maandag 12 augustus 2013

Phải chăng Mỹ đã bắt đầu “xoay” trục châu Á – Thái Bình Dương?

Sunday, August 11, 2013


Phải chăng Mỹ đã bắt đầu “xoay” trục châu Á – Thái Bình Dương?

QLB - Thời gian gần đây, đặc biệt trong 1, 2 tháng qua, dư luận đã chứng kiến một loạt các hoạt động ngoại giao con thoi của lãnh đạo các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là những cuộc thăm viếng, gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao của các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, với lãnh đạo của các nước khu vực ASEAN, châu Á, có vai trò và lợi ích liên quan đến Biển Đông.

Cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ quốc
ảnh: Đức Minh
Tình hình này nói lên điều gì? Trước hết, phải thấy rằng sau một thời gian triển khai các hoạt động gây hấn trên thực địa nhằm vào những vị trí xung yếu trong Biển Đông và Hoa Đông để vừa thăm dò, thử phản ứng, vừa răn đe các nước trực tiếp hoặc gián tiếp có các quyền và lợi ích đối với những vùng biển, đảo xung yếu này, Trung Quốc dường như đã đến lúc thể hiện quyết tâm triển khai một bước mới mạnh mẽ hơn, bài bản hơn nhằm sớm thực hiện "giấc mơ Trung Hoa” trở thành cường quốc biển trước khi vươn lên trở thành siêu cường quốc tế; cạnh tranh, tranh giành ngôi vị của các cường quốc khác, trước hết là Mỹ, Nhật, kể cả Ấn Độ nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là một chủ trương chiến lược tiến ra biển, làm chủ biển, không bao giờ thay đổi của Trung Quốc. Nếu ai đó còn nghi ngờ về điều này xin hãy lắng nghe phát biểu mới đây nhất của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại lớp học chuyên đề về biển của các Ủy viên Bộ Chính trị TƯ ĐCS Trung Quốc ngày 31-7 rằng: việc trở thành cường quốc biển là "nhiệm vụ quan trọng của Trung Quốc, bởi đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học công nghệ”, vì thế mà Trung Quốc không từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình.

Phải chăng đó chính là căn nguyên lý giải cho những hoạt động ngoại giao con thoi của lãnh đạo cấp cao các cường quốc trong thời gian qua đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương? …Phải chăng đã đến lúc các nước trong khu vực, quốc tế phải xem xét điều chỉnh chiến lược, sách lược của mình. Nhất là những ứng xử trước đây tỏ ra còn do dự, thậm chí né tránh hay thỏa hiệp mà dư luận đã có lúc hoài nghi, phê phán về thái độ và cách ứng xử này của một số nước. Dư luận có quyền cho rằng, chính tình trạng đó đã tạo cơ hội cho Trung Quốc "làm tới”, thực sự đe dọa và xâm phạm chủ quyền quốc gia, lợi ích chiến lược sống còn của các nước, trước hết là các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó không thể không kể đến Mỹ, Nhật, Ấn Độ, các nước ASEAN…

Và, vì vậy dư luận cũng không bất ngờ trước việc Thượng viện Hoa Kỳ ngày 29-7 thông qua với tỷ lệ áp đảo Nghị quyết 167, kêu gọi giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nghị quyết do Thượng nghị sĩ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện bảo trợ, thúc giục các nước có tuyên bố chủ quyền tại hai vùng biển này nhanh chóng hình thành và thông qua một bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột. Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, việc Bắc Kinh phát hành bản đồ chính thức xác nhận chủ quyền theo đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông và thành lập thành phố Tam Sa. Nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án hành động đe dọa, áp bức và dùng vũ lực để giành chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Cùng lúc đó, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tuyên bố các hành động gây hấn của Bắc Kinh giành chủ quyền có nguy cơ là những sự tính toán sai lầm, nhưng đồng thời cũng giúp Washington củng cố các mối quan hệ với các nước trong khu vực. Reuters dẫn phát biểu của Tướng Herbert Carlisle hôm 29-7 nói rằng, mỗi một hành động của Bắc Kinh đều dẫn tới các hậu quả không mong muốn cùng nhiều hiệu ứng kéo theo sau.

Tình hình trên là những lý giải đầy thuyết phục cho những hoạt động đáng chú ý, nổi bật nhất trong hai chuyến đi châu Á của 2 nhân vật "chóp bu” nói trên. Điều đáng lưu ý là cả 2 chuyến đi này của lãnh đạo cấp cao 2 cường quốc Mỹ và Nhật đến các nước châu Á diễn ra trong cùng một thời điểm. Đặc biệt, là qua nội dung mà họ đã thỏa thuận và nhấn mạnh trong mỗi cuộc gặp, chúng ta có thể thấy được những tương đồng. Đó là cả Mỹ và Nhật đều muốn tăng cường hơn nữa, thực chất hơn nữa, gắn bó hơn nữa các mối quan hệ chiến lược mà đã có lúc tưởng chừng như bị rạn nứt, chia rẽ hoàn toàn. Đặc biệt là về mặt an ninh, để đối phó với những thách thức an ninh mà các bên đang phải đối mặt do những hoạt động ngày càng mạnh mẽ, ngày càng quyết liệt, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Những hoạt động đó đã và đang là nguy cơ hiện hữu trực tiếp đe dọa và làm lung lay vị thế, vai trò của Mỹ và Nhật tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương không những về sức mạnh kinh tế mà cả sức mạnh quân sự đã từng tồn tại trong lịch sử. Như mọi người đã biết cả Nhật và Mỹ đều là những nước đã từng dùng sức mạnh quân sự, chính trị cường quyền để thực hiện chủ trương "Đại Đông Á”, "Bá chủ hoàn cầu”…và, hiện tại vẫn còn đó, dù chúng được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. Chính vì thế mà họ đã trở thành đối thủ cạnh tranh giành giật với một nước Trung Hoa đang trỗi dậy.

Với Trung Quốc, Mỹ, Nhật, thậm chí cả Ấn Độ là những đối thủ đáng gờm không thể không tính đến mỗi khi họ triển khai thực hiện "giấc mơ Trung Hoa”. Cán cân quyền lực, sự cân bằng địa – chính trị trong khu vực, nếu có sự thay đổi trong mối tương quan hiện hữu, sẽ là nguy cơ đối đầu, xung đột xảy ra có ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình của khu vực và thế giới.

Từ những diễn biến nói trên, dường như Mỹ và Nhật đã đến lúc không còn giữ được thái độ nước đôi như trước đây nữa. Phải chăng, đã đến lúc Mỹ phải hành động để khởi động chủ trương xoay trục châu Á - Thái Bình Dương như họ đã từng tuyên bố trước đây. Việc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có mặt tại Singapore, gặp gỡ Thủ tướng Lý Hiển Long và đi thăm các cơ sở quốc phòng của mình ở Pratt và Whitney và lên tàu chiến USS Freedom đang túc trực tại đây, rõ ràng là một trong những khởi động thực chất đó của Mỹ.

Còn Nhật thì sao? Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một chủ đề quan trọng trong chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Nhật. Tại đảo quốc sư tử, ông Abe đã gặp gỡ với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, người cũng vừa có chuyến thăm tới đây. Ông Abe và ông Biden đã có cuộc gặp vào ngày thứ Sáu để thảo luận về tình trạng mối quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.

Vào ngày thứ Bảy, khi ông Abe tới thăm Philippines, hai bên đã ra tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ hợp tác trên biển. Tại Manila, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Thủ tướng Abe khẳng định: "Đối với Nhật Bản, Philippines là một đối tác chiến lược có chung những giá trị cốt lõi và nhiều lợi ích chiến lược”.

Đặc biệt trong chuyến thăm, Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần dương để trang bị cho lực lượng tuần tra bờ biển của nước này. Đây là một phần trong chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Tokyo dành cho Manila. Một điểm chung giữa Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á là cùng có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc. Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động tuần tra quân sự và bán quân sự trên Biển Đông - nơi hơn một nửa giá trị hàng hóa trong thương mại toàn cầu đi qua hàng năm.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tất cả các thành viên còn lại trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tuyên bố chủ quyền đối với các phần của vùng biển này. Hiện Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa nước này với Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế.

Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông. Trước khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây hơn 1 tuần, ông Abe đã có chuyến bay 1.200 dặm tới một hòn đảo nằm ở tận cùng khu vực tranh chấp với Trung Quốc để thể hiện quyết tâm sẽ bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Mới chỉ nhậm chức Thủ tướng Nhật được 7 tháng nhưng đến nay, ông Abe đã có 3 lần công du Đông Nam Á. Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, mục tiêu của ông Abe trong những chuyến thăm này là tăng cường vị thế của Tokyo tại Đông Nam Á, theo đó hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh về mọi mặt tại khu vực này. Điều đáng lưu ý là sau cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày thứ Sáu với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Abe tuyên bố: Nhật Bản và Đông Nam Á nhất trí về sự cần thiết phải "đảm bảo rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương được cai trị bởi luật pháp thay vì sự áp đặt và đe dọa”.

Hẳn là mọi người ai cũng biết ông Abe đang ám chỉ ai và đang lo ngại về điều gì đang diễn ra tại Biển Đông và hiểu Hoa Đông.

"Cai trị bởi pháp luật”, đó cũng chính là mục tiêu, ý nguyện của cả cộng đồng đang tồn tại trong thế giới văn minh này và đấy cũng chính là cơ sở để xây nên "lòng tin chiến lược” như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích cụ thể trong phát biểu khai mạc Diễn đàn Shangri La 12, tại Singapore.

Chưa biết chúng ta nên buồn hay vui trước những động thái nói trên. Tuy nhiên, dù sao thì những diễn biến nói trên cũng có tác động giúp ta suy ngẫm trong khi cần củng cố hơn niềm tin, hy vọng để tiếp tục phấn đấu vì hòa bình, an ninh và hợp tác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương đầy sóng gió này.
Luật gia Trần Công Trục
 
http://quanlambao.blogspot.nl/2013/08/phai-chang-my-bat-au-xoay-truc-chau.html#more

Sunday, August 11, 2013

Sự thật đằng sau chính sách “xoay trục” của Mỹ

QLB  - Đối mặt trật tự thế giới mới với sự nổi lên của Trung Quốc, Mỹ đã khởi xướng chiến lược “xoay trục” sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Ảnh minh họa.

Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc là một quốc gia quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sự mất cân bằng trong sức mạnh tổng thể giữa hai nước là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nổi bật nhất là sự hợp tác của Mỹ với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Philippines. Mặc dù sở hữu một kho vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không có thể sử dụng để kiềm chế siêu cường đang lên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy chưa đến gần một cuộc xung đột, nhưng căng thẳng Trung Quốc-Mỹ là cao. Trong một buổi điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ ngày 24/7, các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết chiến lược “tái cân bằng” khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là cần thiết trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và Triều Tiên liên tục có hành động khiêu khích hạt nhân.

Những câu hỏi như: Làm thế nào Mỹ có thể can thiệp vào các vấn đề an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược tái cân bằng? Khi nào thì can thiệp và can thiệp sâu đến mức nào”…vẫn chưa có câu trả lời. Do đó, các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương vẫn không chắc chắn liệu Mỹ có duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực hoặc theo cam kết hay không.

Chính quyền Obama đã nhiều lần bày tỏ rằng chiến lược tái cân bằng nhắm vào “toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, chứ không phải chỉ nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chiến lược này không nhằm vào Trung Quốc, thì sau đó mục tiêu là gì? Sự thật là chiến lược tái cân bằng này có mục tiêu rõ ràng và có nhiều tình tiết không thể được tiết lộ cho công chúng.

Chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nó cũng đã dẫn đến các cuộc tập trận chung quy mô lớn và phô trương các loại vũ khí tiên tiến; thúc đẩy các quốc gia Châu Á khác hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ hưởng lợi.

Cho đến nay, Mỹ đã khiến cho các đồng minh Nhật Bản và Philippines thất vọng vì không chịu hỗ trợ đầy đủ trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Hiện chưa rõ kết cục của cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (do Nhật Bản quản lý và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền) và tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông (một khu vực mà Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần) đã khiến cho các quốc gia láng giềng sa vào một cuộc chạy đua vũ trang.

Chuyên gia quân sự Mỹ cho để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.

Tuy nhiên, với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, nhiều người lo ngại liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?

Lê Chân (theo WantChinaTimes)
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten