Những sân bay mới tráng lệ nhất thế giới
Hình ảnh tám sân mới và sân bay sẽ khai trương được cho là tráng lệ nhất thế giới.
- Sân bay Changi, Singapore (khánh thành 2018). Kiến trúc sư Moshe Safdie, người thiết kế khu Habitat 67 ở Montreal, bắt đầu thi công sân bay Changi từ 12/2014. “Thung Lũng Rừng”, “Vườn Ngọc Quý” và với thác nước cao 40m được gọi là ‘Cơn Lốc Mưa Xoáy’ là một số nét khiến sân bay trông như Cảnh Thần Tiên hơn là một điểm nút của hàng không; nằm trong khoảng 134.000 m2 của vòm thủy tinh là các cây cao, cọ và dương xỉ. Được dự kiến hoàn thành vào năm 2018, tổ hợp Jewel được nối với nhà ga cũ bằng các cầu bộ hành, nó tạo ra diện tích cho các cửa hàng và tiệm ăn dọc theo cảnh xanh ngát của cây cối. Kiến trúc sư Safdie nói rằng dự án này là một kiểu mẫu mới của không gian đô thị.”
- Sân bay quốc tế Mexico City, Mexico (khánh thành 2018). Tháng 9/2014 hãng kiến trúc Anh Foster and Partners thắng cuộc thi thiết kế một trong những sân bay lớn nhất thế giới khi hoàn thành vào 2018. Cùng hợp tác với hãng Fernando Romero, Foster and Partners cho biết kế hoạch xây dựng một nhà ga rộng 555.000 m2 nằm gọn trong một kết cấu nhẹ hình vỏ sò. Sân bay quốc tế mới này cho Mexico City được thiết kế để đáp ứng lượng hành khách đang tăng nhanh và nó thể hiện các kế hoạch của Foster xây dựng sân bay vũ trụ tư nhân lần đầu tiên trên thế giới ở New Mexico. Kết cấu được chế tạo trước ở xưởng, nó cho phép xây dựng nhanh không cần đến dàn giáo. Công trình mới này sẽ khai thác năng lượng mặt trời cũng như thu gom nước mưa và ổn định nhiệt độ trong nhà bằng thông gió tự nhiên.
- Sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji, Mumbai, Ấn Độ (hoàn thành 2014). Sân bay được thiết kế theo hình đuôi công và phỏng theo sảnh đường ngoài trời truyền thống của Ấn Độ, vòm mái bê tông trên nhà ga mới này là một phần của xu hướng thể hiện kiến trúc địa phương ở sân bay. Phần làm thêm này cho sân bay Mumbai đã được đưa vào sử dụng tháng 2/2014 và nó là hình ảnh mơ ước của hãng SOM của Mỹ, website của hãng có viết “Cũng giống như việc sân bay chào mừng một bản sắc mới mang tính kỹ thuật cao và quốc tế cho Mumbai thì cấu trúc của sân bay cũng thấm nhuần cách thức bố trí, lịch sử và văn hoá của địa phương.
- Sân bay quốc tế Thâm Quyến Bảo An, Trung Quốc (hoàn thành cuối 2013). Được bao bằng mẫu tiết hình tổ ong và dài tới 1,5 km, nhà ga mới ở Thâm Quyến Bảo An được thiết kế theo hình con cá đuối, các kiến trúc sư của Studio Fuksas nói vậy. Họ mô tả khá văn thơ là sân bay như là “một con cá thở và thay đổi hình dạng, bị biến thể và biến thành con chim để đón mừng những cảm xúc và ảo tưởng kỳ lạ của một chuyến bay”. Thiết kế này được triển khai tiếp vào phần nội thất, các cửa kính hình lục giác đưa ánh sáng tự nhiên có dạng lốm đốm vào nhà ga.
- Sân bay quốc tế Trùng Khánh Bắc Giang, Trung Quốc (khánh thành 2015). Các kiến trúc sư ADPI tiếp tục xu thế tạo không gian xanh ở các sân bay trong những kế hoạch của họ cho một nhà ga mới ở Trùng Khánh Bắc Giang. Với hai cánh gà tượng trưng cho 2 con sông của Trùng Khánh, công trình kiến trúc nằm trong khuôn viên một công viên: sau khi hoàn thành thì nhà ga có thể tiếp nhận 55 triệu hành khách một năm, nằm trong số 15 sân bay lớn nhất thế giới.
- Sân Bay Quốc Tế Pulkovo, Nga (hoàn thành 2014). Do công ty kiến trúc Grimshaw architects thiết kế để thích ứng với khí hậu khắc nghiệt ở St Petersburg, nhà ga của sân bay Pulkovo nổi bật với các trần mái hình gấp khúc hoành tráng được bao phủ bằng kim loại làm gợi nhớ tới các mái chóp mạ vàng của các nhà thờ trong thành phố. Một loạt các khu liên kết được thiết kế để phản ánh phong cảnh của đảo và cầu ở St Petersburg. Được khánh thành đưa vào sử dụng tháng 2/2014, tòa nhà có một mái rộng và phẳng với những kết cấu gấp khúc để phân tán tải trọng ra khỏi khu vực ở giữa, tạo sức chịu lực trong thời gian tuyết rơi nhiều. Khi mà công trình ở giai đoạn hai, và cũng là giai đoạn cuối của dự án, được hoàn thành vào năm 2015 thì sân bay sẽ phục vụ được 17 triệu lượt hành khách một năm.
- Sân Bay Mới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (khánh thành 2019). Hãng Grimshaw cũng có một nhóm thiết kế một sân bay mới với 6 đường băng ở Istanbul nhằm phục vụ 90 triệu hành khách một năm sau khi đưa vào sử dụng năm 2019 để rồi nâng khả năng phục vụ lên tới 150 triệu sau khi hoàn tất. Với đặc điểm mái che hình vòm, Nhà ga Số 1 của sân bay sẽ chiếm diện tích gần 100 ha; các kiến trúc sư nói rằng sau khi hoàn thành nó sẽ trở thành “nhà ga lớn nhất thế giới dưới một mái che”. “Chúng tôi lấy cảm hứng từ việc sử dụng mầu sắc và hoa văn ở địa phương, chất lượng ánh sáng và cách mà ánh sáng rọi vào tòa nhà, cũng như từ kiến trúc truyền thống như ở nhà thờ hồi giáo Süleymaniye ,” ông Tomas Stokke xác nhận, ông là Giám Đốc Cty Haptic, coonh ty có hợp tác với Grimshaw and Nordic Office of Architecture để làm dự án.
- Sân bay Núi Phú Sĩ Shizuoka, Nhật Bản. Kiến trúc sư Shigeru Ban, được giải thưởng Pritzker, đang thiết kế nhà ga cho sân bay ở chân núi Phú Sĩ. Lấy cảm hứng từ các đồn điền chè bao quanh núi, các kế hoạch của ông có bao gồm các vòm hình thùng màu xanh lam. Ở phía bên trong, ánh sáng tự nhiên được khuếch tán qua một vòm nóc làm bằng các phiến gỗ mỏng đan chéo; việc đan mắt cáo là dấu ấn của kiến trúc Nhật Bản.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten