Triều, Hàn sẵn sàng xung trận
Những động thái gần đây của cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều cho thấy chiến tranh, dù ở cấp độ nào, cũng không phải là một kịch bản không thể xảy ra.
Những cột khói trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc sau khi hứng khoảng 200 quả đạn pháo của Triền Tiên hồi tháng 11/2010. Ảnh: Yonhap/AP |
Câu hỏi được đặt ra chỉ là khi nào Triều Tiên sẽ phát động một
cuộc tiến công đột xuất, chết người chống lại Hàn Quốc. Và có lẽ tình hình còn
phức tạp hơn khi lần này Seoul thề rằng sẽ đáp trả bằng một đòn thậm chí còn
mạnh mẽ hơn.
Cảm thấy bị sỉ nhục vì các cuộc tấn công trước đây,
Hàn Quốc hôm 11/3 thề sẽ đánh trả mạnh mẽ đối với cuộc tiến công của Triều Tiên,
mở ra khả năng một cuộc đụng độ nhỏ có thể biến thành một cuộc chiến tranh rộng
lớn.
Dù không được chú ý nhiều như những lời đe dọa sẽ tấn
công hạt nhân với Washington để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp
Quốc, một câu trong tuyên bố của Bộ chỉ huy tối cao quân đội Triều Tiên ngày 5/3
nêu rõ: “Triều Tiên sẽ tiến hành một cuộc tấn công công lý vào bất cứ mục tiêu
nào, vào bất cứ thời điểm nào mình muốn và không có giới hạn”.
Những từ ngữ đó có mối liên hệ lạnh lùng với quá khứ
gần đây khi Bình Nhưỡng, tức giận vì cảm thấy bị coi thường, sau đó chịu đựng
một thời gian trước khi tiến hành trả thù đối với Hàn Quốc. Triều Tiên thề là sẽ
trả đũa sau các vụ đụng độ hải quân với Hàn Quốc trong những năm 1999 và 2009,
và sau đó được cho là đánh chìm một tàu chiến rồi nã pháo lên một hòn đảo của
Hàn Quốc làm cho 50 binh sĩ và dân thường nước này thiệt mạng năm 2010.
Những cuộc tiến công cách đây 3 năm “là những điều
nhắc nhở sinh động về khả năng và ý đồ của chế độ này”. Bruce Klingner, cựu quan
chức tình báo Mỹ hiện đang làm việc tại Quỹ Heritage ở Washington gần đây đã
viết như vậy trên trang mạng của tổ chức này.
Những căng thẳng mới đây gần như là một hình ảnh phản
chiếu của những gì đã xảy ra trong năm 2009, khi các biện pháp trừng phạt của
Liên Hợp Quốc được áp đặt đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên,
và Bình Nhưỡng đã phản ứng một cách giận dữ. Trong tháng 11 năm đó, Seoul tuyên
bố đã chiến thắng trong một trận hải chiến với Triều Tiên, và Bình Nhưỡng tuyên
bố sẽ trả thù.
Tháng 3 năm 2010, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị
chìm trên biển Hoàng Hải khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hàn Quốc cáo buộc rằng
Triều Tiên đã bắn ngư lôi vào chiếc tàu nhưng Bình Nhưỡng luôn bác bỏ điều
này.
Vụ đánh chìm tàu Cheonan có lẽ là một sự trả đũa đối
với thất bại của hải quân bốn tháng trước đó, ông Koh Yu-hwan, một chuyên gia về
Triều Tiên tại đại học Dongguk của Seoul nhận xét.
Tháng 12/2010, Triều Tiên đã cảnh báo Hàn Quốc cần
phải hủy bỏ việc tập trận bắn đạn thật thường niên trên đảo Yeonpyeong, chỉ cách
lãnh thổ Triều Tiên 11,2 km và nằm trong biển Hoàng Hải mà Triều Tiên nói là
phần lãnh thổ của họ.
Hàn Quốc vẫn tiếp tục cuộc tập trận, và còn bắn đạn
thật vào khu vực biển ngoài khơi Triều Tiên. Đáp lại hành động này, Triều Tiên
đã nã pháo xuống hòn đảo, giết chết hai dân thường và hai lính thủy đánh bộ của
Hàn Quốc.
Seoul đã đáp trả bằng các loạt pháo kích của mình.
Nhưng chính phủ lúc đó của Tổng thống Lee Mung-bak bị chỉ trích mạnh về cái bị
coi là phản ứng chậm và yếu ớt. Ông Lee, một người bảo thủ đã làm Triều Tiên tức
giận bằng cách chấm dứt “chính sách ánh dương” có nội dung chuyển các khoản viện
trợ khổng lồ kèm theo một số điều kiện của chính phủ tự do trước đó, hứa hẹn sẽ
trả đũa ồ ạt nếu bị Triều Tiên tấn công lần nữa.
Chính phủ của tổng thống mới Park Geun-hye, cũng vẫn
là một chính phủ bảo thủ, đã đưa ra những bình luận tương tự, mặc dù bà từng nói
rằng sẽ cố gắng xây dựng lòng tin với Triều Tiên và tìm cách nối lại đối thoại
hai miền cũng như vận chuyển viện trợ.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/3 nhắc lại rằng họ sẽ
đáp trả một cách mạnh mẽ đối với bất kỳ một cuộc tấn công nào từ phía bắc. Người
phát ngôn của bộ này, ông Kim Min-seok nói rằng không có dấu hiệu nào chứng tỏ
Triều Tiên sẽ sớm tấn công, nhưng ông cảnh báo rằng nếu Bình Nhưỡng tấn công,
miền bắc sẽ phải chịu “thiệt hại hơn nhiều” so với những gì gây ra cho Hàn
Quốc.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un hôm 11/3 đến thăm một
đơn vị pháo binh cạnh khu vực biển tranh chấp với Hàn Quốc, và ông đã kêu gọi
những người lính hãy “cảnh giác cao độ” vì chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc
nào, theo truyền thông chính thức nhà nước Triều Tiên.
Nếu chiến tranh nổ ra, Mỹ sẽ nắm vai trò kiểm soát
quân đội Hàn Quốc, do hai nước là đồng minh từ nhiều thập kỷ qua, kể từ khi Mỹ
can thiệp vào cuộc chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn giữa thế kỷ trước. Tuy
nhiên Hàn Quốc đã khẳng định rằng họ có quyền chủ quyền, và sự cần thiết về
chính trị buộc họ phải mạnh mẽ đáp trả các cuộc tấn công của Triều Tiên trong
tương lai.
Các nhà phân tích cho rằng dấu hiệu về thời điểm
Triều Tiên có thể tấn công có lẽ nằm trong khoảng thời gian của những lời đe dọa
mới đây. Triều Tiên rất tức giận đối với cuộc tập trận hàng năm của Mỹ-Hàn đang
diễn ra và kéo dài đến tận cuối tháng 4.
Bình Nhưỡng ít có khả năng tiến hành một cuộc tiến
công trong lúc hỏa lực của Mỹ tập trung cao độ ở đây. Tuy nhiên, các nhà phân
tích cho rằng Triều Tiên có thể tiến công Hàn Quốc sau khi cuộc tập trận kết
thúc.
Chon Hyun-joon, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu
thống nhất quốc gia do chính phủ tài trợ ở Seoul nói: “Họ im lặng khi căng thẳng
lên cao và các loại vũ khí hiện đại được đưa đến Hàn Quốc để tập trận”.
Lịch sử chỉ ra rằng điểm nóng có khả năng nhất là
vùng biển Hoàng Hải, nơi mà Triều Tiên thường phàn nàn về ranh giới biển từ
những năm 1950. Tư lệnh Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu đã vẽ ra đường phân giới
phía bắc sau khi thất bại trong đàm phán về một đường biên giới hậu cuộc chiến
tranh Triều Tiên. Bình Nhưỡng cho rằng đường phân giới này có lợi cho Hàn
Quốc.
Các trận chiến đẫm máu trên biển trong các năm 1999,
2002 và 2009, và các vụ nã pháo của Triều Tiên xuống đảo Yeonpyeong năm 2010 đã
diễn ra chỉ trong vài tuần sau các cuộc tập trận hàng năm giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Trong những trường hợp đó và trong cuộc tập trận đang diễn ra hiện nay, truyền
thông nhà nước Triều Tiên đã phản ứng với trò chơi chiến tranh bằng những lời
phê phán gay gắt, gọi các cuộc tập trận là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược
miền bắc.
Triều Tiên đôi khi phải mất hàng tháng trời mới đưa
ra được những lời đe dọa hoặc cảnh cáo đôi khi bí hiểm, nhưng họ cũng hành động
rất nhanh.
Theo Victor Cha, nguyên là cố vấn châu Á cho tổng
thống G.W. Bush và Ellen Kim, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược
quốc tế ở Washington, kể từ năm 1992, Triều Tiên luôn có ý định gây khiêu khích
trong vòng vài tuần lễ mỗi khi Hàn Quốc tổ chức lễ nhậm chức cho tổng thống.
Tổng thống mới của Hàn Quốc vừa tổ chức lễ nhậm chức vào ngày 25/2.
“Hãy chờ một cuộc khiêu khích của Triều Tiên trong
vài tuần tới”, Cha và Kim đã khẳng định như vậy ngày 13/3.
Phạm Ngọc Uyển (theo
AP)
|
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2013/03/trieu-han-san-sang-xung-tran/
Thứ ba, 19/3/2013, 07:29 GMT+7
Sức mạnh quân sự của Hàn Quốc
Triều Tiên vượt Hàn Quốc về số lượng trong hầu hết các hạng mục
như quân số, lượng xe tăng, tên lửa chiến lược, máy bay, nhưng Hàn Quốc được cho
là mạnh hơn đáng kể về chất.
> Sức mạnh quân
sự của Triều Tiên
Để đối phó với những mối đe dọa của Triều Tiên, Hàn Quốc buộc
phải hiện đại hóa nền quốc phòng. Theo trang GlobalSecurity, Triều Tiên
vượt Hàn Quốc về số lượng trong các hạng mục như quân số, xe tăng, tên lửa chiến
lược, máy bay, tuy nhiên Hàn Quốc mạnh hơn nhiều về chất lượng.
Năm 2012, Hàn Quốc có hơn 600.000 quân thường trực tinh nhuệ và
2,9 triệu thuộc lực lượng dự bị thường xuyên, cộng với 28.500 lính Mỹ đồn trú.
Theo trang Globalfirepower, ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc năm 2012
chiếm 2,5% GDP. Ảnh: AP
|
|
Hàn Quốc có khoảng 2.450 xe tăng, tính đến năm 2012. Trong đó có khoảng 1.500 xe tăng K1A1, vay mượn khá nhiều về thiết kế của xe tăng Abrams của Mỹ, chẳng hạn pháo nòng trơn 120 mm mà Abrams đã sử dụng. K1A1 có hệ thống điều khiển hỏa lực do Samsung phát triển. Động cơ tăng áp diesel giúp xe tăng có thể di chuyển với vận tốc 65km/h. Ảnh: AP |
|
Xe tăng K-2 Báo đen, có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h trên mặt đất và có thể vượt sông sâu tới 4,1 m, sử dụng ống thở. Đây được coi là bước cải tiến đáng kể so với K1 và K1A1, với khả năng bắn ngay khi nổi lên mặt nước. Theo Wikipedia, năm 2008, có 3 chiếc được phục vụ quân đội, và dự kiến có 397 chiếc thuộc loại này thay thế K1A1. Ảnh: ArmyRecognition |
Có hơn 1.000 pháo tự hành K55A1 trong quân đội Hàn Quốc. Loại pháo này có thân nhôm bọc thép và tháp pháo quay 360 độ, với tính năng cơ động trên mọi địa hình và tốc độ xuất sắc. Phạm vi bắn tối đa của pháo là 24 km, với tần suất tối đa là 4 lần/phút. Ảnh: militaryphoto |
Tính đến năm 2008, quân đội Hàn sở hữu 5.400 pháo và giàn phóng tên lửa, trong đó có trên 1.000 chiếc kích bích pháo KH179, cỡ nòng 155 mm. Ảnh: kookbang.dema.mil |
Pháo tự hành K-9 trong một cuộc tập trận năm 2010 ở Hàn Quốc. Có khoảng 532 khẩu đang phục vụ trong quân đội nước này. Nó có tầm bắn tối đa 40 km, với khả năng bắn 6 phát/phút, trong tổng cộng 48 phát đạn. Ảnh: AP |
|
Nước này có 600 máy bay quân sự do Mỹ sản xuất, trong đó có các chiến đấu cơ F-16. Trong ảnh, hàng chục chiếc chiến đấu cơ F-16 của Mỹ và Hàn Quốc xếp hàng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc. Chiến đấu cơ đa nhiệm nhỏ gọn F-16 rất cơ động, hoạt động tốt trong các cuộc tác chiến không đối không, không đối đất. Nó có thể xác định mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và phát hiện máy bay bay tầm thấp. F-16 có thể bay hơn 860 km, tấn công chính xác và bảo vệ bản thân trước máy bay của kẻ thù. Ảnh: USAirforce |
|
