Từ trái qua: các Thủ tướng Pháp, Đức , Hà Lan và Tổng thống Nga Dimitri Medvedev, mở van khánh thành tuyến dẫn khí đốt Nord Stream, tại Lubmin, ngày 8/11/2011.
Reuters/Tobias Schwarz
Đường ống dẫn khí Bắc lưu (Nord Stream) được các lãnh đạo Nga, Đức và nhiều nước châu Âu long trọng khánh thành hôm nay 08/11/2011 sẽ cho phép Liên Hiệp Châu Âu không bị vạ lây mỗi khi quan hệ giữa Nga và Ukraina căng thẳng. Thế nhưng, trước mắt, sự lệ thuộc của Tây Âu vào Matxcơva, nhất là vào tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, sẽ gia tăng, điều khiến cho nhiều nhà quan sát không tránh khỏi lo ngại.
Thật vậy, tuyến dẫn khí mới từ Nga vòng qua biển Baltic vào thẳng miến Đông Bắc nước Đức cho phép các khách hàng Tây Âu của khí đốt Nga tránh được tình trạng nguồn năng lượng này bị tắc nghẽn do những tranh chấp lặp đi lặp lại trong những năm gần đây giữa Nga và Ukraina.
Cho đến nay, phần chủ yếu khối lượng khí đốt từ Nga xuất qua các nước Liên Hiệp Châu Âu phải trung chuyển qua Ukraina, và chính quyền Kiev nhiều khi không ngần ngại khóa đường ống này để gây sức ép, mỗi khi tranh chấp bùng lên với nước Nga láng giềng.
Vào năm 2009 chẳng hạn, để trả đũa Gazprom đã nâng giá khí đốt bán cho mình, Ukraina đã chặn đường trung chuyển của khí đốt Nga bán qua Liên Hiệp Châu Âu, làm cho 18 nước khách hàng Tây Âu bị khó khăn đúng vào lúc cần khí để sưởi vào mùa đông.
Tóm lại, tuyến dẫn khí Bắc lưu có lợi cho cả Nga lẫn Liên Hiệp Châu Âu vì giúp cho giao dịch giữa hai bên trong địa hạt mua bán khí đốt được ổn định nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài tiếng nói đã vang lên bày tỏ nỗi quan ngại trước khả năng châu Âu bị lệ thuộc quá đáng vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Chính tập đoàn quản lý tuyến dẫn khí Bắc lưu đã gợi lên vấn đề này. Trả lời hãng thông tấn Pháp AFP, ông Jens D. Müller, phó giám đốc truyền thông của dự án Nord Stream đã ghi nhận : "Nga hiện cung cấp 25% khí đốt của châu Âu. Tỷ lệ này sẽ không thay đổi đáng kể sau khi dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên mức tiêu thụ của châu Âu sẽ tăng để có thể đạt tới 30%".
Dù nói thế, nhưng chuyên gia này đã trấn an ngay. Theo ông Müller, nếu có lệ thuộc, thì đó sẽ là một "sự phụ thuộc lẫn nhau bởi vì nền tài chính công của Nga cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng từ doanh số đáng kể của lượng khí đốt bán qua Châu Âu."
Bà Claudia Kemfert, một chuyên gia về các vấn đề năng lượng của Viện nghiên cứu Đức DIW thì có quan điểm dứt khoát hơn. Theo bà, thay vì đầu tư vào một đường ống thứ ba – tuyến Bắc lưu mới có một đường ống, đến năm 2012 sẽ có một đường ống thứ hai, và dự trù lắp đặt thêm một ống thứ ba trong trung hạn – tốt hơn là châu Âu nên nghĩ tới phương án đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Bà đặt ra câu hỏi : "Thế giới hiện dư thừa khí đốt, cớ sao lại chỉ tập trung vào Nga ?" Theo chuyên gia này, Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn có thể nhập khí đốt hoá lỏng từ các nguồn cung cấp khác.
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, đa dạng hóa nguồn cung cấp không phải là một điều dễ dàng, nhất là tại Đức, nước tiêu thụ khí đốt thuộc loại hàng đầu ở châu Âu. Tại nước này, uy thế của tập đoàn Nga Gazprom – nắm 51% phần hùn trong đề án Bắc lưu - ngày càng gia tăng.
Sau khi đã liên kết được với EON, tập đoàn năng lượng số một tại Đức trong đề án Nord Stream, Gazprom hiện đang thảo luận về một khả năng hợp tác sâu rộng với tập đoàn năng lượng Đức đứng thứ hai là RWE.
RWE lại chính là một tập đoàn quan trọng trong một dự án cạnh tranh với đề án Bắc lưu của Gazprom : đường ống Nabucco, dự trù mang khí đốt từ biển Caspi xuyên qua Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ về cung cấp cho châu Âu, tránh được cả Nga lẫn Ukraina.
Dù được cả Liên Hiệp Châu Âu lẫn Hoa Kỳ hậu thuẫn, dự án Nabucco cho đến nay vẫn bị chưa ngoi lên được. Theo bà Kemfert : « Dự án Nabucco vốn đã sa lầy, với sự xích lại gần nhau giữa Gazprom và RWE, cơ hội vươn lên của Nabucco lại càng xa vời hơn nữa ».
Số phận hẩm hiu của Nabucco và tương lai sáng lạn của Nord Stream cho thấy một điều : dù liên kết với nhau trong cùng một khối, các nước Liên Hiệp Châu Âu cũng không ngần ngại xem nhẹ quyền lợi của đồng minh.
Khi ý tưởng về tuyến dẫn khí Bắc lưu được hình thành giữa Nga và Đức, Ba Lan và các quốc gia Baltic là Lítva, Látvia và Estonia đã không tránh khỏi lo ngại, sợ rằng vì không còn là nước trung chuyển của khí đốt Nga xuất qua châu Âu, họ sẽ bị Matxcơva bắt bí khi phải thương lượng với Gazprom giá cả khí đốt mà họ cũng rất cần. Thụy Điển cũng lo lắng về hậu quả sinh thái của đường ống dẫn khí sâu dưới lòng biển cạnh nước mình.
Tất cả những quan ngại kể trên đều bị phớt lờ, và Đức, với hậu thuẫn của Pháp và Hà Lan vẫn xúc tiến công trình.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111108-nord-stream-con-dao-hai-luoi-trong-quan-he-nga-%E2%80%93-eu
Cho đến nay, phần chủ yếu khối lượng khí đốt từ Nga xuất qua các nước Liên Hiệp Châu Âu phải trung chuyển qua Ukraina, và chính quyền Kiev nhiều khi không ngần ngại khóa đường ống này để gây sức ép, mỗi khi tranh chấp bùng lên với nước Nga láng giềng.
Vào năm 2009 chẳng hạn, để trả đũa Gazprom đã nâng giá khí đốt bán cho mình, Ukraina đã chặn đường trung chuyển của khí đốt Nga bán qua Liên Hiệp Châu Âu, làm cho 18 nước khách hàng Tây Âu bị khó khăn đúng vào lúc cần khí để sưởi vào mùa đông.
Tóm lại, tuyến dẫn khí Bắc lưu có lợi cho cả Nga lẫn Liên Hiệp Châu Âu vì giúp cho giao dịch giữa hai bên trong địa hạt mua bán khí đốt được ổn định nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài tiếng nói đã vang lên bày tỏ nỗi quan ngại trước khả năng châu Âu bị lệ thuộc quá đáng vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.
Chính tập đoàn quản lý tuyến dẫn khí Bắc lưu đã gợi lên vấn đề này. Trả lời hãng thông tấn Pháp AFP, ông Jens D. Müller, phó giám đốc truyền thông của dự án Nord Stream đã ghi nhận : "Nga hiện cung cấp 25% khí đốt của châu Âu. Tỷ lệ này sẽ không thay đổi đáng kể sau khi dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên mức tiêu thụ của châu Âu sẽ tăng để có thể đạt tới 30%".
Dù nói thế, nhưng chuyên gia này đã trấn an ngay. Theo ông Müller, nếu có lệ thuộc, thì đó sẽ là một "sự phụ thuộc lẫn nhau bởi vì nền tài chính công của Nga cũng sẽ phải chịu ảnh hưởng từ doanh số đáng kể của lượng khí đốt bán qua Châu Âu."
Bà Claudia Kemfert, một chuyên gia về các vấn đề năng lượng của Viện nghiên cứu Đức DIW thì có quan điểm dứt khoát hơn. Theo bà, thay vì đầu tư vào một đường ống thứ ba – tuyến Bắc lưu mới có một đường ống, đến năm 2012 sẽ có một đường ống thứ hai, và dự trù lắp đặt thêm một ống thứ ba trong trung hạn – tốt hơn là châu Âu nên nghĩ tới phương án đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Bà đặt ra câu hỏi : "Thế giới hiện dư thừa khí đốt, cớ sao lại chỉ tập trung vào Nga ?" Theo chuyên gia này, Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn có thể nhập khí đốt hoá lỏng từ các nguồn cung cấp khác.
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, đa dạng hóa nguồn cung cấp không phải là một điều dễ dàng, nhất là tại Đức, nước tiêu thụ khí đốt thuộc loại hàng đầu ở châu Âu. Tại nước này, uy thế của tập đoàn Nga Gazprom – nắm 51% phần hùn trong đề án Bắc lưu - ngày càng gia tăng.
Sau khi đã liên kết được với EON, tập đoàn năng lượng số một tại Đức trong đề án Nord Stream, Gazprom hiện đang thảo luận về một khả năng hợp tác sâu rộng với tập đoàn năng lượng Đức đứng thứ hai là RWE.
RWE lại chính là một tập đoàn quan trọng trong một dự án cạnh tranh với đề án Bắc lưu của Gazprom : đường ống Nabucco, dự trù mang khí đốt từ biển Caspi xuyên qua Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ về cung cấp cho châu Âu, tránh được cả Nga lẫn Ukraina.
Dù được cả Liên Hiệp Châu Âu lẫn Hoa Kỳ hậu thuẫn, dự án Nabucco cho đến nay vẫn bị chưa ngoi lên được. Theo bà Kemfert : « Dự án Nabucco vốn đã sa lầy, với sự xích lại gần nhau giữa Gazprom và RWE, cơ hội vươn lên của Nabucco lại càng xa vời hơn nữa ».
Số phận hẩm hiu của Nabucco và tương lai sáng lạn của Nord Stream cho thấy một điều : dù liên kết với nhau trong cùng một khối, các nước Liên Hiệp Châu Âu cũng không ngần ngại xem nhẹ quyền lợi của đồng minh.
Khi ý tưởng về tuyến dẫn khí Bắc lưu được hình thành giữa Nga và Đức, Ba Lan và các quốc gia Baltic là Lítva, Látvia và Estonia đã không tránh khỏi lo ngại, sợ rằng vì không còn là nước trung chuyển của khí đốt Nga xuất qua châu Âu, họ sẽ bị Matxcơva bắt bí khi phải thương lượng với Gazprom giá cả khí đốt mà họ cũng rất cần. Thụy Điển cũng lo lắng về hậu quả sinh thái của đường ống dẫn khí sâu dưới lòng biển cạnh nước mình.
Tất cả những quan ngại kể trên đều bị phớt lờ, và Đức, với hậu thuẫn của Pháp và Hà Lan vẫn xúc tiến công trình.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111108-nord-stream-con-dao-hai-luoi-trong-quan-he-nga-%E2%80%93-eu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten