Sau nhiều lần đình hoãn, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp 1992. Theo dự kiến, dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10/2013. Phiên họp thứ nhất của Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã diễn ra vào đầu tháng 8/2011 dưới sự chủ toạ của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Chưa biết Hiến pháp sẽ được sửa đổi như thế nào, nhưng trong phiên họp hôm đầu tháng 8/2011, ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố là việc biên soạn dự thảo phải bám sát thực tế, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, nhưng đồng thời phải “ bám sát Cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng”. Ông Nguyễn Sinh Hùng còn yêu cầu là hoạt động của ủy ban phải “ bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng”. Trước khi trình cho Quốc hội vào tháng 10 năm 2012, bản dự thảo Hiến pháp còn phải được báo cáo cho Bộ Chính trị.
Trong điều kiện như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp liệu có sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản về thể chế ở Việt Nam? Hiến pháp cần phải được sửa đổi như thế nào để thật sự có tam quyền phân lập, để Nhà nước thật sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?
Đối với giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, những bản Hiến pháp sau này của Việt Nam coi như đã đi thụt lùi so với bản Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là bản Hiến pháp được coi là rất dân chủ, nhất là vì nó bảo đảm tam quyền phân lập và quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Cho nên, theo giáo sư Tương Lai, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 dĩ nhiên phải đáp ứng những yêu cầu mới của thế kỷ 21, nhưng phải dựa trên căn bản là tinh thần của bản Hiến pháp 1946.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với giáo sư Tương Lai từ Sài Gòn:
RFI: Kính thưa giáo sư Tương Lai, theo giáo sư, trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992, điều gì là trọng yếu nhất?
Giáo sư Tương Lai: Việc sửa đổi Hiến pháp là một điều đáng mừng, vì đó là đòi hỏi của đời sống. Vấn đề đặt ra là phải sửa như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của dân. Tôi cho là sửa Hiến pháp tương đối dễ, vì đã có một cái chuẩn, đó là Hiến pháp 1946 của Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, được thông qua cách đây 65 năm, tháng 11 năm 1946.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Hiến pháp 1946 là Hiến pháp tiến bộ nhất, mẫu mực nhất. Đó là một Hiến pháp dân chủ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, một ngày sau khi tuyên bố độc lập 2/9: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Hiến pháp 1946 là làm theo hướng thượng tôn pháp luật để đảm bảo quyền lợi của dân.
Đương nhiên là đã 65 năm rồi, thời cuộc có thay đổi và phải cập nhật với tinh thần của thế kỹ 21 này, nhưng về cơ bản thì phải dựa trên Hiến pháp 1946, theo tinh thần Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ có những quyền không ai xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Hiến pháp 1992 nếu có được sửa đổi thì phải theo được tinh thần đó.
RFI: Thưa Giáo sư, Hiến pháp 1946 là mẫu mực vì nó phân định rạch ròi tam quyền phân lập: hành pháp, lập pháp và tư pháp?
Giáo sư Tương Lai: Cái mà tôi nói là có một mô hình tương đối chuẩn là Hiến pháp 1946 không phải là ý kiến cá nhân. Tôi có tham dự cuộc họp của hội đồng xét duyệt thẩm định các đề tài sửa đổi Hiến pháp 1992, do Văn phòng QH và Bộ Khoa học Công nghệ triệu tập. Trong Hội đồng đó, tất cả các thành đều nhận định rằng Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp mẫu mực, mà những Hiến pháp về sau đó không đạt được. Vậy thì đổi mới có khi lại là quay trở lại cái trước đây. Trước đây làm đúng quy luật, nhưng sau đó người ta lại không làm đúng quy luật, gây nên những trở ngại.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì Hiến pháp 1946 gồm có 70 điều, nội dung có nhiều, nhưng chỉ tập trung vào hai vấn đề: xác lập quyền của công dân, quyền của Nhà nước và quyền giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Mà ở đây nổi bật lên hai điểm quan trọng nhất: ngăn cấm sự lạm quyền của quyền lực Nhà nước và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân.
Hiến pháp 1946 làm nổi bật lên nguyên tắc cơ bản là đặt pháp quyền lên trên Nhà nước và quyền phúc quyết Hiến pháp là thuộc về dân. Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức theo nguyên tắc là tam quyền phân lập, để kiểm tra lẫn nhau. Trong Nhà nước pháp quyền ấy, Nhà nước và công chức chỉ được phép làm những gì luật pháp cho phép, còn người dân thì được làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm. Những yếu tố pháp quyền đặt lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực là điều mà các Hiến pháp sau này không làm rõ. Bây giờ sửa đổi thì phải quay trở về với tinh thần, nội dung và những nguyên tắc mà Hiến pháp 1946 đã đạt được.
RFI: Thưa giáo sư, có một điểm trước đây không có trong Hiến pháp 1946, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, như quy định của điều 4 Hiến pháp 1992. Vậy thì khi sửa đổi Hiến pháp, có nên xóa bỏ điều 4 hoặc sửa đổi điều khoản này?
Giáo sư Tương Lai: Về điểm này thì theo tôi, tốt nhất là thực hiện ngay tinh thần mà tôi nêu lên trong Hiến pháp 1946, đó là quyền của người dân được phúc quyết Hiến pháp.
Đảng khẳng định là vai trò lãnh đạo của đảng đã được nhân dân tôn trọng. Tôi nhớ là gần đây, bạn tôi, giáo sư Chu Hảo, trong một bài báo có đặt ra vấn đề như thế này: điều 4 Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy thì để khẳng định một lần nữa là ý đảng hợp với lòng dân, chỉ việc đưa ra trưng cầu dân ý, theo tinh thần quyền phúc quyết thuộc về dân. Nếu đúng là dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, thì quyền phúc quyết Hiến pháp ấy của dân sẽ có sức mạnh lớn lao và làm uy tín lãnh đạo của đảng tăng lên, đồng thời trở thành vấn đề mang tính pháp lý nữa. Vậy thì hãy mạnh dạn đưa vấn đề này ra để người dân phúc quyết.
Cho nên, không nên đặt ra vấn đề là xóa bỏ hay không xóa bỏ điều 4. Ai có quyền làm điều đó? Chỉ có dân mới có quyền mà thôi.
RFI: Thưa giáo sư, ở Việt Nam có một số văn bản luật bị xem là trái với Hiến pháp. Trong Hiến pháp có quy định những quyền tự do như quyền tự do ngôn luận, nhưng trong Bộ luật hình sự Việt Nam lại có điều 88 về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Làm sao phân biệt được ranh gìới giữa tự do ngôn luận và tội danh này?
Giáo sư Tương Lai: Ở đây có vấn đề: Những điều quy định trong Hiến pháp, những điều quy định trong luật, hay là trong nghị quyết, với quá trình thực hiện đó, thì bao giờ cũng có một khoảng cách. Khoảng cách đó có thể ngắn, mà cũng có thể dài.
Vấn đề đặt ra là nếu tinh thần thượng tôn pháp luật, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, được thực thi một cách nghiêm túc, thì mọi văn bản luật hay dưới luật đều không được mâu thuẩn với bộ luật tối cao nhất, đó là Hiến pháp, vì Hiến pháp là ý chí của dân tuyên bố trước thế giới về thể chế Nhà nước của mình và cũng là tuyên bố khẳng định là dân sẽ chấp hành trên tinh thần đó.
Quá trình đưa những vấn đề đã quy định trong Hiến pháp, trong luật pháp vào thực tế bao giờ cũng có những mâu thuẩn. Chuyện này phải được khắc phục dần. Để khắc phục nó thì không gì khác hơn là phải làm thế nào để ý thức thượng tôn pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh, từ trong dân và trước hết là từ những người cầm quyền.
RFI: Thưa giáo sư, Việt Nam có nên thành lập Tòa án Hiến pháp hay Tòa Bảo Hiến để giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật?
Giáo sư Tương Lai: Trong phiên họp thẩm định về đề tài sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi, những thành viên trong Hội đồng, cũng đã đề xuất vấn đề này. Phải có Tòa án Hiến pháp để kiểm tra việc thực thi Hiến pháp. Đó là điều phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vấn đề đặt ra là Việt Nam, nếu muốn đi vào quỹ đạo chung của thế giới, thì phải làm theo điều này. Nếu những gì trước nay chưa làm được, thì bây giờ làm đi! Đơn giản thế thôi. Vấn đề đặt ra là: Người dân Việt Nam và những người cầm quyền có muốn thực thi Hiến pháp theo đúng quỹ đạo của thế giới văn minh này hay không?
RFI: Nhưng nếu những thành viên của Tòa án Hiến pháp này cũng là do đảng chỉ định thì làm sao có thể bảo đảm được tính độc lập của cơ chế này?
Giáo sư Tương Lai: Đây là vấn đề nan giải đây. Nhưng bất cứ cái gì cũng đòi hỏi từng bước quá độ. Một lúc mà đòi hỏi ngay thì tôi cho đó là ảo tưởng. Nhưng xu thế chung là xu thế thực thi dân chủ. Dân chủ đang là đòi hỏi mang tính bức xúc của toàn xã hội và về phía đảng lãnh đạo, những người cầm quyền đều thấy rằng, chỉ trên cơ sở mở rộng dân chủ, thực thi dân chủ thì vận hành xã hội mới có thể thông suốt.
Trong việc thực thi Tòa án Hiến pháp, bao giờ cũng có cách thành lập và đề cử, rồi thông qua. Vấn đề là cái quy trình đó phải bảo đảm tính chất dân chủ. Cái quy trình dân chủ đó buộc đảng lãnh đạo, cũng như Nhà nước quản lý phải theo đúng mô hình đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đó là cái đã được rao giảng từ rất lâu rồi, bây giờ phải thực thi điều đó. Trong đó, phải nhấn mạnh là nhân dân làm chủ như thế nào. Nhân dân phải làm chủ bằng quyền phúc quyết Hiến pháp, bằng trưng cầu dân ý, bằng việc phản biện và đề đạt nguyện vọng của mình mà không bị xem là lực lượng thù địch hay những phần tử muốn “diễn biến hòa bình”. Những vấn đề đó phải được đặt ra một cách công khai, minh bạch trong đời sống xã hội. Đó là để bảo đảm thành công cho việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như cho những việc mà hiện nay Nhà nước đang cố gắng làm.
RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111031-phai-tro-ve-voi-tinh-than-cua-hien-phap-1946
Trong điều kiện như vậy, việc sửa đổi Hiến pháp liệu có sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản về thể chế ở Việt Nam? Hiến pháp cần phải được sửa đổi như thế nào để thật sự có tam quyền phân lập, để Nhà nước thật sự là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân?
Đối với giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, những bản Hiến pháp sau này của Việt Nam coi như đã đi thụt lùi so với bản Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là bản Hiến pháp được coi là rất dân chủ, nhất là vì nó bảo đảm tam quyền phân lập và quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Cho nên, theo giáo sư Tương Lai, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 dĩ nhiên phải đáp ứng những yêu cầu mới của thế kỷ 21, nhưng phải dựa trên căn bản là tinh thần của bản Hiến pháp 1946.
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với giáo sư Tương Lai từ Sài Gòn:
Giáo sư Tương Lai: Việc sửa đổi Hiến pháp là một điều đáng mừng, vì đó là đòi hỏi của đời sống. Vấn đề đặt ra là phải sửa như thế nào để đáp ứng nguyện vọng của dân. Tôi cho là sửa Hiến pháp tương đối dễ, vì đã có một cái chuẩn, đó là Hiến pháp 1946 của Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam DCCH, được thông qua cách đây 65 năm, tháng 11 năm 1946.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Hiến pháp 1946 là Hiến pháp tiến bộ nhất, mẫu mực nhất. Đó là một Hiến pháp dân chủ, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, một ngày sau khi tuyên bố độc lập 2/9: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Hiến pháp 1946 là làm theo hướng thượng tôn pháp luật để đảm bảo quyền lợi của dân.
Đương nhiên là đã 65 năm rồi, thời cuộc có thay đổi và phải cập nhật với tinh thần của thế kỹ 21 này, nhưng về cơ bản thì phải dựa trên Hiến pháp 1946, theo tinh thần Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ có những quyền không ai xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Hiến pháp 1992 nếu có được sửa đổi thì phải theo được tinh thần đó.
RFI: Thưa Giáo sư, Hiến pháp 1946 là mẫu mực vì nó phân định rạch ròi tam quyền phân lập: hành pháp, lập pháp và tư pháp?
Giáo sư Tương Lai: Cái mà tôi nói là có một mô hình tương đối chuẩn là Hiến pháp 1946 không phải là ý kiến cá nhân. Tôi có tham dự cuộc họp của hội đồng xét duyệt thẩm định các đề tài sửa đổi Hiến pháp 1992, do Văn phòng QH và Bộ Khoa học Công nghệ triệu tập. Trong Hội đồng đó, tất cả các thành đều nhận định rằng Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp mẫu mực, mà những Hiến pháp về sau đó không đạt được. Vậy thì đổi mới có khi lại là quay trở lại cái trước đây. Trước đây làm đúng quy luật, nhưng sau đó người ta lại không làm đúng quy luật, gây nên những trở ngại.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì Hiến pháp 1946 gồm có 70 điều, nội dung có nhiều, nhưng chỉ tập trung vào hai vấn đề: xác lập quyền của công dân, quyền của Nhà nước và quyền giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Mà ở đây nổi bật lên hai điểm quan trọng nhất: ngăn cấm sự lạm quyền của quyền lực Nhà nước và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân.
Hiến pháp 1946 làm nổi bật lên nguyên tắc cơ bản là đặt pháp quyền lên trên Nhà nước và quyền phúc quyết Hiến pháp là thuộc về dân. Nhà nước pháp quyền phải được tổ chức theo nguyên tắc là tam quyền phân lập, để kiểm tra lẫn nhau. Trong Nhà nước pháp quyền ấy, Nhà nước và công chức chỉ được phép làm những gì luật pháp cho phép, còn người dân thì được làm tất cả những điều gì luật pháp không cấm. Những yếu tố pháp quyền đặt lên trên nguyên tắc quyền lực và tổ chức quyền lực là điều mà các Hiến pháp sau này không làm rõ. Bây giờ sửa đổi thì phải quay trở về với tinh thần, nội dung và những nguyên tắc mà Hiến pháp 1946 đã đạt được.
RFI: Thưa giáo sư, có một điểm trước đây không có trong Hiến pháp 1946, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng, như quy định của điều 4 Hiến pháp 1992. Vậy thì khi sửa đổi Hiến pháp, có nên xóa bỏ điều 4 hoặc sửa đổi điều khoản này?
Giáo sư Tương Lai: Về điểm này thì theo tôi, tốt nhất là thực hiện ngay tinh thần mà tôi nêu lên trong Hiến pháp 1946, đó là quyền của người dân được phúc quyết Hiến pháp.
Đảng khẳng định là vai trò lãnh đạo của đảng đã được nhân dân tôn trọng. Tôi nhớ là gần đây, bạn tôi, giáo sư Chu Hảo, trong một bài báo có đặt ra vấn đề như thế này: điều 4 Hiến pháp quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy thì để khẳng định một lần nữa là ý đảng hợp với lòng dân, chỉ việc đưa ra trưng cầu dân ý, theo tinh thần quyền phúc quyết thuộc về dân. Nếu đúng là dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng, thì quyền phúc quyết Hiến pháp ấy của dân sẽ có sức mạnh lớn lao và làm uy tín lãnh đạo của đảng tăng lên, đồng thời trở thành vấn đề mang tính pháp lý nữa. Vậy thì hãy mạnh dạn đưa vấn đề này ra để người dân phúc quyết.
Cho nên, không nên đặt ra vấn đề là xóa bỏ hay không xóa bỏ điều 4. Ai có quyền làm điều đó? Chỉ có dân mới có quyền mà thôi.
RFI: Thưa giáo sư, ở Việt Nam có một số văn bản luật bị xem là trái với Hiến pháp. Trong Hiến pháp có quy định những quyền tự do như quyền tự do ngôn luận, nhưng trong Bộ luật hình sự Việt Nam lại có điều 88 về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Làm sao phân biệt được ranh gìới giữa tự do ngôn luận và tội danh này?