Hàn Quốc có khoảng 140 chiếc trực thăng UH-60 Black Hawk. Đây là trực thăng đa dụng có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ như vận tải chiến thuật, chiến tranh điện tử, và giải cứu đường không. Nó có thể chứa được 11 lính, và hơn một tấn hàng hóa. Ảnh: Airteamimages |
|
Về hải quân, Hàn Quốc có hơn 170 tàu chiến hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm, tàu khu trục. Trong ảnh là tàu tấn công đổ bộ Dokdo, thuộc lớp tàu sân bay ở Hàn Quốc. Tàu có chiều dài 119 m, rộng 31 m, nặng 14.000 tấn lúc trống và 18.000 tấn lúc đầy. Dokdo có khả năng chứa 700 lính, 10 xe tăng, 10 xe vận tải, 10 trực thăng hiện đại, hai tàu đệm khí, 7 xe lội nước đổ bộ và 3 pháo binh dã chiến... Bản thân nó cũng được trang bị vũ khí tấn công. Ảnh: Freewebs |
Theo số liệu năm 2012 của trang Globalfirepower, Hàn Quốc sở hữu 14 tàu ngầm, chủ yếu thuộc các lớp Chang Bogo và Son Won-il. Trong ảnh, tàu ngầm Choi Museon thuộc lớp Chang Bogo đang đi qua tàu ngầm USS Helena tại cảng ở Singapore trong cuộc tập trận năm 2000. Lớp tàu ngầm này được trang bị 8 ống phóng thủy lôi 533 mm, và 14 thủy lôi. Ảnh: dodmedia.osd |
Trọng Giáp
Thứ hai, 18/3/2013, 06:45 GMT+7
Sức mạnh quân sự của Triều Tiên
Tiềm lực quân sự Triều Tiên là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc
biệt hiện nay, khi Hàn Quốc và Triều Tiên liên tục kêu gọi quân đội sẵn sàng
chiến đấu chống lại sự khiêu khích từ bên kia.
> Biên giới
Triều Tiên đỏ lửa pháo binh
> Hai miền
Triều Tiên rầm rập tập trận
|
Thông tin về năng lực quân sự của Triều Tiên không được công bố
và có sự khác biệt tùy nguồn tin. Theo các tài liệu được công nhận rộng rãi, lợi
thế quân sự lớn nhất của Triều Tiên so với Hàn Quốc và đồng minh Mỹ là lực lượng
quân đội trên mặt đất. Quân đội Triều Tiên gồm hơn 1 triệu binh lính, thêm 4 đến
8 triệu nữa thuộc lực lượng dự trữ.
Một thay đổi mới diễn ra trong tiềm lực quân sự của Triều Tiên là
việc nước này tuyên bố trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sau lần thử
dưới lòng đất vào tháng 2. Đồ họa:
NewsLimitedNetwork
|
Video: Sức mạnh quân sự Triều Tiên |
Con át chủ bài của quân đội Triều Tiên có thể là lực lượng đặc
nhiệm tinh nhuệ được huấn luyện khắc nghiệt, rèn giũa và được trang bị vũ khí
tốt. Họ có thể gây khó khăn lớn cho hậu phương của đối phương.
Hàn Quốc có 600.000 quân thường trực và 28.500 lính Mỹ đồn trú.
Về hải quân, Hàn Quốc có hơn 170 tàu chiến hiện đại, bao gồm cả tàu ngầm, tàu
khu trục. Nước này có 600 máy bay quân sự do Mỹ sản xuất, trong đó có các chiến
đấu cơ F-16. Không quân và hải quân Triều Tiên chỉ được trang bị các thiết bị từ
thời Xô viết. Ảnh: AFP
|
Xe tăng Kokpung diễu hành ở Bình Nhưỡng. Tính đến năm 2010, có
200 - 300 chiếc loại này đang phục vụ trong quân đội Triều Tiên.
Giáo sư Alan Dupont ngành An ninh Quốc tế thuộc Đại học New South
Wales, Australia, cho rằng rất ít có khả năng Triều Tiên tiến hành tấn công hạt
nhân vào Hàn Quốc vì điều đó đồng nghĩa với tự sát. Tuy nhiên, nếu nước này điều
quân trong một cuộc tấn công phủ đầu vào Hàn Quốc, sẽ khiến 9,6 triệu dân Seoul
hoảng sợ, và gây quan ngại lớn cho 50 triệu dân Hàn Quốc. Ảnh:
Militaryphoto
|
Có khoảng 1.600 xe tăng T-55 phục vụ quân đội Triều Tiên.
Theo Giáo sư Alan Dupont, các đòn mà Triều Tiên có thể tung ra là
cho nổ bom hạt nhân dưới lòng đất, nã pháo qua biên giới, hoặc thỉnh thoảng
phóng tên lửa Taepodong qua trời Nhật Bản, hoặc thậm chí đặt thủy lôi quanh bờ
biển. Tuy nhiên nguồn ngân sách hạn hẹp và tình trạng thiếu lương thực khiến
Triều Tiên không thể gây đe dọa lớn với Hàn Quốc. Ảnh:
Xinhua
|
|
Pháo phản lực M-1978 170 mm do Triều Tiên thiết kế và sản xuất, được đưa vào phục vụ từ năm 1978. Loại vũ khí này được triển khai tại khu vực phi quân sự, gần biên giới với Hàn Quốc, thường được ngụy trang dưới đất. Theo Wikipedia, quân đội Triều Tiên đã cung cấp loại pháo này cho Iran trong cuộc chiến Iran-Iraq và nó đã được sử dụng với thành công nhất định. Ảnh: Xinhua |
Trong ảnh là pháo 240 mm trong môt cuộc diễu hành ở Bình Nhưỡng. Theo Yonhap, người Triều Tiên đã sản xuất hai loại pháo 240 mm là M-1985 gồm 12 nòng và M-1991 gồm 22 nòng. Ảnh: armyrecognition |
Theo trang GlobalSecurity, tên lửa đạn đạo tầm ngắn Kn-02 là phiên bản nâng cấp của tên lửa Xô viết SS-21, có tầm phóng từ 100 đến 120 km. Nó được cho là dài 6,4 m, đường kính 0,65 m, nặng 2.010 kg, chứa 450 kg chất nổ trong đầu đạn. Kể từ năm 2004, nó đã được phóng thử ít nhất 17 lần. Ảnh: military-today |
Tên lửa đạn đạo tầm trung Musu-dan cải tiến, với chiều dài từ 12 đến 19 m, đường kính 1,5 tới 2 m, trọng lượng phóng từ 19.000 đến 26.000 kg, và tầm phóng từ 2.500 đến 4.000 km. Tên lửa được cho là có đầu đạn đơn với lượng chất nổ 1.200 kg và sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính. Ảnh: Yonhap |
Tên lửa đạn đạo tầm trung Taepodong -1 được phóng hôm 31/1/1998. Nó có chiều dài 25 m, nặng 1.000 kg. Ảnh: Xinhua |
Tên lửa đạn đạo ba tầng Taepodong-2 là bản kế thừa của Taepodong-1, được phóng thử một lần nhưng thất bại. Ảnh: Xinhua |
Các loại tên lửa chính của Triều Tiên. Tên lửa tầm xa Taepodong-2 dài 32 m và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ cho rằng tên lửa Taepodong-2 thậm chí có thể đạt tầm hoạt động lên tới 15.000 km nếu được trang bị bộ phận đẩy phụ. Đồ họa: Realdealtalk |
Khoảng 40 máy bay MiG-29 phục vụ không quân Triều Tiên. MiG-29, do Liên Xô sản xuất, là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân Triều Tiên, được sử dụng chủ yếu để bảo vệ không phận. Trong ảnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng trước máy bay Mig-29 trong một chuyến thị sát quân đội. Ảnh: KCNA |
|
Triều Tiên có hơn 150 máy bay MiG-21, số lượng lớn nhất trong các loại máy bay của nước này. Mig-21 PFM là một phiên bản mới hơn của MiG-21, với nhiều cải tiến so với thế hệ đầu. Nó bao gồm các hệ thống như tiếp nhận cảnh báo radar, hệ thống xác nhận đồng đội - đối phương (IFF), vốn cần thiết trong các cuộc chiến không quân hiện đại. PFM còn được trang bị pháo GSh-23 với 200 viên đạn, hai tên lửa AA-2 Atoll và có chỗ cho tên lửa Kh-66. Ảnh: militaryphoto |
Tàu ngầm Sang-O xuất xứ từ Triều Tiên là tàu ngầm diesel/điện,
duyên hải, nặng 300 tấn, có hai phiên bản: Sang-O I dài 34 m và Sang-O II dài 39
m. Theo GlobalSecurity, các tàu này được sử dụng để cài thủy lôi, tác chiến cùng
các tàu trên mặt nước.
Wikipedia dẫn một nghiên cứu năm 2010 cho hay Triều Tiên
sở hữu tổng cộng 70 tàu ngầm, trong đó có 40 tàu ngầm lớp Sang-O, 20 tàu ngầm
lớp Romeo (1.800 tấn) và 10 tàu ngầm cỡ nhỏ như tàu lớp Yeono (130 tấn). Ảnh:
Xinhua
|
Video: Kim Jong un đích thân chỉ huy tập trận ở đảo tiền tiêu |
Trọng Giáp
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2013/03/suc-manh-quan-su-cua-trieu-tien/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten