maandag 5 augustus 2013

Nhạc sĩ Hoàng Giác – với bản nhạc Ngày về!

nhạc sĩ Hoàng Giác – với bản nhạc Ngày về!


Tung cánh chim tìm về tổ ấm

A-Ngayve-danlambao
  • Tung cánh chim tìm về tổ ấm 
Chỉ nghe một câu ngắn ngủi này thôi là người dân miền Nam ngày trước ai cũng biết và nghĩ ngay tới chương trình Chiêu hồi của chính phủ Việt Nam Cộng hòa trước 75.

Tung cánh chim tìm về tổ ấm 
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm 
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi 
luyến tiếc bao ngày xanh 
 
Đó là 4 câu đầu của bài hát Ngày về của Hoàng Giác mà người miền Nam ngày trước ai cũng nằm lòng.
Ngày về là một bài hát nổi tiếng, tiêu biểu của loại nhạc tiền chiến do nhạc sĩ Hoàng Giác sáng tác năm 1947.
Hoàng Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm, xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi, một ngôi trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn Mẫn, Ngọc Bích và Đoàn Chuẩn. Họ đều thuộc dòng nhạc tình lãng mạn, sáng tác không nhiều, nhưng lại được nhiều người biết đến. Đó là những nghệ nhân tài hoa thực sự trong làng âm nhạc VN nửa đầu thế kỷ 20 và đã có công rất lớn tạo nên nền tân nhạc nước nhà. Họ đều để lại những ca khúc bất hủ, vượt thời gian mà bất cứ ai yêu nhạc cũng đều biết đến.
Đầu năm 1945, khi mới 21 tuổi, Hoàng Giác viết bài hát đầu tiên, bàiMơ hoa. Đây là bài hát được nhiều người biết đến và yêu thích nhất trong những sáng tác của ông. Nhưng bài mà ông tâm đắc nhất là bài Ngày về. Cũng năm 1945 đó, Cách mạng tháng Tám chống Pháp bùng nổ, cũng như những người yêu nước chống ngoại xâm lúc ấy, Hoàng Giác hăng hái tham gia. Đến khi toàn quốc kháng chiến, ông tham gia Đoàn Tuyên truyền xung phong và tuyệt phẩm Ngày Về được ra đời sau đó, vào những ngày cuối năm 1946. Hoàng Giác đã làm bài này trên đường trở về thăm gia đình sau những chuyến đi công tác xa nhà.
Lời 1: 
Tung cánh chim tìm về tổ ấm 
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm 
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi 
luyến tiếc bao ngày xanh. 
Tha thiết mong tìm về bạn cũ 
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió 
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây 
mờ khuất xa xôi nghìn phương 
Trên đường tha hương, vui gió sương 
riêng lòng ta mang mối nhớ thương 
âm thầm thương tiếc cho ngày về 
tìm lại đường tơ nay đã dứt 
Nghe tiếng chim chiều về gọi gió 
như tiếng tơ lòng người bạc phước 
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương 
dừng bước tha hương lòng đau. 
Lời 2: 
Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm 
mơ đến em một ngày đầm ấm 
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương 
tìm đến em nay còn đâu. 
