Cơ hội và rủi ro cho Việt Nam 2020
Năm qua, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khả quan nhất khu vực Đông Nam Á, năm nay, Việt Nam sẽ có những triển vọng gì và có thể gặp rủi ro ra sao? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chúng ta vừa bước qua năm dương lịch 2020 và chuẩn bị mừng Xuân Canh Tý, vì vậy, trong một chương trình đầu năm, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích triển vọng kinh tế của Việt Nam vào năm nay và đồng thời cảnh báo về những rủi ro mà Việt Nam có thể gặp…
Triển vọng
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - So với các nền kinh tế tương tự tại khu vực Đông Nam Á, như Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Philippines, thì năm qua, tình hình kinh tế của Việt Nam có vẻ khả quan hơn cả, với đà tăng trưởng có thể là 6,8% khi các nước kia không được như vậy. Kinh tế xứ này cũng đang hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là TPP, với 10 nước khác và qua Hiệp định Tự do Thương mại với Liên Âu.
Việt Nam nhập thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ xứ láng giềng để nhân công mình chế biến rồi xuất khẩu ra ngoài nhưng thật sự làm gia công cho Trung Quốc. Tôi gọi đó là “nền kinh tế công cụ” của Bắc Kinh. Năm nay, lãnh đạo Hà Nội nên đưa ra chủ trương cải cách từ căn bản để sớm chấm dứt tình trạng nguy hiểm này vì đấy là một rủi ro sinh tử cho Việt Nam.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Ở bên Trung Quốc đã thay đổi chiến lược phát triển và hết là một công xưởng toàn cầu nhờ dân số đông và nhân công rẻ, Việt Nam cũng có lợi thế là thị trường có nhân công rẻ hơn. Sau cùng, khi mâu thuẫn thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng từ năm 2018, Việt Nam còn hy vọng tiếp nhận đầu tư của quốc tế để tăng cường việc giao dịch với thị trường Hoa Kỳ. Nói chung, với lực lượng lao động khoảng 60 triệu người và mức lương tối thiểu thấp nhất so với bốn nền kinh tế Đông Nam Á vừa nói ở trên, Việt Nam vẫn còn ưu thế cạnh tranh trong vài năm nữa. Đó là bức tranh tổng quát về triển vọng 2020 của kinh tế Việt Nam.
Những rủi ro
Nguyên Lam: Đấy là một số chỉ dấu tích cực cho kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 này nếu chúng ta so sánh với bốn nước lân bang như ông vừa nhắc tới. Nhưng thưa ông, Việt Nam có thể gặp những rủi ro gì khác trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nhìn thấy có tám loại rủi ro. Thứ nhất, khi nói Việt Nam đã hội nhập vào luồng trao đổi toàn cầu thì điều ấy cũng có nghĩa là nền kinh tế dễ bị các biến cố quốc tế gây chấn động, nhất là khi kinh tế thế giới có thể gặp nhiều thăng giáng thất thường mà người ta khó đoán trước, thí dụ điển hình là vụ khủng hỏang bùng nổ tuần qua giữa Hoa Kỳ và Iran. Thứ hai, rủi ro chấn động còn gia tăng khi kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào xuất khẩu, tức là vào sức tiêu thụ của các thị trường khác. Nếu kinh tế toàn cầu mà bị suy trầm trong năm nay như nhiều người e sợ, luồng xuất nhập cảng của nhiều nước có thể giảm và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Thứ ba, như diễn đàn của chúng ta đã nói nhiều lần, kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào đầu tư trực tiếp của nước ngoài và luồng đầu tư này vào Việt Nam đã giảm nhẹ từ giữa năm ngoái nên đấy cũng là chỉ dấu đáng ngại. Riêng về chuyện đó thì ta thấy Indonesia và Thái Lan có sức hút đầu tư quốc tế còn mạnh hơn Việt Nam. Mà hai nhược điểm của Việt Nam là quá lệ thuộc vào xuất cảng và đầu tư của ngoại quốc sẽ có tác dụng tôi gọi là “cộng hưởng” làm vấn đề càng trở thành trầm trọng hơn.
Nguyên Lam: Theo như ông nghĩ thì giới lãnh đạo kinh tế của Việt Nam có thấy ra những nhược điểm kể trên hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các chuyên gia kinh tế trong nước đều đã cảnh báo về các nhược điểm ấy, nhưng sửa sai là chuyện lâu dài và không dễ. Việt Nam cần đổi mới nữa và phải chú trọng nhiều hơn đến thành phần tư doanh vì đấy mới là nội lực thật của mình.
Nguyên Lam: Nhìn về lâu dài, thưa ông, Việt Nam còn gặp những rủi ro gì khác?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong hiện tại thì mức lương tối thiểu của Việt Nam vẫn là thấp nhất so với mức lương của Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Nhưng mặt trái của đà tăng trưởng cao lại có thể dẫn tới hậu quả là tăng phí tổn về lương bổng và sản xuất khiến ưu thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ không bền. Đó là rủi ro thứ tư của Việt Nam.
- Đã vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam thật ra chưa thể bằng Malaysia hay Thái Lan. Chúng ta nên nhìn vào thực tế là hạ tầng cơ sở vật chất của Việt Nam còn thua các nước đó, tay nghề của nhân công xứ này cũng vậy, và quan trọng hơn cả, hệ thống công nghiệp phù trợ của Việt Nam còn rời rạc chứ chưa hội nhập bằng các nước kia. Vì vậy, Việt Nam đừng lầm tưởng là sẽ mau chóng vượt qua các lân bang nhờ có đà tăng trưởng cao hơn. Đấy là ta chưa nói tới tình trạng hủy hoại môi sinh đã lên tới mức đáng quan ngại.
Nguyên Lam: Trở lại bối cảnh của trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thưa ông, Việt Nam còn có thể gặp những rủi ro gì trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương nó đa diện, gần như toàn diện, chứ không thu hẹp vào hồ sơ thương chiến và đôi bên sẽ còn tranh đấu mất nhiều năm. Nằm ở giữa hai nước, trong năm nay Việt Nam sẽ bị rủi ro lớn. Trước hết, Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ và bị Chính quyền Hoa Kỳ nghi ngờ là trạm trung chuyển để bán hàng của Tầu cho Mỹ dưới nhãn hiệu “Made in Vietnam. Điều ấy chúng ta đã nói nhiều lần rồi. Vấn đề là Việt Nam có hệ thống kiểm soát rộng mà nông nên không chặn nổi những sự gian lận làm Hoa Kỳ sẽ lại có biện pháp trừng phạt nữa. Đó là loại rủi ro thứ sáu, có thể tái phát trong năm nay.
- Nhưng nguy hiểm hơn cả là mô hình phát triển của Việt Nam quá lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Việt Nam nhập thiết bị và nguyên nhiên vật liệu từ xứ láng giềng để nhân công mình chế biến rồi xuất khẩu ra ngoài nhưng thật sự làm gia công cho Trung Quốc. Tôi gọi đó là “nền kinh tế công cụ” của Bắc Kinh. Năm nay, lãnh đạo Hà Nội nên đưa ra chủ trương cải cách từ căn bản để sớm chấm dứt tình trạng nguy hiểm này vì đấy là một rủi ro sinh tử cho Việt Nam.
Nguyên Lam: Sau cùng, ông còn thấy rủi ro gì khác trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng một năm nữa, Việt Nam sẽ lại có Đại hội đảng để bầu ra một Ban chấp hành Trung ương mới và hệ thống nhân sự lãnh đạo khác. Vì vậy, ưu tiên của đảng trong năm nay là chuẩn bị cho Đại hội, và đằng sau là các cuộc đấu đá lẫn thanh trừng được trình bày như việc diệt trừ tham nhũng.
Vì an ninh đi cùng với kinh tế bên một quốc gia có quá nhiều tham vọng, Việt Nam nên sớm nghĩ tới đổi mới chính trị và đấy cũng là lời chúc đầu năm của bản thân tôi.-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Chúng ta đều biết tham nhũng là thuộc tính của các chế độ độc tài khi đặc quyền chính trị lại dẫn tới đặc lợi kinh tế cho thiểu số ở trên, như ta đã thấy tại Trung Quốc. Ở bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam lại vẫn đi vào vết xe đổ của họ thì rất khó thoát. Đó là loại rủi ro thứ tám của Việt Nam trong năm 2020 này.
Kết luận
Nguyên Lam: Vì thời lượng của chúng ta có hạn nên Nguyên Lam xin đề nghị ông nêu ra một số kết luận.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm nay có hai biến cố lớn cho Việt Nam, thứ nhất là được làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong hai năm và tháng này đang là Chủ tịch luân phiên của cơ chế quốc tế đó. Thứ hai, Việt Nam cũng là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Với tư thế ngoại giao khá đặc biệt ấy, Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ chủ quyền của mình trước sức ép muôn mặt và không hề che giấu của Bắc Kinh? Vì an ninh đi cùng với kinh tế bên một quốc gia có quá nhiều tham vọng, Việt Nam nên sớm nghĩ tới đổi mới chính trị và đấy cũng là lời chúc đầu năm của bản thân tôi.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầu năm và kính chúc ông được dồi dào sức khỏe.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/vietnam-the-2020-perspectives-01072020093145.html
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/vietnam-the-2020-perspectives-01072020093145.html
Kinh tế Việt
Nam 2020: Xuất khẩu vượt trội, cầu nội địa và xây dựng bùng nổ
Các nhà phân tích của MBKE dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và 2021 sẽ ở mức khá; cầu nội địa và xây dựng bùng nổ do tăng cường đầu tư công...
Trong năm 2020, kì vọng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục vượt trội trong khu vực khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có tiến triển tích cực và ngành công nghệ toàn cầu hồi phục. Những dấu hiệu này phù hợp với hướng xuất khẩu tập trung sản xuất và dịch vụ thương mại của Việt Nam.
Đây là một phần dự báo của hai nhà phân tích Linda Liu và Chua Hak Bin đưa ra trong báo cáo do Maybank Kim Eng (MBKE) phát hành có tựa đề "Kinh tế Việt Nam – Nước rút mạnh mẽ 2019, Chắc chắn trong 2020".
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 4/2019 đạt mức trung bình vì ngành công nghiệp tăng chậm; năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%.
Đây là một phần dự báo của hai nhà phân tích Linda Liu và Chua Hak Bin đưa ra trong báo cáo do Maybank Kim Eng (MBKE) phát hành có tựa đề "Kinh tế Việt Nam – Nước rút mạnh mẽ 2019, Chắc chắn trong 2020".
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý 4/2019 đạt mức trung bình vì ngành công nghiệp tăng chậm; năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 7% trong quý 4 (so với mức 7,5% hồi quý 3), dù khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng chậm lại nhưng nhờ vào ngành xây dựng, dịch vụ tăng mạnh (dẫn đầu là dịch vụ thương mại và du lịch).
"Cả năm 2019, GDP tăng trưởng trong mức dự báo của chúng tôi đạt 7% (so với 7,1% năm 2018) và đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam có tăng trưởng GDP trên 7% kể từ năm 2007 và nằm trong nhóm nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới" – báo cáo nêu.
"Cả năm 2019, GDP tăng trưởng trong mức dự báo của chúng tôi đạt 7% (so với 7,1% năm 2018) và đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam có tăng trưởng GDP trên 7% kể từ năm 2007 và nằm trong nhóm nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới" – báo cáo nêu.
Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng trung bình ở mức 7,9% (so với mức 10,4% hồi quý 3) do nhóm ngành khai khoáng suy giảm và các nhóm ngành khác tăng chậm. Nhóm khai khoáng tăng trưởng âm ở mức -0,9% (so với 4,2% trong quý 3) sau khi đã tăng trưởng liền hai quý trước do sản lượng khai thác dầu thô, khí tự nhiên và khai khoáng khác đều giảm lần lượt 3,6% và 0,8%. Sản xuất dù chậm đôi chút nhưng vẫn tiếp tục ổn định (10,9% so với 12% trong quý 3) chủ yếu do than cốc và lọc hóa dầu giảm (giảm 16%).
Ngành xây dựng tiếp tục duy trì đà tăng mạnh trong quý 4 của 3 năm liền (11,9% so với -15% hồi quý 3), chủ yếu do Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là đầu tư vào giao thông (tăng 65% so với -16% quý 3).
Ngành xây dựng tiếp tục duy trì đà tăng mạnh trong quý 4 của 3 năm liền (11,9% so với -15% hồi quý 3), chủ yếu do Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là đầu tư vào giao thông (tăng 65% so với -16% quý 3).
Bên cạnh đó, du lịch phục hồi thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ, tăng 8,1% trong quý 4 so với 7,3% của quý 3, đặc biệt là bán lẻ tăng (12,5% so với 12,2%) nhờ tiêu dùng nội địa và du lịch phục hồi mạnh mẽ (32% so với 18%).
Năm 2019, thương mại Việt Nam ghi dấu ấn ở cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu được cải thiện vào tháng 12 sau 2 tháng liền tăng trưởng chậm. Mặc dù cán cân thương mại tháng 12 thâm hụt khoảng 1 tỉ USD (so với mức thặng dư 1,5 tỉ USD trong tháng 11), tính chung cả năm, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư ở mức kỷ lục, đạt 9,9 tỉ USD.
Xuất khẩu khu vực đang có nhiều dấu hiệu "thoát đáy" và dần hồi phục, xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường chủ lực đã rộng mở hơn trong tháng 12. Xuất khẩu vào Mỹ tăng 24,4% tiếp tục đóng góp mạnh mẽ nhất cho tăng trưởng xuất khẩu, tiếp đó là vào thị trường Trung Quốc tăng 11,9% và Nhật Bản tăng 7,3%.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt mức 6,6%
Hai nhà phân tích Linda Liu và Chua Hak Bin dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và 2021 sẽ ở mức khá, đạt 6,6% vì Việt Nam đang chuyển dần sang mức tăng trưởng tiềm năng để kiểm soát các rủi ro.
Với việc thương mại quốc tế dần nới lỏng, kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 tiếp tục có nhiều dấu hiệu tích cực. Sản xuất và xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ vào FDI thực hiện tăng trong khi kinh tế khu vực có dấu hiệu phục hồi.
Trong nước, cầu nội địa và xây dựng bùng nổ do tăng cường đầu tư công sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm 25 điểm % của lãi suất tái cấp vốn còn 5,75%. Tỉ giá USD/VND cuối năm 2020 sẽ ở mức khoảng 23.000 đồng/USD.
Với việc thương mại quốc tế dần nới lỏng, kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 tiếp tục có nhiều dấu hiệu tích cực. Sản xuất và xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ vào FDI thực hiện tăng trong khi kinh tế khu vực có dấu hiệu phục hồi.
Trong nước, cầu nội địa và xây dựng bùng nổ do tăng cường đầu tư công sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt giảm 25 điểm % của lãi suất tái cấp vốn còn 5,75%. Tỉ giá USD/VND cuối năm 2020 sẽ ở mức khoảng 23.000 đồng/USD.
Đồng thời, kì vọng xuất khẩu Việt Nam tiếp tục vượt trội trong khu vực trong năm 2020 khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có tiến triển tích cực và ngành công nghệ toàn cầu hồi phục. Những dấu hiệu này phù hợp với hướng xuất khẩu tập trung sản xuất và dịch vụ thương mại của Việt Nam.
Về lạm phát, dự báo chỉ số lạm phát toàn phần năm 2020 có thể đạt mức 3,5% (cao hơn năm 2019 với 2,8%) chủ yếu do tác động của giá thực phẩm và áp lực chi phí liên quan tiền lương.
Xem thêm
- “Kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn xuống còn 5,75% vào năm 2020”
- 3 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế miền Trung
-
“Xuất khẩu khối FDI giảm tốc, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 2020”
- http://vneconomy.vn/kinh-te-viet-nam-2020-xuat-khau-vuot-troi-cau-noi-dia-va-xay-dung-bung-no-20200107102206494.htm
Geen opmerkingen:
Een reactie posten