Giáo sư Tương Lai: Ở đây có vấn đề: Những điều quy định trong Hiến pháp, những điều quy định trong luật, hay là trong nghị quyết, với quá trình thực hiện đó, thì bao giờ cũng có một khoảng cách. Khoảng cách đó có thể ngắn, mà cũng có thể dài.
Vấn đề đặt ra là nếu tinh thần thượng tôn pháp luật, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, được thực thi một cách nghiêm túc, thì mọi văn bản luật hay dưới luật đều không được mâu thuẩn với bộ luật tối cao nhất, đó là Hiến pháp, vì Hiến pháp là ý chí của dân tuyên bố trước thế giới về thể chế Nhà nước của mình và cũng là tuyên bố khẳng định là dân sẽ chấp hành trên tinh thần đó.
Quá trình đưa những vấn đề đã quy định trong Hiến pháp, trong luật pháp vào thực tế bao giờ cũng có những mâu thuẩn. Chuyện này phải được khắc phục dần. Để khắc phục nó thì không gì khác hơn là phải làm thế nào để ý thức thượng tôn pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh, từ trong dân và trước hết là từ những người cầm quyền.
RFI: Thưa giáo sư, Việt Nam có nên thành lập Tòa án Hiến pháp hay Tòa Bảo Hiến để giám sát tính hợp hiến của các văn bản luật?
Giáo sư Tương Lai: Trong phiên họp thẩm định về đề tài sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi, những thành viên trong Hội đồng, cũng đã đề xuất vấn đề này. Phải có Tòa án Hiến pháp để kiểm tra việc thực thi Hiến pháp. Đó là điều phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vấn đề đặt ra là Việt Nam, nếu muốn đi vào quỹ đạo chung của thế giới, thì phải làm theo điều này. Nếu những gì trước nay chưa làm được, thì bây giờ làm đi! Đơn giản thế thôi. Vấn đề đặt ra là: Người dân Việt Nam và những người cầm quyền có muốn thực thi Hiến pháp theo đúng quỹ đạo của thế giới văn minh này hay không?
RFI: Nhưng nếu những thành viên của Tòa án Hiến pháp này cũng là do đảng chỉ định thì làm sao có thể bảo đảm được tính độc lập của cơ chế này?
Giáo sư Tương Lai: Đây là vấn đề nan giải đây. Nhưng bất cứ cái gì cũng đòi hỏi từng bước quá độ. Một lúc mà đòi hỏi ngay thì tôi cho đó là ảo tưởng. Nhưng xu thế chung là xu thế thực thi dân chủ. Dân chủ đang là đòi hỏi mang tính bức xúc của toàn xã hội và về phía đảng lãnh đạo, những người cầm quyền đều thấy rằng, chỉ trên cơ sở mở rộng dân chủ, thực thi dân chủ thì vận hành xã hội mới có thể thông suốt.
Trong việc thực thi Tòa án Hiến pháp, bao giờ cũng có cách thành lập và đề cử, rồi thông qua. Vấn đề là cái quy trình đó phải bảo đảm tính chất dân chủ. Cái quy trình dân chủ đó buộc đảng lãnh đạo, cũng như Nhà nước quản lý phải theo đúng mô hình đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đó là cái đã được rao giảng từ rất lâu rồi, bây giờ phải thực thi điều đó. Trong đó, phải nhấn mạnh là nhân dân làm chủ như thế nào. Nhân dân phải làm chủ bằng quyền phúc quyết Hiến pháp, bằng trưng cầu dân ý, bằng việc phản biện và đề đạt nguyện vọng của mình mà không bị xem là lực lượng thù địch hay những phần tử muốn “diễn biến hòa bình”. Những vấn đề đó phải được đặt ra một cách công khai, minh bạch trong đời sống xã hội. Đó là để bảo đảm thành công cho việc sửa đổi Hiến pháp, cũng như cho những việc mà hiện nay Nhà nước đang cố gắng làm.
RFI: Xin cám ơn giáo sư Tương Lai.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111031-phai-tro-ve-voi-tinh-than-cua-hien-phap-1946
Geen opmerkingen:
Een reactie posten