Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 31/10/2011
Reuters
Trong khuôn khổ chuyến viếng thăm Nhật Bản, ngày 31/10/2011 thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với thủ tướng Yoshihiko Noda. Lãnh đạo hai nước đã ký tuyên bố chung với nội dung chính là thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, trong đó có hợp tác về năng lượng hạt nhân và khai thác đất hiếm.
Theo bản thông cáo chung, Việt Nam « bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân ». Trong khi đó, « Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới ». « Hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân số 2 ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam ».
Mặt khác, Việt Nam và Nhật Bản cũng đồng ý « thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên cũng hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này ».
Theo AFP, Nhật Bản đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng đất hiếm, trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này. Trung Quốc sản xuất tới 90% tổng khối lượng đất hiếm toàn thế giới.
Liên quan đến tình hình trong khu vực, bản thông cáo chung Việt-Nhật « khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng một Bộ quy tắc Ứng xử (COC) ». Mặt khác, Hà Nội và Tokyo nhấn mạnh đến quyền « tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111031-viet-nam-nhat-ban-thuc-day-hop-tac-nang-luong-hat-nhan-va-khai-thac-dat-hiem
Mặt khác, Việt Nam và Nhật Bản cũng đồng ý « thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên cũng hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này ».
Theo AFP, Nhật Bản đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ứng đất hiếm, trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này. Trung Quốc sản xuất tới 90% tổng khối lượng đất hiếm toàn thế giới.
Liên quan đến tình hình trong khu vực, bản thông cáo chung Việt-Nhật « khẳng định hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng một Bộ quy tắc Ứng xử (COC) ». Mặt khác, Hà Nội và Tokyo nhấn mạnh đến quyền « tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111031-viet-nam-nhat-ban-thuc-day-hop-tac-nang-luong-hat-nhan-va-khai-thac-dat-hiem
Geen opmerkingen:
Een reactie posten