm tạ Chúa vì được cử hành Thánh Lễ này, khai mạc sứ vụ Phêrô trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse, Hôn Phu của Đức Trinh Nữ Maria, và là Bổn Mạng của Giáo Hội: đây là một dịp trùng hợp đầy ý nghĩa và cũng là lễ bổn mạng của Vị Tiền Nhiệm Đáng Kính của tôi: chúng ta gần gũi ngài trong kinh nguyện, đầy lòng quí mến và biết ơn (vỗ tay).

Tôi thân ái chào các anh em Hồng y và Giám Mục, các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em giáo dân. Tôi cám ơn các đại diện của các Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội khác hiện diện nơi đây cũng như các đại diện của cộng đồng Do thái và các cộng đồng tôn giáo khác. Tôi gửi lời chào nồng nhiệt đến các vị Quốc trưởng và Thủ tướng chính phủ, các phái đoàn chính thức của bao nhiêu nước trên thế giới và ngoại giao đoàn.

Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng rằng “Giuse làm như Thiên Thần Chúa đã truyền và đón nhận hiền thê của mình” (Mt 1,24). Trong những lời này có gồm tóm sứ mạng mà Thiên Chúa ủy thác cho Giuse, sứ mạng làm người canh giữ. Nhưng canh giữ ai? Thưa là canh giữ Mẹ Maria và Chúa Giêsu, nhưng đó là một sự canh giữ được nới rộng cho toàn thể Giáo Hội, như Chân phước Gioan Phaolô 2 đã nhấn mạnh: “Thánh Giuse, vì yêu thương chăm sóc Mẹ Maria và vui mừng tận tụy giáo dục Đức Giêsu Kitô, như thế Ngài cũng giữ gìn và bảo vệ nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội, mà Đức Thánh Trinh Nữ là hình ảnh và gương mẫu” (Tông Huấn Redemptoris Custos, 1).

Thánh Giuse thi hành công việc canh giữ ấy như thế nào? Thưa một cách kín đáo, khiêm tốn, trong thinh lặng, nhưng với một sự hiện diện liên lỷ và trung tín hoàn toàn, cả khi Ngài không hiểu. Từ khi kết hôn với Mẹ Maria cho đến biến cố Chúa Giêsu 12 tuổi tại Đền thờ Jerusalem, Ngài ân cần yêu thương đồng hành trong mọi lúc. Ngài ở cạnh Maria Hiền thê của Ngài trong những lúc thanh thản cũng như trong những lúc khó khăn của cuộc sống, trong hành trình đi Bêlem để kiểm tra dân số, và trong những giờ hồi hộp và vui mừng của cuộc sinh hạ; trong lúc bi thảm tị nạn sang Ai Cập và trong cuộc vất vả tìm con tại Đền Thờ; và rồi trong cuộc sống hằng ngày tại nhà Nazareth, trong phòng làm việc nơi thánh nhân đã dạy nghề cho Chúa Giêsu.

Thánh Giuse đã sống ơn gọi gìn giữ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội như thế nào? Thưa trong sự luôn quan tâm để ý tới Thiên Chúa, cởi mở đối với những dấu hiệu của Chúa, sẵn sàng đối với dự phóng của Chúa, không phải tới điều riêng của mình, nhưng điều mà Thiên Chúa yêu cầu Vua Davít, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ I; Thiên Chúa không mong ước một nhà do con người làm ra, nhưng Chúa muốn lòng trung thành với Lời Ngài, với kế hoạch của Ngài; và chính Thiên Chúa xây dựng căn nhà, nhưng bằng những viên đá sống động nhờ Thánh Thần của Ngài. Và thánh Giuse là người “canh giữ”, vì Ngài biết lắng nghe Thiên Chúa, để cho thánh ý Chúa hướng dẫn, và chính vì thế thánh nhân càng nhạy cảm hơn đối với những người được ủy thác cho Ngài, biết đọc các biến cố một cách thực tế, chú ý đến những gì ở chung quanh và biết đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn. Các bạn thân mến, chúng ta thấy thánh Giuse đáp ứng ơn gọi của Chúa như thế nào, với thái độ sẵn sàng, mau mắn, nhưng chúng ta cũng thấy đâu là trung tâm điểm ơn gọi Kitô, là chính Chúa Kitô! Chúng ta hãy gìn giữ Chúa Kitô trong đời sống chúng ta, để giữ gìn những người khác, để giữ gìn thiên nhiên, công trình sáng tạo.

“Nhưng ơn gọi của người canh giữ không phải chỉ liên hệ đến các tín hữu Kitô chúng ta mà thôi, nhưng còn có một chiều kích đi trước và nhân bản, liên hệ tới tất cả mọi người. Đó là việc bảo tồn toàn thể thiên nhiên, vẻ đẹp của công trình tạo dựng, như được trình bày cho chúng ta trong Sách Sáng Thế và như thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta; đó là tôn trọng đối với mỗi thụ tạo của Thiên Chúa và môi trường trong đó chúng ta sinh sống. Đó là giữ gìn con người, chăm sóc tất cả mọi người, mỗi người, với tình yêu thương, đặc biệt là các trẻ em, người già, những người yếu đuối hơn và thường ở ngoài lề tâm hồn chúng ta. Đó là chăm sóc lẫn nhau trong gia đình: vợ chồng gìn giữ nhau, và trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc con cái, rồi với thời gian cả con cái cũng trở thành những người gìn giữ cha mẹ. Đó là sống những tình bạn chân thành, là một sự gìn giữ nhau trong sự tín nhiệm, trong sự tôn trọng và trong thiện ích. Xét cho cùng, tất cả đều được ủy thác cho sự gìn giữ của con người, và đó là một trách nhiệm liên hệ tới tất cả chúng ta. Anh chị em hãy trở thành những người gìn giữ hồng ân của Thiên Chúa.

“Và khi con người thiếu sót trách nhiệm của mình, khi chúng ta không chăm sóc công trình tạo dựng và các anh chị em chúng ta, thì khi ấy xảy ra sự tàn phá và con tim trở nên chai đá. Rất tiếc là trong mỗi thời đại, đều có những “vua Hêrôđê” đề ra những mưu đồ chết chóc, hủy hoại và bóp méo khuôn mặt của con người nam nữ.

Tôi muốn xin tất cả những người đang nắm giữ các vai trò trách nhiệm trong lãnh vực kinh tế, chính trị hoặc xã hội, tất cả những người thiện chí: “Chúng ta hãy trở thành những người gìn giữ công trình tạo dựng, gìn giữ kế hoạch của Thiên Chúa được ghi khắc trong thiên nhiên, giữ gìn tha nhân, môi sinh; chúng ta đừng để cho những dấu hiệu tàn phá và chết chóc tháp tùng hành trình của thế giới chúng ta! Nhưng để “gìn giữ” thì chúng ta cũng phải chăm sóc chính mình! Chúng ta hãy nhớ rằng oán ghét, ghen tương, kiêu ngạo làm cho cuộc sống bị nhơ bẩn! Gìn giữ có nghĩa là canh chừng những tâm tình chúng ta, con tim chúng ta, vì chính từ đó nảy sinh những ý hướng tốt hay xấu: những ý hướng xây dựng và những ý hướng hủy hoại! Chúng ta không được sợ sự tốt lành, và cũng đừng sợ sự dịu dàng!

“Và ở đây, tôi muốn ghi nhận thêm điều này: chăm sóc, giữ gìn, đòi phải có sự tốt lành, đòi phải được sống với sự dịu dàng. Trong các sách Phúc Âm, thánh Giuse xuất hiện như một người mạnh mẽ, can đảm, chuyên cần làm việc, nhưng trong tâm hồn Ngài trổi vượt một sự rất dịu dàng, đây không phải là đức tính của kẻ yếu, trái lại, nó chứng tỏ một tâm hồn mạnh mẽ và có khả năng chú ý, cảm thương, thực sự cởi mở đối với tha nhân, yêu thương. Chúng ta không được sợ sự tốt lành và dịu dàng!

“Ngày nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân GM Roma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính. Dĩ nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì thế? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn giắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin, của thánh Giuse và như thánh nhân, mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, người trần trụi, bệnh nhân, tù nhân (Xc Mt 25,31-46). Chỉ những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết giữ gìn!

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người “đã tin, kiêm vững trong niềm hy vọng bất chấp mọi nghịch cảnh” (Rm 4.18). Kiên vững trong niềm hy vọng, bất chấp mọi nghịch cảnh! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu chân trời đen xám, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chính chúng ta trao ban hy vọng. Giữ gìn công trình tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn dịu dàng và yêu thương, đó chính là mở rộng chân trời hy vọng, là mở ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây mù, là mang sức nóng hy vọng! Và đối với tín hữu, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang có chân trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng trên đá tảng là Thiên Chúa.

“Giữ gìn Chúa Giêsu với Mẹ Maria, giữ gìn toàn thể công trình sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là một công tác phục vụ mà Giám Mục Roma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi làm cho ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến điều Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!

“Tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Linh tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi nói với tất cả anh chị em rằng: xin cầu nguyện cho tôi! Amen





Video: Cử chỉ vinh dự Đức Tân Giáo Hoàng dành cho Đức Hồng Y J.B. Phạm Minh Mẫn
VietCatholic Network3/22/2013


Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới

Lúc 11 giờ sáng thứ Sáu 15 tháng Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có buổi tiếp kiến chính thức với Hồng Y Đoàn. Ngài đã chuẩn bị một bài phát biểu ngắn gọn, nhưng ngài thường xuyên dừng lại để thêm các lời bình luận tự phát và ngẫu hứng. Đây là phong cách mới đánh dấu sự khởi đầu triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha. Sau bài phát biểu của Đức Hồng Y Angelo Sodano, Đức Tân Giáo Hoàng đã đứng dậy để chào đón vị Hồng Y niên trưởng, ngài bị vấp té nhưng đã phản ứng một cách nhanh chóng và lấy lại thăng bằng của mình.

Đức Tân Giáo Hoàng đã cảm ơn các vị Hồng Y về những phát biểu trong thời gian trước khi bắt đầu Cơ Mật Viện và đặc biệt là những ngày khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng trong nhà nguyện Sistina. Theo Đức Thánh Cha, Chúa Thánh Thần đã có một vai trò không thể phủ nhận.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói:

"Thật thú vị và tôi nghĩ rằng chính là Chúa Thánh Thần đã tạo ra một sự khác biệt trong Giáo Hội. Đấng An Ủi dường như là một tông đồ về một tháp Babel kết hợp tất cả những sự khác biệt, không phải bằng cách coi mọi thứ như nhau, nhưng bằng cách hài hòa chúng. "

Đức Tân Giáo Hoàng đã bày tỏ đầy lòng quí mến và biết ơn sâu xa đối với vị Tiền Nhiệm của ngài là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 là người đã củng cố và làm phong phú hóa Giáo Hội nhờ những giáo huấn lỗi lạc, lòng từ nhân, niềm tin, sự khiêm tốn và hiền dịu của ngài.

Đức Tân Giáo Hoàng cũng xin các vị Hồng Y cầu nguyện cho Đức Hồng Y Mejía đã bị đột quỵ gần đây. Nhận thấy nhiều vị Hồng Y đã cao tuổi, Đức Thánh Cha đã khích lệ các ngài.

Đức Thánh Cha nói:

"Các hiền huynh thân mến, chúng ta hãy can đảm. Một nửa trong chúng ta đã cao niên. Nhưng tuổi già là nguồn gốc của sự khôn ngoan. Người già là tòa khôn ngoan về cuộc sống. Tôi nhớ đến cụ già Simeon, và bà cụ Anna trong Đền thờ. Chính sự khôn ngoan ấy đã làm cho họ nhận ra Chúa Giêsu rõ ràng. Chúng ta hãy trao ban sự khôn ngoan về cuộc sống ấy cho giới trẻ. Sự khôn ngoan cũng giống như rượu vang tốt, càng ngày càng ngon hơn. Hãy truyền sự khôn ngoan này cho các thế hệ khác. "

Đích thân Đức Giáo Hoàng chào từng vị Hồng Y tạo ra một cảm giác ấm áp trong Hồng Y Đoàn. Ngài mỉm cười khá thường xuyên và làm cho người khác cười cũng.

Ngài đặc biệt bày tỏ lòng kính trọng đối với các Hồng Y đến từ các quốc gia nơi Giáo Hội đang phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn như ngài đã lập tức đeo vào tay một chiếc vòng khắc chữ "Tôi tin vào Thiên Chúa" đã được Đức Hồng y Napier của Nam Phi trao tặng. Đối với vị Hồng Y Việt Nam, ngài còn kính cẩn hôn lên bàn tay của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn của tổng giáo phận Sàigòn.

Video: Thánh Lễ Khởi Đầu Sứ Vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô
VietCatholic Network3/22/2013


Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới

Trong cuộc họp báo trưa ngày thứ Hai 18 tháng Ba, cha Federico Lombardi đã lưu ý các ký giả nên tránh dùng cụm từ “Lễ Đăng Quang Giáo Hoàng”. Thuật ngữ chính thức của buổi lễ hôm nay là Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô hay Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh vì khi kế vị Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng là Đức Giám Mục Roma, ngài cai quản trong tình yêu chứ không phải trong quyền bính thống trị người khác. Hơn thế nữa, buổi lễ này rất phong phú với các biểu tượng cho thấy mối liên kết giữa Đức Giáo Hoàng và Thánh Phêrô. Thật vậy, buổi lễ được bắt đầu tại chính địa điểm, mà theo truyền thống, Thánh Phêrô đã chịu tử đạo.

Trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô, ở phía bên trái là 250 Giám Mục và Tổng Giám Mục và 33 đoàn đại biểu từ các Giáo Hội Kitô anh em gồm có Đức Thượng Phụ Đại kết Bartholomew Đệ Nhất, Thượng Phụ tối cao Giáo Hội Armênia Tông Truyền Karekin Đệ Nhị; Đức Tổng Giám Mục Hilarion của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Tổng giám mục Anh giáo Sentamu; thư ký của Hội đồng các Giáo Hội thế giới Fykse Tveit, và đông đảo các thượng phụ của các Giáo Hội Chính Thống tại Trung Đông.

Về phía bên tay phải là đại diện của 132 quốc gia trong đó có 6 vị Hoàng Đế, 31 vị Tổng Thống, 11 vị Thủ Tướng và các vị Phó Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội...

Xa hơn một chút, bên phía bức tượng thánh Phêrô có 16 thành viên của các tổ chức Do Thái Giáo như cộng đoàn Do Thái ở Rôma, Liên Hiệp Do Thái Giáo Thế Giới, Rabbi trưởng của Do Thái tại Thánh Địa Giêrusalem, Công Nghị Do Thái Thế Giới, Liên Đoàn Chống Phỉ Báng Do Thái... và đại diện của Hồi Giáo, Phật Giáo, Đạo Sikhs. Các vị này ngồi chung với 1200 linh mục và chủng sinh là những người sẽ phụ giúp trong việc trao Mình Thánh Chúa.

Phía bên dưới tượng Thánh Phaolô là các vị đại sứ các nước cạnh Tòa Thánh và chính quyền dân sự Italia.

Bên cạnh đó còn có hàng trăm ngàn anh chị em tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, lấn sang Đại Lộ Hòa Giải.

Lúc 8h45, Đức Giáo Hoàng đã rời Domus Sanctae Marthae, nơi ngài đang dùng làm văn phòng tạm thời. Ngài di chuyển qua đám đông trong các khu vực khác nhau của quảng trường để chào đón anh chị em. Trong lúc di chuyển trên chiếc popemobile để chào thăm anh chị em tín hữu, Đức Thánh Cha đã thấy một người khuyết tật.

Ngài yêu cầu tài xế dừng lại. Ngài tiến đến người khuyết tật, ngỏ lời cảm ơn ông đã đến dự lễ và ban phép lành cho ông giữa tiếng hoan hô vang dậy của các tín hữu chung quanh.

Bây giờ chúng tôi thấy Đức Thánh Cha tiến vào Đền thờ Thánh Phêrô và tiến lên bàn thờ chính được xây trên mộ Thánh Phêrô trong khi một dàn kèn đồng 14 chiếc thổi bài “Tu es Petrus”. Bên cạnh Đức Thánh Cha là 10 vị trong đó có 4 vị Thượng Phụ và 6 vị khác là các Tổng Giám Mục Trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Nghi Lễ Đông Phương.

Tại ngôi mộ Thánh Phêrô, các nghi thức rất cảm động đã diễn ra và những người tham dự đứng bên ngoài Đền thờ Thánh Phêrô có thể theo dõi qua các màn ảnh truyền hình rất lớn.

Giờ đây, Đức Thánh Cha đang tiến ra trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô để bắt đầu thánh lễ. Ca đoàn hát vang bài "Laudes Regiae" (Chúa Kitô là Vua) với một số lời nhạc trích từ Hiến Chế "Lumen Gentium", tức là “Ánh Sáng Muôn Dân” của Công Đồng Vatican II về Giáo Hội.

Trước hết, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, là Hồng Y trưởng đẳng Phó Tế, là người đã công bố Habemus Papam tối thứ Tư tuần trước đã khoác lên vai Đức Giáo Hoàng một dây Pallium làm bằng lông chiên giống như dây Pallium của các Tổng Giám Mục. Tuy nhiên, trên dây Pallium của Đức Giáo Hoàng có 5 dấu Thánh Giá màu đỏ; trong khi các dấu thánh giá này màu đen trên dây của các Tổng Giám Mục.

Đức Hồng Y Daneels, Hồng Y trưởng đẳng Linh Mục đã đọc một lời nguyện trước khi Đức Hồng Y niên trưởng Angelo Sodano, là Hồng Y trưởng đẳng Giám Mục trao nhẫn Ngư Phủ cho Đức Giáo Hoàng. Trên chiếc nhẫn có khắc hình Thánh Phêrô với chiếc chìa khóa tiêu biểu cho chìa khóa nước Trời. Chiếc nhẫn này làm bằng vàng và bạc và được thiết kế bởi Enrico Manfrini cho Đức Tổng Giám Mục Macchi là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Đức Tổng Giám Mục Macchi, qua trung gian của Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thay vì làm một chiếc nhẫn Ngư Phủ mới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng chiếc nhẫn này làm nhẫn Ngư Phủ của ngài.

Bây giờ chúng tôi thấy 6 vị Hồng Y, 2 vị đại diện cho các Hồng Y đẳng Phó Tế, 2 vị đại diện cho các Hồng Y đẳng Linh Mục, và 2 vị đại diện cho các Hồng Y đẳng Giám Mục tiến đến trước Đức Giáo Hoàng để tỏ lòng tuân phục. Tưởng cũng nên nói thêm là sau khi Cơ Mật Viện đã bầu được Đức Giáo Hoàng thì tất cả các Hồng Y cũng đã bày tỏ sự tuân phục với ngài. Đồng thời, trong thánh lễ tới đây tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là Vương Cung Thánh Đường của giáo phận Rôma, các Giám Mục, linh mục và anh chị em tín hữu Rôma sẽ bày tỏ sự tuân phục như trong buổi lễ này.

Đồng tế với ngài có 180 vị gồm có các vị Hồng Y đang có mặt tại Rôma, các vị Tổng Giám Mục các Giáo Hội Công Giáo Nghi Lễ Đông Phương và đặc biệt là hai linh mục là cha Adolfo Nicolas Pachon, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên; và cha José Rodriguez Carballo, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Anh En Hèn Mọn hay còn gọi là Dòng Thánh Phanxicô.

Trong Kinh Cầu Thánh, sau khi cộng đoàn kêu cầu các Thánh Tông Đồ, có thêm những lời cầu hướng đến các Thánh Giáo Hoàng, kể cả các Thánh mới được phong Thánh gần đây như Thánh Giáo Hoàng Piô X, là vị Giáo Hoàng đã được phong Thánh ngày 29 tháng 5 năm 1954.

Thánh lễ diễn ra trong bối cảnh Lễ Trọng Kính Thánh Giuse, do đó các bài đọc và bài Tin Mừng là những bài chúng ta nghe trong Lễ Trọng Kính Thánh Giuse; không có các bài đọc riêng trực tiếp liên quan đến các nghi thức Khai Mạc Sứ Vụ Thánh Phêrô.

Tin Mừng đã được công bố bằng tiếng Hy Lạp, như trong trường hợp những lễ trọng cao nhất, để cho thấy rằng Giáo Hội phổ quát được tạo thành từ những truyền thống của cả Tây phương lẫn Đông phương.

Trong bài giảng bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

"Tôi cảm tạ Chúa là tôi có thể cử hành Thánh Lễ Khởi Đầu Sứ Vụ Phêrô của tôi trong ngày lễ trọng kính Thánh Giuse, người phối ngẫu của Đức Trinh Nữ Maria và là Quan Thầy của Giáo Hội Hoàn Vũ. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy ý nghĩa, và đó cũng là ngày lễ bổn mạng của người tiền nhiệm đáng kính của tôi: chúng ta gần gũi với ngài trong lời cầu nguyện, với đầy lòng thương mến và biết ơn.

Tôi gởi lời chào nồng nhiệt đến các Hồng Y và Giám Mục anh em của tôi, các linh mục, phó tế, các tu sĩ nam nữ, và tất cả anh chị em tín hữu. Tôi cám ơn các vị đại diện cho các Giáo Hội và các cộng đồng giáo hội khác, cũng như đại diện của cộng đồng Do Thái và các cộng đồng tôn giáo khác về sự hiện diện của họ trong buổi lễ này. Lời chào thân ái của tôi xin được gởi đến những vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, các thành viên của các đoàn đại biểu chính thức từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới, và quý vị trong ngoại giao đoàn.

Trong Tin Mừng, chúng ta đã nghe rằng "Giuse đã làm như sứ thần Chúa truyền cho ông và nhận Maria làm vợ" (Mt 1:24). Những lời này cho chúng ta thấy nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho Thánh Giuse: Ngài được đặt để như người giám hộ, người bảo vệ. Người bảo vệ của ai? Thưa, của Đức Maria và Chúa Giêsu; nhưng sự bảo vệ này tiếp đó được mở rộng ra cho Giáo Hội, như Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chỉ ra: "Khi Thánh Giuse chăm sóc yêu thương Mẹ Maria và vui vẻ tận hiến đời ngài trong việc nuôi dạy Chúa Giêsu Kitô, ngài đã chăm sóc và bảo vệ Nhiệm Thể Chúa Kitô, là Giáo Hội, trong đó Đức Trinh Nữ Maria là mẫu mực và một điển hình"(Redemptoris Custos, 1).

Thánh Giuse thực hiện vai trò của mình là người bảo vệ như thế nào? Thưa, kín đáo, khiêm nhường và lặng lẽ, nhưng với một sự hiện diện và lòng trung thành tuyệt đối không bao giờ lay chuyển, ngay cả khi ngài cảm thấy khó có thể hiểu được. Từ thời điểm hứa hôn của mình với Đức Maria cho đến biến cố tìm được Chúa Giêsu mười hai tuổi trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, ngài hiện diện ở mọi thời điểm với sự chăm sóc từ ái. Là phu quân của Đức Maria, ngài bên cạnh Mẹ trong mọi thời điểm lúc thịnh vượng cũng như lúc gian truân, trên hành trình đến Bethlehem trong cuộc điều tra dân số và trong những giờ phút lo lắng và vui mừng khi Mẹ hạ sinh hài nhi Giêsu, giữa những gian nan của chuyến đi trốn sang Ai Cập và trong thời gian khắc khoải tìm kiếm con trong Đền Thờ, và sau này trong cuộc sống ngày qua ngày dưới mái nhà Nazareth, trong xưởng mộc, nơi ngài truyền nghề lại cho Chúa Giêsu.

Làm thế nào Thánh Giuse có thể đáp lại lời mời gọi bảo vệ Mẹ Maria, Chúa Giêsu và Giáo Hội? Thưa, nhờ liên tục chú tâm vào Thiên Chúa, mở lòng mình ra cho những dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài và tiếp nhận kế hoạch của Thiên Chúa, chứ không phải chỉ biết đến ý riêng của mình mà thôi. Đây là những gì Thiên Chúa đã đòi hỏi nơi David, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ Nhất. Thiên Chúa không thích đền đài con người xây nên, nhưng là lòng trung tín của họ với lời Người, với kế hoạch của Người. Chính Thiên Chúa xây dựng nên đền đài, nhưng từ những viên đá sống động được ghi dấu ấn bởi Thần Khí của Người. Thánh Giuse là một “người bảo vệ" vì ngài có thể nghe tiếng Chúa và được hướng dẫn bởi thánh ý chí của Người, và vì thế, ngài nhạy cảm hơn đối với những người được ủy thác cho sự bảo vệ an toàn của ngài. Ngài có thể nhìn vào sự vật một cách thiết thực, và nhạy cảm với thực tại môi trường xung quanh của mình, để có thể đưa ra những quyết định thực sự khôn ngoan. Nơi ngài, các bạn thân mến, chúng ta học được cách đáp lại tiếng Chúa một cách sẵn sàng và hoan hỉ, nhưng chúng ta cũng thấy cốt lõi của ơn gọi Kitô, là Chúa Kitô! Chúng ta hãy bảo vệ Chúa Kitô trong cuộc sống của chúng ta, để chúng ta có thể bảo vệ những người khác, để chúng ta có thể bảo vệ kỳ công sáng tạo!

Tuy nhiên, ơn gọi trở nên một "người bảo vệ", không phải là một cái gì đó chỉ liên quan đến các Kitô hữu chúng ta mà thôi, ơn gọi ấy cũng có một chiều kích thuần túy nhân bản, liên quan đến tất cả mọi người. Nó có nghĩa là bảo vệ tất cả các kỳ công sáng tạo, bảo vệ vẻ đẹp của thế giới đã được tạo ra, như sách Sáng Thế và Thánh Phanxicô Assisi đã chỉ cho chúng ta thấy. Nó có nghĩa là tôn trọng mỗi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng môi trường mà chúng ta đang sống. Nó có nghĩa là bảo vệ con người, thể hiện mối quan tâm yêu thương với mỗi người, đặc biệt là trẻ em, người cao niên, những người túng quẫn, là những người thường khi chúng ta nghĩ đến sau cùng. Nó có nghĩa là chăm sóc cho nhau trong gia đình của chúng ta: trước hết là vợ chồng phải bảo vệ lẫn nhau, và sau đó, trong tư cách là cha mẹ, họ chăm sóc cho con cái, và chính trẻ em, đến lượt mình lại bảo vệ cha mẹ của họ. Nó có nghĩa là xây dựng tình bạn chân thành trong đó chúng ta bảo vệ nhau trong sự tin tưởng, tôn trọng và lòng nhân hậu. Như thế, tất cả mọi thứ đều được giao cho chúng ta bảo vệ, và tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó. Hãy trở nên những người bảo vệ những ân sủng của Thiên Chúa!

Bất cứ khi nào con người không gánh trách nhiệm này, bất cứ khi nào chúng ta không quan tâm chăm sóc thiên nhiên và anh chị em chúng ta, con đường dẫn đến sự hủy diệt được mở ra và những con tim chai cứng lại. Thật thảm thương, trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có "những Herôđê" là những kẻ âm mưu gieo rắc cái chết, tàn phá, và huỷ hoại dung nhan của những người nam nữ.

Tôi cầu mong tất cả những người nắm giữ những vị trí trách nhiệm trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, và tất cả những người nam nữ thiện chí hãy vui lòng trở thành những “người bảo vệ" kỳ công sáng tạo, bảo vệ kế hoạch của Thiên Chúa ghi khắc trong tự nhiên; hãy là những người bảo vệ của nhau và của môi trường. Xin đừng để những điềm báo của sự hủy diệt và cái chết có thể tháp tùng như hình với bóng với những tiến bộ của thế giới này! Tuy nhiên, để có thể là "người bảo vệ", chúng ta cũng phải cảnh giác về chính mình! Chúng ta đừng quên rằng hận thù, ghen tị và kiêu hãnh làm ô uế cuộc đời ta! Là người bảo vệ, do đó, cũng có nghĩa là canh giữ những cảm xúc của chúng ta, canh giữ con tim chúng ta, bởi vì chúng là chỗ ngự trị của cả những ý định tốt và xấu: cả những ý định xây dựng lẫn đập bỏ! Chúng ta đừng sợ lòng tốt hoặc thậm chí là sự dịu dàng!

Ở đây tôi muốn nói thêm một điều nữa: chăm sóc, bảo vệ, đòi hỏi lòng tốt, tức là đòi hỏi một sự dịu dàng nhất định. Trong Phúc Âm, Thánh Giuse xuất hiện như một người đàn ông mạnh mẽ và can đảm, một người thợ, nhưng nơi con tim của ngài, chúng ta thấy một sự dịu dàng lớn lao, không phải là tính cách của một kẻ hèn yếu nhưng là một dấu hiệu của một sức mạnh tinh thần và một khả năng hướng đến sự quan tâm, lòng nhân hậu, sự cởi mở chân thành đối với tha nhân, và hướng đến tình yêu. Chúng ta đừng sợ lòng tốt hoặc thậm chí là sự dịu dàng!

Hôm nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành thánh lễ khởi đầu sứ vụ của tân Giám Mục Rôma, người Kế Vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính nhất định. Cố nhiên Chúa Giêsu Kitô đã ban quyền cho thánh Phêrô, nhưng đó là quyền bính gì? Sau ba câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô về tình yêu, có 3 lời mời gọi: hãy chăn các chiên con, hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ và cả Giáo Hoàng, để thi hành quyền bính này, ngày càng phải tiến sâu hơn vào việc phục vụ ấy, việc phục vụ có tột đỉnh sáng ngời trên Thập Giá; Giáo Hoàng phải được linh hứng bởi sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, trung tín của thánh Giuse và như thánh nhân, ngài phải mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và đón nhận với lòng từ ái toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất, những người mà thánh Mathêu mô tả trong cuộc phán xét chung về đức bác ái: những người đói, khát, ngoại kiều, những người trần trụi, đau yếu, tù đày (Xc Mt 25,31-46). Chỉ những ai phục vụ với lòng yêu mến mới biết làm sao để bảo vệ!

Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô nói về Abraham, người “hy vọng và vững tin” (Rm 4.18). Hy vọng và vững tin! Cả ngày nay, đứng trước bao nhiêu viễn ảnh đen tối, chúng ta cần thấy ánh sáng hy vọng và chúng ta phải là những người trao ban hy vọng. Để bảo vệ kỳ công tạo dựng, mỗi người nam nữ, với cái nhìn từ ái, hãy mở rộng chân trời hy vọng, vạch ra một luồng sáng giữa bao nhiêu mây mù, và mang đến hơi ấm của những tia hy vọng! Đối với những ai có niềm tin, đối với các tín hữu Kitô chúng ta, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng mà chúng ta mang đến là một chân trời của Thiên Chúa được mở rộng cho chúng ta trong Chúa Kitô, được xây dựng trên đá tảng là Thiên Chúa.

Hãy bảo vệ Chúa Giêsu và Mẹ Maria, hãy giữ gìn toàn thể kỳ công sáng tạo, giữ gìn mỗi người, đặc biệt là người nghèo nhất, giữ gìn chính chúng ta; đó là sứ vụ mà Giám Mục Rôma được kêu gọi chu toàn, nhưng đó cũng là ơn gọi mà tất cả chúng ta được mời gọi; để ngôi sao hy vọng được chiếu sáng rạng ngời: Chúng ta hãy gìn giữ với lòng yêu mến những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta!

Tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Giuse, của thánh Phêrô và Phaolô, thánh Phanxicô, xin Chúa Thánh Thần tháp tùng sứ vụ của tôi, và tôi xin tất cả anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi!

Amen

Trong phần Dâng của Lễ, ca đoàn đã hát bài “Tu es pastor ovium” (Ngài là Mục Tử Đoàn Chiên) là một sáng tác của Pierluigi da Palestrina được viết riêng trong dịp này.

Vào cuối buổi lễ, và sau khi thay áo lễ, Đức Giáo Hoàng đã đi đến bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường, nơi ngài đã chào đón những người đứng đầu đoàn đại biểu chính thức từ các quốc gia khác nhau.

Sau khi tiếp kiến các nhà lãnh đạo các nước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không quên các linh mục, chủng sinh và anh chị em giáo dân về những đóng góp của họ trong thánh lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của ngài. Ngài tiến đến chỗ các chủng sinh và các linh mục phụ giúp trong thánh lễ để cám ơn và trò chuyện rất lâu với các giáo sĩ và anh chị em bên trong Đền thờ Thánh Phêrô trước khi trở về nhà trọ Thánh Mátta để dùng bữa trưa.

Sau đó, ngài trở về Marthae Domus Sanctae để ăn trưa.

Các đoàn đại biểu khác đã được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti ngoại trưởng Toà Thánh tiếp kiến.
Video nhạc: PHANXICÔ, bài hát chào mừng đức tân Giáo hoàng Phanxicô
Hkmcntmh, ca đoàn Cecilia, Bergen Na Uy3/17/2013



Phanxicô
Nhạc và lời: hkmctntmh
Ca đoàn Cecilia, Bergen Na Uy,
Nhóm Thánh Vịnh Na Uy thực hiện


1.Assisi, nơi anh sinh ra, nơi anh lớn lên, nơi anh dấu yêu. Átxidi, nơi anh đi vào đời, nơi anh gặp cuộc đời, cuộc đời thương đau. Átxidi, nơi anh đi qua, nơi anh đã xem, nơi anh đã nghe. Átxidi, anh nghe lời mời gọi, anh chọn Tình yêu Chúa Trời.

ĐK:Phanxicô lìa xa gia thế, Phanxicô từ bỏ lợi danh, Phanxicô trở nên nghèo khó, nhưng Chúa đã cất nhắc người lên. Phanxicô lời con vang hát, Phanxicô lời con yêu mến, Phanxicô lời con tha thiết, đoái thương nghe lời con nguyện cầu.

2.Dấu chân anh, tình thương vươn lên, hoa tươi thắm thêm, hương thơm ngát bay. Trái tim anh, anh đem cho người nghèo, trong tâm tình dạt dào, hòa dịu thương đau. Dẫu mai sau, thời gian qua mau, không gian có phai, không phai bóng anh. Anh vinh quang bên Cha Hiền tuyệt vời, anh được hiển vinh cõi trời. (vào Điệp Khúc)
http://vietcatholic.net/News/Html/103454.htm

Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15-21/03/2013 - Tuần đầu tiên của Triều Giáo Hoàng Phanxicô
VietCatholic Network3/22/2013


Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới



1. Đức Thánh Cha gặp gỡ đại diện các tôn giáo bạn

Đức Thánh Cha Phanxicô tái bày tỏ quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo theo đuổi con đường đại kết với các Giáo Hội Kitô và tăng cường tình thân hữu với các tôn giáo bạn trong buổi tiếp kiến trưa hôm thứ Tư 20 tháng Ba, dành cho 33 phái đoàn thuộc các Giáo Hội và Cộng đồng Kitô và các tôn giáo khác về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ của ngài một ngày trước đó.

Trong số các vị đại diện, có 10 phái đoàn thuộc các Giáo Hội Chính Thống Byzantine, 5 thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông phương, trong đó có Giáo Hội Arménia Tông Truyền, Chính Thống Copte Ai Cập, và Chính Thống Syria. Về phía các Giáo Hội Kitô tây phương, có phái đoàn của Liên hiệp Anh giáo, Công Giáo Cổ, Liên hiệp Tin Lành Luther, Methodist, Cải Cách, Baptist, Mennonite... Ngoài ra có các đại diện của Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, đạo Sikh và Jaina.

Đức Thượng Phụ Bartolomêô Đệ Nhất, là Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, và cũng là vị Thượng Phụ danh dự chung của Chính Thống giáo đã lên tiếng chào mừng Đức Thánh Cha. Ngài nói:

"Thưa Đức Thánh Cha, khi đề cao sự khiêm nhường, ngài làm rõ rằng đây là đường lối chủ đạo của ngài. Hành động này thôi đã lấp đầy trái tim của các tín hữu cũng như tất cả mọi người trên toàn thế giới với hy vọng. ¨

Đây là lần đầu tiên sau cuộc đại ly giáo năm 1054, Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Constantinople đã đến dự lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Bartolomêô Đệ Nhất, Đức Thánh Cha nhắc đến Năm Đức Tin do vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 , đề xướng cho Giáo Hội Công Giáo, ngài muốn tiếp tục sáng kiến này đồng thời hy vọng đó là một khích lệ cho hành trình đức tin của mọi người.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, tất cả chúng ta đều cảm thấy gắn bó sâu xa với lời nguyện của Chúa Cứu Thế trong Bữa Tiệc Ly, lời cầu xin của Chúa “Ứơc gì tất cả chúng được nên một”. Chúng ta hãy xin Chúa Cha từ bi cho chúng ta được sống trọn vẹn niềm tin chúng ta đã nhận lãnh như hồng ân trong ngày chúng ta chịu phép rửa và có thể làm chứng trong tự do, vui tươi và can đảm. Đó sẽ là việc phục vụ tốt nhất của chúng ta cho chính nghĩa hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, một việc phục vụ hy vọng cho một thế giới còn bị chia rẽ, đố kỵ và cạnh tranh. Hễ chúng ta càng trung thành với thánh ý Chúa, trong tư tưởng, lời nói, và hoạt động, thì chúng ta càng thực sự tiến tới hiệp nhất”.

Bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa, là Đức Thượng Phụ Hilarion, cũng nằm trong số các vị khách. Đức Giáo Hoàng Francis nhấn mạnh rằng Giáo Hội được cam kết thúc đẩy sự hiệp nhất giữa các tín hữu, đặc biệt là trong bối cảnh Giáo Hội đang cử hành Năm Đức tin và kỷ niệm lần thứ 50 Công Đồng Vatican II.

Đức Thánh Cha nói:

"Tôi muốn đảm bảo với anh chị em rằng tôi sẽ theo bước chân của vị tiền nhiệm của tôi, trong sự cởi mở và cam kết đối thoại đại kết. Tôi cũng muốn nhân dịp này cảm ơn Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp nhất Kitô giáo. "

Đức Thánh Cha cũng chào đón các đại diện Do Thái và Hồi giáo. Ngài xác nhận mối quan hệ đặc biệt của họ với Giáo Hội, trong khi kêu gọi họ dấn thân mạnh mẽ trong việc chung sống hòa bình.

Đức Thánh Cha nói:

"Giáo hội Công giáo nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc thúc đẩy tình hữu nghị và sự tôn trọng giữa những người nam nữ của các truyền thống tôn giáo khác nhau. Đây là một điểm tôi muốn nhắc lại một lần nữa: đó là thúc đẩy tình hữu nghị và sự tôn trọng giữa những người nam nữ của các truyền thống tôn giáo khác nhau. "

Sau bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng chào đón các đại diện, từng người một. Có lẽ lời chào thân thiện nhất đến từ một giáo sĩ Do Thái quen biết từ Buenos Aires, đó là thành phố nơi Đức Hồng Y Bergoglio là tổng giám mục.

2. Đức Thánh Cha gặp gỡ đại diện các quốc gia

Đức Thánh Cha Francis chào đón 132 đoàn đại biểu chính thức đến Rome, để chúc mừng ngài trong lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô. Ngài chào đón họ trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Các đoàn đại biểu nổi bật nhất là những người từ Á Căn Đình và Italia. Trong số những người đứng đầu nhà nước có 6 vị Hoàng Đế, 31 vị Tổng Thống, 11 vị Thủ Tướng và các vị Phó Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội.. .

10 vị nguyên thủ của các quốc gia từ Mỹ Châu Latinh đã tham dự thánh lễ. Trong số đó có Tổng thống Chile Sebastian Piñera, cùng với phu nhân đã xin Đức Giáo Hoàng làm phép cho các ảnh tượng. Tổng thống Ecuador, Rafael Correa đã mang theo bà mẹ của mình đến tham dự Thánh Lễ.

Tổng thống Brazil Vilma Roussef cũng có mặt, cùng với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto. Phu nhân tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một cái mũ Giáo hoàng.

Phó Tổng thống Joseph Biden dẫn đầu phái đoàn của Hoa Kỳ. Thủ tướng Angela Merkel của Đức cũng tham dự, cùng với hoàng tử của Tây Ban Nha và công chúa, đi cùng tổng thống Mariano Rajoy.

Các nước mà Kitô hữu chỉ là thiểu số, cũng có đại diện, như Bahrain, Morocco, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Thánh Cha đã chào nhau của đoàn đại biểu và chú ý đặc biệt đến các nước đang có chiến tranh hoặc xung đột bạo lực.

3. Đức Thánh Cha cám ơn các ký giả đưa tin về Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều ký giả đang hoạt động tại Vatican. Sáng thứ Bẩy, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các ký giả để cảm ơn họ vì công việc của họ trong thời gian Cơ Mật Viện bầu Giáo hoàng. Một số nhà báo đã có cơ hội để gặp riêng với Đức Giáo Hoàng như nhà báo Ý Alessandro Forlani, một người khiếm thị.

Alessandro FORLANI, ký giả của thông tấn xã RAI nói:

"Tôi đã ôm ấp rất nhiều điều để nói với ngài. Nhưng khi đứng trước ngài thì tôi ú ớ chẳng nói được điều gì cả. "

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng giúp anh.

Alessandro FORLANI kể:

"Đức Giáo Hoàng hỏi tôi, Anh tên là gì, anh làm công việc gì? Lúc đó tôi mới mở miệng được để xin ngài ban phép lành cho con gái tôi, vợ tôi và ngài đã làm ngày.”

Cha JAVIER SOTERAS, một nhà báo và giám đốc một đài phát thanh Công Giáo Á Căn Đình đã từng làm việc với Đức Thánh Cha ở Buenos Aires đã ôm Đức Thánh Cha vui mừng thấy ngài được bầu vào ngôi Giáo Hoàng.

Cha JAVIER SOTERAS Giám đốc, Radio Maria của Á Căn Đình nói:

"Tôi đã đưa ngài tấm ảnh một em bé bị bệnh rất nặng là con của một ký giả đứng đây. Ngài hỏi tôi, "Cháu tên là gì? Tôi trả lời rằng tôi không biết. "Tôi sẽ cầu nguyện cho cháu," ngài nói và chụp lấy bức ảnh và tôi chắc chắn rằng ngài sẽ cầu nguyện nhiều cho cháu bé. "

Các nhà báo khác cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng về lời khuyên hãy tìm kiếm vẻ đẹp, sự thật và lòng tốt.

IACOPO SCARAMUZZI nói

"Tôi đã lợi dụng dịp này để nói rằng là một nhà báo, tôi rất hạnh phúc để tường thuật sự kiện lịch sử này và tôi đánh giá cao lời khuyên của ngài hãy tìm kiếm những gì là chân, thiện, mỹ. Ngài nói với tôi, "Tôi đề nghị cả ba vì chỉ có vẻ đẹp thôi thì không đủ, thiện hảo một mình cũng không đủ, và sự thật mà thôi cũng không đủ."

Nhà báo Ba Lan Ryszard Kapuscinski đã viết rằng để trở thành một nhà báo, trên tất cả, người ta phải là một con người lương thiện.

4. Đức Thánh Cha giải thích lý do ngài chọn tông hiệu là Phanxicô

Trong cuộc gặp gỡ với các ký giả sáng thứ Bẩy, Đức Giáo Hoàng cũng đã làm rõ trọng tâm triều đại giáo hoàng của ngài với hơn 5.000 nhà báo tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục và lý do ngài chọn tông hiệu Phanxicô.

Ngài nói:

"Trong cuộc bầu cử, bên cạnh tôi là Đức Hồng Y Claudio Hummes, một người bạn thân thiết. Khi 'nguy hiểm' tăng lên thì ngài an ủi tôi. Và khi chúng tôi đạt đến 2/3, Đức Hồng Y Hummes ôm chầm lấy tôi và hôn tôi nói, 'Đừng quên người nghèo, vì vậy sau đó trong tâm trí tôi, tôi miên man nghĩ về Thánh Phanxicô Assisi. "

Rồi tôi cũng nghĩ đến các cuộc chiến tranh, trong khi cuộc kiểm phiếu tiếp tục, cho đến khi tất cả các phiếu đã được đếm. Thánh Phanxicô là người hòa bình. Và thế là tên Phanxicô đi vào tâm hồn tôi: Phanxicô Assisi. Người khó nghèo, người hòa bình, người yêu mến và bảo tồn thiên nhiên, trong lúc này chúng ta đang có một quan hệ không tốt lắm đối với Đấng Tạo Hóa. Thánh Phanxicô Assisi là vị mang lại cho chúng ta tinh thần hòa bình, con người thanh bần. A, tôi mong ước một Giáo Hội thanh bần và cho người nghèo biết dường nào!

Một vài Hồng Y đã nói đùa với tôi: “Lẽ ra bạn phải được gọi là Adriano, vì Đức Giáo Hoàng Adriano VI là một nhà cải cách, cần phải cải tổ...”. Một vị khác nói: “Không, không, tên của bạn phải là Clemente”. Nhưng tại sao? “Clemente XV: như thế bạn trả đũa được Đức Giáo Hoàng Clemente XIV là người đã giải tán dòng Tên!”. Đó là những câu nói đùa thôi...”

Các ký giả đã cười ầm lên và vỗ tay vang dội.

Sau bài phát biểu của mình, ngài chào đón các thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, cũng như một số nhà báo. Giám đốc trang web của Vatican đã tặng ngài một chiếc iPad, để ngài có thể làm như Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 trong việc sử dụng công nghệ mới để tiếp cận với những người khác trong ý hướng Tân Phúc Âm Hóa.

Trước khi ban phép lành cho các ký giả, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Nhiều người trong số các bạn không thuộc về Giáo Hội Công Giáo, và những người khác không phải là tín hữu, nhưng tôn trọng lương tâm của người khác, tôi ban phép lành cho các bạn trong niềm tin mỗi người trong các bạn đều là con cái của Thiên Chúa. Xin Chúa ban muôn ơn lành cho các bạn! "

5. Đức Giáo Hoàng chào các tín hữu sau khi cử hành thánh lễ tại giáo xứ Vatican

Sáng Chúa Nhật 17 tháng Ba, Đức Giáo Hoàng đã cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ Thánh Anna của Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng tất cả mọi người tụ tập ở đó, với một yêu cầu đặc biệt: Xin cầu nguyện cho tôi nhé?

Giáo xứ này khá nhỏ. Nó ở ngay giữa biên giới của nước Ý và Vatican. Hầu hết các nhân viên giáo dân Vatican tham dự Thánh Lễ ở đây.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng dài 6 phút, Đức Giáo Hoàng đã trình bày về sự tha thứ, trong câu chuyện Chúa Giêsu tha thứ cho một người phụ nữ phạm tội ngoại tình.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Một cách nào đó, chúng ta cũng giống như thế. Một mặt, chúng ta muốn theo Chúa Giêsu, nhưng mặc khác chúng ta thích quở trách người khác và lên án họ. Nhưng sứ điệp của Chúa Giêsu là một sứ điệp của lòng thương xót".

Thật vậy, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của Ngài với tư cách là Hồng y, Ngài đã nói về những yếu tố của sự tha thứ, Ngài nói rằng đó là một đặc điểm gây ấn tượng cho ngài nhiều nhất về Chúa Giêsu.

Ở hàng ghế đầu, có nhiều linh mục đến từ Á Căn Đình. Đức Thánh Cha giới thiệu một trong các linh mục này, là vị đang làm việc ở Uruguay để giúp phục hồi các người nghiện ma túy.

Trước khi ra về, Đức Giáo Hoàng chào tất cả mọi người, xin họ cầu nguyện cho Ngài trong buổi khởi đầu triều đại giáo hoàng.

6. Kinh Truyền tin đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Sau khi quay trở vào nhà thờ để cởi lễ phục phụng vụ của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại chào đón giáo dân ở bên ngoài, trước khi lên cửa sổ phòng làm việc nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô, dưới đó đã tụ tập khoảng 300,000 người, nhiều hơn số người đã bất chấp trời mưa và lạnh buổi tối, để gặp Đức Thánh Cha hôm thứ tư - đêm mà Ngài vừa được bầu làm Giáo hoàng -, và nhận phép lành của Ngài lần đầu tiên.

Hàng chục lá cờ các quốc gia đã được nhìn thấy tại Quảng trường. Lòng thương xót lại một lần nữa là nền tảng của suy tư của ngài trước khi ngài đọc Kinh Truyền tin sùng kính Mẹ Maria.

Ngài kể lại một câu chuyện trong kinh nghiệm mục vụ của ngài. Ngài nói:

“Tôi nhớ, vào năm 1992, khi còn là Giám mục, tôi đi dâng lễ tại một nhà thờ cho các bệnh nhân. Trong thánh lễ này tôi cũng giải tội cho một số người. Cuối thánh lễ, tôi đứng dậy vì tôi phải ban bí tích thêm sức. Lúc đó, có một người phụ nữ lớn tuổi tới gần tôi, bà rất khiêm nhường. Tôi nhìn người phụ này và nói với bà:

“Thưa bà, bà có muốn xưng tội không?”

Bà đáp: “Thưa có”.

“Nhưng nếu bà không có tội…”.

Và bà trả lời tôi rằng: “Tất cả chúng ta đều có tội”.

“Nhưng có lẽ Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho chúng ta”, Tôi nói.

Bà đáp lại: “Chắc chắn Thiên Chúa tha thứ tất cả”.

“Nhưng làm sao bà biết, thưa bà?”, tôi hỏi lại.

“Vì nếu Thiên Chúa không tha thứ cho chúng ta, thế giới này sẽ không tồn tại”.

Nghe những lời đó, tôi định hỏi bà rằng: “Bà ơi, xin nói cho tôi biết, phải chăng bà học ở trường đại học Gregoriana (Đại học Giáo hoàng Gregorian, thành lập năm 1551 bởi thánh Y-Nhã Loyola, trường đại học Dòng Tên lâu đời nhất trên thế giới)?” - Bởi vì đây chính là sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần - một sự khôn ngoan nội tâm về lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ quên lời này: Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi tha thứ cho chúng ta, không bao giờ! Và vấn đề của chúng ta là gì? Thưa, vấn đề là chúng ta chán nản, chúng ta không muốn, chúng ta không mong muốn sự tha thứ. Ngài không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ!

7. Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng

Huy hiệu của Đức Tân Giáo Hoàng được dựa trên huy hiệu của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio trong đó phản ánh sự khiêm tốn của ngài và lòng tôn kính mà ngài dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Huy hiệu cũ của ngài được thêm thắt, sửa đổi đôi chút để tuân theo các quy tắc về huy hiệu của Đức Giáo Hoàng.

Huy hiệu cũ của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio gồm ba biểu tượng được bố trí thành ba đỉnh của một tam giác cân. Đỉnh phía trên cùng của tam giác này là ánh mặt trời với chữ IHS ở giữa là biểu tượng của danh thánh Chúa Giêsu theo tiếng Hy Lạp IHSOUS (ΙΗΣΟΥΣ).

Ở phía dưới bên trái là một ngôi sao năm cánh, cùng với nền màu xanh, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria. Ở phía bên tay phải, là một chùm nho tượng trưng cho Chúa Giêsu như người gieo trồng Đức Tin.

Bên dưới là khẩu hiệu của ngài “MISERANDO ATQUE ELIGENDO” bằng tiếng Latin có nghĩa là "Thấp hèn nhưng lại được chọn", đề cập đến một đoạn trong Thánh Kinh trong đó tường thuật việc Chúa chọn người thu thuế Matthêu.

8. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức tại Vatican.

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu những ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Ngài với một lịch trình dày đặc. Chiều thứ Sáu, ngoài chuyến thăm Đức Hồng Y Jorge Mejia tại bệnh viện, ngài đã cầu nguyện trước Hang đá Lộ Đức trong khu vườn Vatican.

Địa điểm này rất thân thiết với nhiều vị Giáo Hoàng trong đó có Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Khi không phải tông du bên ngoài Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cầu nguyện mỗi ngày trước tượng Đức Mẹ Lộ Đức này .

Trong tương lai, một khi Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trở về Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ có nhiều dịp cùng cầu nguyện tại đây.

9. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ thăm Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại Castel Gandolfo vào ngày thứ Bảy 23 tháng Ba.

Hôm thứ Bẩy ngày 16 tháng 3, cha Lombardi đã công bố lịch trình của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các ngày trước Tuần Thánh, trong đó có nhiều bất ngờ. Đáng kể nhất là ngày Thứ Bảy 23 tháng 3, Ngài sẽ đến Castel Gandolfo để ăn trưa với Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16.

10. Đức Thánh Cha Gặp gỡ với nguyên thủ quốc gia đầu tiên

Cuộc họp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng với một vị nguyên thủy quốc gia là cuộc gặp gỡ giữa ngài với nhà lãnh đạo đến từ chính quê hương Á Căn Đình của ngài. Nữ Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, đã đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô tại Casa Santa Marta, là văn phòng nhà tạm thời của ngài.

Trong cuộc họp, Nữ Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc khăn và một bộ dụng cụ để pha trà kiểu Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng đã tặng bà một bức phù điêu với hình ảnh của Đền thờ Thánh Phêrô, cũng như nhiều cuốn sách về học thuyết xã hội của Giáo Hội.

Sau khi trao đổi quà tặng, Đức Giáo Hoàng và Nữ Tổng thống gặp riêng trong 20 phút. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã mời toàn bộ đoàn đi ăn trưa tại Casa Santa Marta.

Nữ Tổng thống là một người quen biết với Đức Thánh Cha, bà không che giấu sự bất ngờ và cảm xúc của mình trước việc ngài được bầu làm Giáo Hoàng: "Chúa ơi, thật là tuyệt vời, thực sự là không thể tin được."

11. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm Đức Hồng Y Jorge Mejía tại bệnh viện

Hôm thứ Sáu 15 tháng 3, trong một chuyến thăm bất ngờ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến một bệnh viện địa phương ở Rôma để thăm người bạn của ngài là Đức Hồng Y Jorge Mejía, người Á Căn Đình đã bị đột quỵ một ngày trước đó.

Chuyến thăm không được dự trù kéo dài khoảng 30 phút, và không được loan báo công khai. Việc này đánh dấu lần thứ hai Đức Thánh Cha xuất hiện nơi công cộng, kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng ngày 13 tháng 3.

Ngài đến trên chiếc xe hơi mang bảng số xe địa phương, chứ không phải trong xe của Đức Giáo Hoàng. Sau khi thăm hỏi Đức Hồng Y, Đức Giáo Hoàng đã dừng lại tại nhà nguyện của bệnh viện để cầu nguyện cùng với 13 nữ tu của Dòng San José de Gerona làm việc trong bệnh viện.

Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện riêng với các nữ tu và với các người khác có mặt trong nhà nguyện. Trước khi rời bệnh viện, Ngài cũng cảm ơn các nhân viên y tế. Khi ngài đến, nhiều bệnh nhân và gia đình của họ đã đến đại sảnh của bệnh viện để chào đón Đức Giáo Hoàng gốc Châu Mỹ La Tinh.

http://www.vietcatholic.com/News/Html/103565.htm

Đức Thánh Cha tiếp kiến các phái đoàn Kitô và tôn giáo bạn
LM. Trần Đức Anh OP3/20/2013

VATICAN. ĐTC Phanxicô tái bày tỏ quyết tâm của Giáo Hội Công Giáo theo đuổi con đường đại kết với các Giáo Hội Kitô và tăng cường tình thân hữu với các tôn giáo bạn.

Ngài bày tỏ trên đây trong buổi tiếp kiến trưa 20-3-2013 dành cho 33 phái đoàn thuộc các Giáo Hội và Cộng đồng Kitô và các tôn giáo khác về Roma dự lễ khai mạc sứ vụ của ngài hôm 19-3 vừa qua.


Trong số các vị đại diện, có 10 phái đoàn thuộc các Giáo Hội Chính Thống Bizantine, 5 thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông phương, trong đó có Giáo Hội Arméni Tông Truyền, Chính Thống Copte Ai Cập, và Chính Thống Siriac. Về phía các Giáo Hội Kitô tây phương, có phái đoàn của Liên hiệp Anh giáo, Công Giáo Cũ, Liên hiệp Tin Lành Luther, Methodist, Cải Cách, Baptist, Mennonite, Đạo binh cứu độ, Pentecostal, v.v.. Cả thầy Alois Loeser, tu viện trưởng Đại kết Taizé cũng có mặt. Ngoài ra có các đại diện của Do thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, đạo Sikh và Jaina.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, và cũng là vị Thượng Phụ danh dự chung của Chính Thống giáo, ĐTC nhắc đến Năm Đức Tin do vị tiền nhiệm của ngài, Biển Đức 16, đề xướng cho Giáo Hội Công Giáo, ngài muốn tiếp tục sáng kiến này đồng thời hy vọng đó là một khích lệ cho hành trình đức tin của mọi người.

ĐTC nói thêm rằng: ”Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, tất cả chúng ta đều cảm thấy gắn bó sâu xa với lời nguyện của Chúa Cứu Thế trong Bữa Tiệc Ly, lời cầu xin của Chúa ”Ứơc gì tất cả chúng được nên một”. Chúng ta hãy xin Chúa Cha từ bi cho chúng ta được sống trọn vẹn niềm tin chúng ta đã nhận lãnh như hồng ân trong ngày chúng ta chịu phép rửa và có thể làm chứng trong tự do, vui tươi và can đảm. Đó sẽ là việc phục vụ tốt nhất của chúng ta cho chính nghĩa hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, một việc phục vụ hy vọng cho một thế giới còn bị chia rẽ, đố kỵ và cạnh tranh. Hễ chúng ta càng trung thành với thánh ý Chúa, trong tư tưởng, lời nói, và hoạt động, thì chúng ta càng thực sự tiến tới hiệp nhất”.

ĐTC cho biết: ”Về phần tôi, tôi muốn đoan chắc rằng, theo vết các vị tiền nhiệm của tôi, tôi quyết tâm theo đuổi con đường đối thoại đại kết... và tôi cũng xin anh chị em chuyển lời chào thân ái và sự tưởng nhớ của tôi trong Chúa Giêsu Kitô tới các Giáo Hội và Cộng đồng Giáo Hội mà anh chị em đại diện”.

ĐTC chào thăm các đại diện của Do thái giáo và Hồi giáo cũng như các tôn giáo khác. Ngài nhấn mạnh đến mối liên hệ tinh thần giữa Giáo Hội Công Giáo và dân tộc Do thái. Và ngài nói thêm rằng: ”Giáo Hội Công Giáo ý thức về tầm quan trọng của việc thăng tiến tình bạn và sự tôn trọng giữa những người nam nữ thuộc các truyền thống khác nhau. Tôi xin lập lại, ”thăng tiến tình thân hữu và sự tôn trọng giữa những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau”.

Sau bài diễn văn, ĐTC đã lần lượt bắt tay chào hỏi mọi đại diện của các Giáo Hội Kitô và các tôn giáo bạn.

Trước khi gặp chung các phái đoàn thuộc các Đại biểu Anh em thuộc các Giáo Hội và cộng đoàn Giáo Hội Kitô, ĐTC đã tiếp riêng Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, kế đến là là Đức TGM Hilarion, Chủ tịch Hội đồng ngoại vụ thuộc Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mascơva.

Ngoài ra, ĐTC cũng tiếp bà Tổng thống Brazil, Dilma Rousseff. Cha Lombardi giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, trong cuộc gặp gỡ, bà đã lập lại lời mời ĐTC đến Brazil nhân Ngày Quốc Tế giới trẻ vào tháng 7 năm tại tại Rio de Janeiro (SD 20-3-2013)

http://www.vietcatholic.com/News/Html/103534.htm

Phỏng vấn Đức Cha Long và cha Quảng về Tân Giáo Hoàng
VietCatholic Network3/17/2013


Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới

Geen opmerkingen:

Een reactie posten