Năm tháng phai mờ lời hẹn ước 
trong gió sương hình người tình mến 
oán trách ai quên lời thề lúc ra đi 
thôi ước mơ chi ngày mai 
Phong trần tha hương bao nhớ thương 
tim buồn ta mơ đôi bóng uyên 
lưng trời âu yếm bay tìm đàn 
lòng nguyện giờ đây quên quên hết 
Ta sống không một lời trìu mến 
như bóng con đò lạc bến 
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha 
duyên kiếp sau ta chờ mong. 
Mượn hình ảnh con chim lạc đàn, tác giả bộc lộ nỗi nhớ nhung gia đình, quê hương, bạn bè và người thương: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đằm thắm, nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi, luyến tiếc bao ngày xanh”. Nội dung bài hát xoáy vào nỗi đau của người tình bị thất hẹn và kết thúc bằng lời than thở, ví số phận cô đơn của mình “như bóng con đò lạc bến, lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha”.
Tác phẩm của Hoàng Giác không chỉ có Mơ hoa và Ngày về mà còn có Lỡ cung đànQuê hươngHương lúa đồng quêBóng ngày qua,… và ba ca khúc hợp soạn với nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ là Tiếng hát biên thùyQua bến năm xưa và Trên đường về.
Cũng như một số nhạc sĩ cùng thời như Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Doãn Mẫn,… gia tài âm nhạc của Hoàng Giác không vĩ đại nhưng ông đã chứng minh một điều là trong nghệ thuật, số lượng tác phẩm không hẳn là yếu tố quyết định. Hoàng Giác có khoảng 20 bài hát, mỗi bài hát gắn liền với những kỷ niệm, là những cảm xúc chân thật của con người ông về cuộc đời, điều mà ông cho là quan trọng nhất khi sáng tác. Mơ hoa là một cuộc tình nhỏ, trong sáng của người thanh niên vừa bước vào đời; Quê hương là cảm xúc khi đi qua những vùng quê trong kháng chiến chống Pháp; Ngày về là nỗi lòng của kẻ đi xa nhớ về tổ ấm gia đình. Tất cả đều là những nỗi niềm tâm sự của ông với cuộc đời. Mỗi bài hát có một số phận và nhạc sĩ Hoàng Giác vẫn luôn thấy say mê, hạnh phúc bởi những mảnh đời đó. Ông như một cánh chim bạt gió, luôn khao khát được trở về với trời xanh.
Định mệnh đã đưa đến cho nhạc sĩ Hoàng Giác một người vợ tuyệt vời để đồng cam cộng khổ, để làm điểm tựa tinh thần cho ông trong giai đoạn lao đao nhất của đời ông.
Năm 1951, song thân của Hoàng Giác cậy nhờ mai mối đi hỏi cô Kim Châu cho con trai họ. Cũng có người can ngăn bố mẹ nàng không nên gả con gái cho “thằng nghệ sĩ nghèo rớt mồng tơi”. Thế nhưng có ai biết được ước mơ của nàng, và nàng đã hân hoan chấp nhận lời cầu hôn. Thế là người đẹp Kim Châu trở thành bà Hoàng Giác năm 19 tuổi. Cả Hà Nội xôn xao. Bao nhiêu chàng trai thất vọng.
Nói về sắc đẹp, bà Kim Châu được tôn vào hàng giai nhân đất Hà thành. Biết bao chàng công tử phong lưu cầu cạnh được kề cận bên người đẹp, thế nhưng bà Kim Châu đã rũ bỏ tất cả để về nâng khăn sửa túi cho chàng nhạc sĩ tuy nghèo nhưng rất mực tài hoa, đúng như ước nguyện của mình.
Cuộc sống êm đềm của đôi vợ chồng Hoàng Giác kéo dài được khoảng hơn 15 năm thì tai họa ập xuống. Tuyệt phẩm Ngày về là niềm hạnh phúc và cũng là tai ương cho tác giả.
Lý do chỉ vì ngày ấy chính quyền miền Nam chọn bài Ngày về của ông làm nhạc hiệu cho chương trình “Tiếng chim gọi đàn”, chương trình Chiêu hồi của chính phủ VNCH. Nhà cầm quyền miền Bắc dị ứng với chuyện này nên đã không những chỉ gây cho tác giả nhiều khó khăn mà cả gia đình của ông cũng chịu nhiều hệ lụy.
Chúng ta hãy chỉ cần căn cứ vào những lời sau đây của báo chí trong nước gần đây hé lộ ra chuyện này là cũng đoán được tai họa đã giáng xuống cho gia đình ông nặng nề cỡ nào: “Tai họa này đã biến bà Kim Châu từ một người vợ yếu đuối đã tự gắng gượng và trở thành lao động chính, một mình bà phải chạy vạy, lo toan chuyện cơm áo để nuôi sống chồng con. Đằng đẳng suốt bao nhiêu năm trời bà cặm cụi may vá, đan len thuê kể cả phết hồ dán bao bì. Bà không từ chối bất cứ việc gì, cho dù là nhỏ nhặt hoặc lao nhọc, miễn sao đem lại cho bà chút tiền để khả dĩ mua được thức ăn nuôi sống gia đình. Cực khổ như thế nhưng đó cũng là thời gian bà cảm thấy rất hạnh phúc, vì bà không chỉ được chia sẻ hoạn nạn với ông mà còn thấy… ông che mặt khóc khi chứng kiến vợ mình quá cơ cực”. 
Đó là một phần đời chao đảo của người nghệ sĩ già khá trầm lặng này. Ông bà Hoàng Giác năm nay đã 88 tuổi, vẫn còn sống ở VN và vẫn sống thầm lặng từ đó đến giờ. Phải chăng ông mang nặng một tâm sự bấy lâu nay và đang nuối tiếc một điều gì đó?
Trong thời chiến, bài hát Ngày về thường được phát trên loa phóng thanh, trên trực thăng, trên thuyền bè nhằm kêu gọi những người lầm đường lạc lối hồi chánh, trở về với chính nghĩa, với dân tộc. Lời và nhạc của bài hát thật mượt mà và lai láng tình cảm, dễ xúc động lòng người.
Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ VNCH đề ra để kêu gọi các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và bộ đội miền Bắc buông súng quay về với chính phủ VNCH để hợp tác hoặc trở về với gia đình để làm ăn sinh sống trong chính thể Tự Do của miền Nam.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra Bản tuyên cáo vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi.
Chương trình này thời gian đầu trực thuộc Bộ Công dân vụ và một thời mang tên “Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm Đường”. Sau năm 1963, phân ban Chiêu hồi đổi qua trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965, chuyển sang Bộ Thông tin. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì chính phủ nâng Phủ Đặc ủy Dân vận Chiêu hồi thành Bộ Chiêu hồi riêng để điều hành hệ thống Chiêu hồi trên khắp 44 tỉnh thành của bốn vùng chiến thuật. Mỗi tỉnh thì có một Ty Chiêu hồi.
Phương tiện để thực hiện chương trình nầy bao gồm phát thanh, rải truyền đơn bằng phi cơ hoặc nhồi truyền đơn trong đạn pháo để bắn vào vị trí trú ẩn của VC, cũng như thành lập các đội võ trang tuyên truyền. Ngoài ra, chính phủ còn tìm cách thả dù xuống mật khu VC các radio nhỏ để bắt nghe chương trình phát thanh chiêu hồi, giúp người nghe hiểu rõ chính sách của chính phủ, khuyến khích họ mạnh dạn chọn con đường hồi chánh.
Năm 1967 chính phủ miền Nam đưa ra chính sách“Đại đoàn kết”. Theo đó, các thành phần hồi chánh không những được đoàn tụ cùng gia đình, được giúp đỡ để tái định cư mà còn được trưng dụng tài năng tương xứng với công việc ở bên này chiến tuyến. Chính sách này còn mới mẻ, chưa mấy tác dụng thì miền Bắc tung ra cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Sự kiện này làm gián đoạn chương trình Chiêu hồi vì tình hình an ninh bất ổn, nhưng đến năm sau thì số lượng hồi chánh lại tăng, đạt đến con số 47,023 người cho năm 1969.
Người hồi chánh được đưa vào các trại để học tập chính trị trong thời gian từ bốn đến sáu tuần. Họ được phát quần áo và cung cấp thức ăn, đến khi xuất trại thì được trả về nguyên quán hoặc định cư ở những vùng ấn định. Một số tùy theo khả năng chuyên môn thì được kết nạp vào Cục Tâm lý chiến.
Theo tài liệu của Bộ Chiêu Hồi thì trong thời gian từ năm 1963 đến 1973 chương trình này đã thâu nhận hơn 194,000 người hồi chánh. Điều này cũng có nghĩa là loại được bấy nhiêu quân đối phương ra khỏi chiến trường.
Những bộ đội về với chính phủ VNCH, trở về với đường ngay lẽ phải, thì gọi là Hồi chánh. Vậy thì những người miền Nam lội ngược ra Bắc, nếu có, thì gọi bằng gì? Hồi tà ư? Đúng vậy! Thử hỏi trong chiến tranh VN, có bao nhiêu người từ bỏ miền Nam tự do để lội ngược ra Bắc?
Có ai dám quả quyết nước VN bây giờ vẫn còn là tổ ấm không? Nếu là tổ ấm thì tại sao đàn chim cả triệu con đã tất tả rời tổ cách đây 37 năm, hàng triệu con liều chết bỏ tổ tha phương khắp nơi những năm dài sau đó và cho đến ngày giờ này, bằng cách này hay cách khác, vô số vẫn lìa tổ để kiếm ăn và tìm kiếm bến lành để đậu? Ngày nay, không những những con chim non (du học sinh) túa ra khắp mọi nơi trên thế giới để học hỏi và để tìm nơi nương nấu, mà những con kênh-kênh, đà điểu và đại bàng (các quan lớn của chế độ) cũng đang âm mưu lập tổ cho riêng mình ở những phương trời xa hầu mong cao bay xa chạy một khi “tổ ấm” VN bị động, không còn bay nhảy múa may được nữa. Người chánh thì ca “Tung cánh chim tìm về tổ ấm”. Người tà thì ca “Tung cánh chim rời xa tổ ấm”. 
18 tháng 4 năm 2012
A-BBSon_0
 
http://tunhan.wordpress.com/2013/06/04/nhac-si-hoang-giac-voi-ban-nhac-ngay-ve/

Tiểu sử Nhạc sĩ Hoàng Giác :

http://www.vietnhac.org/baivo/ld-hoanggiac.html

Nhạc sĩ Hoàng Giác: Mãi giấc mơ hoa
11:21, 13/05/2010

Lần đầu tiên được diện kiến ông, tôi xúc động tới mức không biết mình đang nói gì. Dường như tôi nói về những năm tháng đã qua trong đời tôi, về bao nhiêu năm tôi vui buồn trong âm nhạc của ông, khi những bài hát đã thấm vào hồn tôi một tình yêu thiết tha quê hương xứ sở, nó miên man, hoài niệm và dặt dìu, nó tưới mát cho sự cằn khô của một đứa con xa quê như tôi.
Tôi gặp người nhạc sĩ 87 tuổi, tác giả hai tuyệt phẩm "Mơ hoa" và "Ngày về" trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: Trong vòng 10 năm nay, tôi thay đổi tới mười mấy chỗ ở trong thành phố Hà Nội, còn nhạc sĩ Hoàng Giác thì  gần nửa thế kỷ trôi qua, bây giờ mới có một lần duy nhất thiên di. Ông tạm biệt địa chỉ 124 Hàng Bạc, vốn gắn với tên tuổi ông từ nửa cuối của thế kỷ trước để giờ chuyển về 115 A8 Đầm Trấu, một khu đô thị mới được xây dựng và phát triển khoảng mươi năm trở lại đây. Và nhà tôi cách nhà ông chỉ chừng 500m, một khoảng cách đủ để tôi dễ dàng nhìn thấy ông, ngày hai lần đi bộ thể dục hoặc ngẫu hứng uống một cốc bia hơi bên kia đường, quán bia 38 Nguyễn Huy Tự.
Lần đầu tiên được diện kiến ông, tôi xúc động tới mức không biết mình đang nói gì. Dường như tôi nói về những năm tháng đã qua trong đời tôi, về bao nhiêu năm tôi vui buồn trong âm nhạc của ông, khi những bài hát đã thấm vào hồn tôi một tình yêu thiết tha quê hương xứ sở, nó miên man, hoài niệm và dặt dìu, nó tưới mát cho sự cằn khô của một đứa con xa quê như tôi. Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924 trong một gia đình giàu truyền thống, quê gốc ông ở làng Chèm, nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, một trong những làng Việt cổ nổi tiếng bên bờ sông Cái với câu thành ngữ đã trở thành quen thuộc: Giò Chèm, nem Vẽ. Cha của ông là một nghệ sĩ chơi đàn bầu rất hay, nhưng cụ cũng đồng thời lại là một võ sĩ quyền Anh, từng giữ đến chức Chủ tịch Liên đoàn quyền Anh Bắc Kỳ.
Hoàng Giác được cha cho theo học tại Trường Bưởi danh tiếng, và cảm hứng âm nhạc đã đến với ông ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Học cùng lớp với ông ngày đó là các tên tuổi sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng trong nền tân nhạc Việt Nam như Dzoãn Mẫn (tác giả Biệt ly), Ngọc Bích (tác giả Mộng chiều xuân, Hương tình), Đoàn Chuẩn (tác giả hàng chục tình khúc nổi tiếng viết chung với Từ Linh). Hoàng Giác được học nhạc trong Trường Bưởi nhưng phần tự học thêm của ông cũng như của tất cả các nhạc sĩ tân nhạc đương thời mới là quan trọng. Và năng khiếu âm nhạc của ông sớm khẳng định ngay từ bài hát đầu tay được công bố: nhạc phẩm "Mơ hoa" ra mắt công chúng khi ông mới 21 tuổi và được đón nhận nhiệt liệt, không kém gì các sáng tác của hai bậc đàn anh đi trước là Phạm Duy và Văn Cao.
Năm 1947, tuyệt phẩm thứ hai được công bố và đây là sáng tác Hoàng Giác ưng ý nhất trong đời viết nhạc của mình: ca khúc "Ngày về". Số phận của ca khúc này trong lịch sử âm nhạc Việt Nam cũng thật lắm thăng trầm. Sau khi được một số ca sĩ hát ở ngoài Bắc, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, rất ngẫu nhiên, giai điệu của "Ngày về" được chính phủ Việt Nam cộng hòa chọn làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu hồi. Vì tình huống nhạy cảm này mà mãi đến sau 1975, bài "Ngày về" mới được hát trở lại ở ngoài Bắc với nhiều giọng ca nổi tiếng như tài tử Ngọc Bảo, Cao Minh, Lê Dung, Ngọc Tân… nhưng Hoàng Giác ưng ý nhất vẫn là giọng hát Mai Hoa.
Ông Hoài Nam ở Đài SBS Úc Châu kể rằng, bài "Ngày về" trong thời kỳ kháng chiến được các lính Pháp đến Việt Nam rất thích nghe, dù họ không thể hiểu hết nội dung của bài hát. Phải chăng, đó là sự đồng cảm của những người con cùng phải xa quê hương, và bởi vì ngôn ngữ âm thanh của "Ngày về" đã ngân đúng vào nỗi biệt ly mong ước ấy. Nhà thơ Du Tử Lê (tác giả bài thơ "Khúc thụy du" nổi tiếng được Anh Bằng phổ nhạc) trong lần đầu tiên trở lại Việt Nam sau 1975 đã tìm đến nhạc sĩ Hoàng Giác, chỉ để xin một dòng thủ bút duy nhất cùng chữ ký của người nhạc sĩ: Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Sau hai ca khúc kể trên, nhạc sĩ Hoàng Giác còn viết tiếp khoảng 16 nhạc phẩm nữa mà những bài được nhiều người biết đến nhất là Hương lúa đồng quê, Lỡ cung đàn, Quê hương, Bóng ngày qua. Toàn bộ 18 nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác, hầu hết đều được sáng tác trước 1954.
Sau 1954, ông hầu như không sáng tác nữa mà chuyển sang dạy guitar Haoai (Hạ uy cầm) và guitar Tây Ban Nha tại địa chỉ 124 Hàng Bạc, gần nửa thế kỷ dạy đàn của ông đã đào tạo được hàng nghìn học trò, nhưng cái chính là ông đã góp phần làm đẹp thêm cho biết bao nhiêu tâm hồn người Việt. Người viết bài này cũng lớn lên trong giai điệu dặt dìu khúc Hương lúa đồng quê của ông qua giọng hát Hà Thanh.
Năm 1951, Hoàng Giác lập gia đình. Người bạn đời gắn bó với ông suốt 60 năm nay là bà Kim Châu, nguyên là một tiểu thư xinh đẹp, gia giáo của Hà thành lúc đó. Bà Kim Châu cũng là người có tâm hồn nghệ sĩ, bài thơ lục bát Lời ru cỏ non của bà được đăng trên ANTG số ra ngày 27/7/2007 cùng bản phổ nhạc của Thiếu tướng Hữu Ước, gây xúc động cho biết bao  trái tim. Ông bà Hoàng Giác - Kim Châu đón mừng sự chào đời của trưởng nam, nhà thơ - chiến sĩ Hoàng Nhuận Cầm, ngày 7/2/1952. Sau người con đầu lòng là nhà thơ nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm, ông bà Hoàng Giác còn có ba người con nữa, hai gái và một trai. Giờ đây, gia đình tất cả bốn người con đều quây quần xung quanh bố mẹ, người xa nhất cũng chỉ cách nơi ở của nhạc sĩ chừng 2km.
Có một kỷ niệm khó quên của nhạc sĩ Hoàng Giác với người con trai cả của mình liên quan đến đời sống văn học trong nước những năm 1971-1972 còn ít người biết đến. Ngày đó, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khoác áo lính vào chiến trường khi mới 20 tuổi, cùng nhập ngũ một lứa với Vũ Đình Văn, Nguyễn Văn Thạc, anh làm thơ từ rất sớm nhưng chưa đăng chùm nào trên báo cả. Khi tạp chí Văn nghệ Quân đội có in chùm thơ đầu tay của anh, nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ lo con mình ngã xuống mà chưa biết rằng thơ của mình được đăng báo thì thật xót xa, vì ông biết Hoàng Nhuận Cầm vô cùng yêu thơ. Không quản mưa bom bão đạn, đường sá xa xôi, người cha gần 50 tuổi đã đạp xe vào tận Thanh Hóa để tìm đến trận địa của con, thế nhưng đến nơi thì đơn vị của con trai ông đã lên đường. Với sự nhạy cảm của người cha, ông linh cảm rằng chắc chắn Cầm phải để lại cái gì đó. Quả nhiên, ông đã tìm thấy trong một vỏ đạn 37 ly có chùm thơ của con mình.
Nhạc sĩ Hoàng Giác đã mang chùm thơ về Hà Nội và gửi đến tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy đang phát động cuộc thi thơ năm 1971 - 1972. Thật bất ngờ, chùm thơ của Hoàng Nhuận Cầm đã giành giải nhất năm đó cùng với các nhà thơ Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Đức Mậu và Vũ Đình Văn.
Sau lần đầu diện kiến nhạc sĩ Hoàng Giác tại nhà riêng của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, tôi được nhạc sĩ cùng phu nhân Kim Châu tiếp đón tại căn nhà mới ở khu Đầm Trấu trong một không khí thật thân mật, ấm áp. Ông mới chuyển về đây được gần 3 tháng, một căn nhà 2 tầng, không rộng lắm nhưng thiết kế rất đẹp, và không gian thật yên tĩnh, đủ để ông cảm thấy sự thanh thản và bình yên…
Nhắc lại những kỷ niệm xưa, ông bùi ngùi khi nói về những người bạn sáng tác một thời nay đã không còn nữa. Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn, Ngọc Bích đều đã đi xa. Trong lứa bạn nhạc sĩ của thời ấy, nay chỉ còn nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ (tác giả bài Giáo đường im bóng) hiện vẫn sống tại căn nhà 22 Mai Hắc Đế. Mắt ông chợt ánh lên niềm vui khi kể với tôi, chỉ hai ngày nữa, ông sẽ đi họp lớp, gặp lại các bạn bè thuở xưa, trong đó chắc chắn sẽ có nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ. Ông nói tiếp với tôi, từ ngày chuyển về đây, guitar vẫn để trong bao chưa bỏ ra, dây đàn chắc cũng đã chùng, hoen gỉ hết. Mấy năm gần đây, mình cũng thấy gân yếu, tay yếu rồi. Đã gắn bó với nghề dạy đàn nửa thế kỷ, bây giờ chuyển về đây, học sinh vẫn suốt ngày gọi điện, đề nghị thầy mở lớp lại. Chưa biết có dạy học nữa hay không nhưng mấy hôm tới sẽ "rút kiếm ra khỏi bao" thôi, đàn bỏ đấy mà không chơi thì cũng buồn lắm.
Đôi mắt của nhạc sĩ 87 tuổi vẫn còn tinh anh lắm, bên cạnh chỗ ông ngồi là một chồng báo dày, ông vẫn theo dõi tình hình âm nhạc, văn nghệ trong nước và quốc tế, bày tỏ với tôi rằng rất vui khi thấy lớp nghệ sĩ guitar trẻ thực sự có rất nhiều tiến bộ, nhiều người rất xuất sắc, nhất là trong lĩnh vực guitar cổ điển. Tôi hẹn với ông, một ngày gần nhất, cháu và những người bạn của cháu sẽ ôm guitar hát tặng bác nghe những ca khúc mà bác đã viết cách đây hơn nửa thế kỷ, cụ thể là ba bài Mơ hoa, Ngày về và Hương lúa đồng quê. Người nhạc sĩ già nở nụ cười trìu mến: Bác rất sẵn lòng.
Tiễn ra cửa, ông nói với chúng tôi: "Các cháu, những người cầm bút, hãy tiếp tục viết nhiều hơn nữa, hay hơn nữa và phải nhớ rằng cần viết bằng sự thành thật và rung cảm của trái tim mình". Tôi thầm mong, sức khỏe và bình an sẽ luôn ở bên người nhạc sĩ đáng kính cùng gia đình của ông. Và tôi viết bài này như lời ngỏ của một thế hệ, chúng tôi vô cùng biết ơn nhạc sĩ Hoàng Giác cùng những người nhạc sĩ đã cống hiến hết tài năng và tâm hồn mình cho nền tân nhạc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, làm nên bao kiệt tác có sức sống vượt thời gian


  Đỗ Anh Vũ

Các bài mới:
     Tản mạn về nhà văn Lại Văn Long (03/08)
     Tổ quốc trên hết (03/08)
     Không có một giải pháp tốt nhất (02/08)
     Tìm người như thể tìm chim (31/07)
     Chuyện của NSND Lệ Thủy (30/07)
     Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: Lãng du... đúng nghĩa (25/07)
     Phải chớp được thời cơ! (25/07)
Các bài đã đăng:
     Vị đại tá an ninh và những biệt danh (12/05)
     NSƯT Hà Xuyên: Đi tiếp cùng “Biệt động Sài Gòn” (10/05)
     Vũ Đình Liên – ông đồ hiện đại (09/05)
     Hậu duệ của Tướng quân Hoàng Diệu: "Đạo nhà giữ trước" (07/05)
     Nguyên soái Xô Viết cuối cùng Dmitri Yazov tiết lộ những điều trọng đại (06/05)
     Nhà văn Thạch Lam: Mạnh hơn cái chết (05/05)
     NSƯT Việt Anh: Nỗi cô đơn chạy dọc cõi đời (26/04)

http://antgct.cand.com.vn/vi-VN/nhanvat/2010/5/53648.cand
Elvis Phương@ Ngày về(ST HoàngGiác) :

http://m.videos.vietgiaitri.com/Entertainment/phim-video-clip-elvis-phuong-ngay-vest-hoanggiac-id.ITyXo1MMtoY.vgt

Elvis Phương@ Ngày về(ST HoàngGiác)
 Người gửi:1971japan183 Thời lượng: 5.18ph Thể loại:Vui chơi
Ngày Về Sáng tác: Hoàng Giác Tung cánh chim tìm về tổ ấm nơi sống bao ngày giờ đằm thắm nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi luyến tiếc bao ngày xanh. Tha thiết mong tìm về bạn cũ nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây mờ khuất xa xôi nghìn phương Trên đường tha hương, vui gió sương riêng lòng ta mang mối nhớ thương âm thầm thương tiếc cho ngày về tìm lại đường tơ nay đã dứt Nghe tiếng chim chiều về gọi gió như tiếng tơ lòng người bạc phước nhắp chén men say còn vương bóng quê hương dừng bước tha hương lòng đau. Lời 2: Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm mơ đến em một ngày đầm ấm nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương tìm đến em nay còn đâu. Năm tháng phai mờ lời hẹn ước trong gió sương hình người tình mến oán trách ai quên lời thề lúc ra đi thôi ước mơ chi ngày mai Phong trần tha hương bao nhớ thương tim buồn ta mơ đôi bóng uyên lưng trời âu yếm bay tìm đàn lòng nguyện giờ đây quên quên hết Ta sống không một lời trìu mến như bóng con đò lạc bến lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha duyên kiếp sau ta chờ mong.

Ngày Về (Hoàng Giác) - Khánh Ly

     
- Bài hát

Ngày Về (Hoàng Giác)

ca sĩ

Khánh Ly

trình bày thuộc thể loại

Tiền Chiến

- chất lượng 128kb
- Bạn có thể thêm vào list NhacCuaTui, tải bài hát

Ngày Về (Hoàng Giác)

về máy, bằng cách nhấn các nút bên trên.
- Soạn: CAI [tên bài hát] gởi 8336 (3000đ) để được hướng dẫn làm nhạc chờ cho ĐTDĐ.
Lời bài hát: Ngày Về (Hoàng Giác)
Đăng bởi: quahaynha
Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao ngày xanh.

Tha thiết mong tìm về bạn cũ
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây
mờ khuất xa xôi nghìn phương

Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt

Nghe tiếng chim chiều về gọi gió
như tiếng tơ lòng người bạc phước
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng đau.


Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm
mơ đến em một ngày đầm ấm
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương
tìm đến em nay còn đâu.

Năm tháng phai mờ lời hẹn ước
trong gió sương hình người tình mến
oán trách ai quên lời thề lúc ra đi
thôi ước mơ chi ngày mai

Phong trần tha hương bao nhớ thương
tim buồn ta mơ đôi bóng uyên
lưng trời âu yếm bay tìm đàn
lòng nguyện giờ đây quên quên hết

Ta sống không một lời trìu mến
như bóng con đò lạc bến
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha
duyên kiếp sau ta chờ mong.
Xem toàn bộ Thu gọn Đóng góp lời bài hát chính xác hơn tại đây

Playlist liên quan "Ngày Về (Hoàng Giác)"

Geen opmerkingen:

Een reactie posten