Trung Quốc kiểm soát nền kinh tế châu Âu tới mức nào?
Liên hiệp châu Âu vừa đưa ra một cơ chế mới nhằm theo dõi, thẩm định tình hình đầu tư nước ngoài.
Nhiều người cho rằng việc này được đưa ra là do có những quan ngại trước tham vọng kinh tế của Trung Quốc tại châu Âu.Bước đi mới sẽ cho phép Uỷ hội châu Âu - cơ quan điều hành EU - có quyền có ý kiến khi một khoản đầu tư "đe doạ đến an ninh hoặc trật tự công cộng" của ít nhất hai quốc gia thành viên của khối, hoặc làm suy yếu một dự án có quy mô toàn châu Âu, chẳng hạn như dự án phóng vệ tinh Galileo.
Hồi tháng Ba, Uỷ hội châu Âu đã gọi Trung Quốc là "đối thủ xâm nhập" và là "kẻ cạnh tranh chiến lược".
Đại sứ Trung Quốc tại EU thúc giục khối này hãy duy trì việc "cởi mở và chào đón" đối với đầu tư Trung Quốc thay vì "phân biệt đối xử".
Quyền sở hữu của Trung Quốc trong các doanh nghiệp EU tương đối nhỏ nhưng đã tăng nhanh chóng trong một thập niên qua.
Một phần ba tài sản của khối này hiện nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài không phải là các công ty EU, theo nội dung bản phúc trình của Uỷ hội châu Âu ra hồi tháng Ba.
Trong số này, 9,5% các công ty có chủ sở hữu đóng tại Trung Quốc, Hong Kong hoặc Macau, tăng từ mức 2,5% hồi năm 2007.
Để so sánh, thì tỷ lệ kiểm soát trong tay các chủ sở hữu Mỹ và Canada tính đến cuối 2016 là 29%, giảm so với mức 42% hồi năm 2007.
Như vậy, mức tăng của các chủ sở hữu Trung Quốc là đáng kể, nhưng tính tổng thể thì không phải là mức lớn.
China in the EU
Foreign direct investment into the 28 member states
Tại các quốc gia châu Âu nằm ngoài khối EU, đầu tư cũng giảm trong 2018.
Trung Quốc đang đầu tư vào những gì, ở đâu?
Một phần lớn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc, từ cả thành phần quốc doanh lẫn tư nhân, tập trung vào các nền kinh tế lớn như Anh, Pháp và Đức, theo Nhóm Rhodium và Viện Mercator.Phân tích từ Bloomberg hồi năm ngoái nói rằng Trung Quốc nay sở hữu hoặc nắm cổ phần trong bốn sân bay, sáu cảng biển và 13 đội bóng chuyên nghiệp ở châu Âu.
Ước tính các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc đã tăng 45% ở 30 quốc gia châu Âu so với từ Mỹ, kể từ 2008 tới nay.
Con số này được cho là vẫn còn để ở mức thấp so với quy mô hoạt động thực sự của Trung Quốc.
Cơ sở hạ tầng thì sao?
Hồi tháng Ba, Italy là nền kinh tế lớn đầu tiên của châu Âu ký kết tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc (BRI), còn gọi là Con đường Tơ Lụa mới.Dự án này liên quan tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở quy mô khổng lồ, nhằm tăng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các thị trường tại châu Á và châu Âu.
Chính thức mà nói, cho đến nay đã có hơn 20 quốc gia tại châu Âu (trong đó có Nga) tham gia sáng kiến trên.
Trung Quốc đang tài trợ cho việc mở rộng cảng Piraeus ở Hy Lạp và xây dựng đường xá, đường sắt tại Serbia, Montenegro, Bosnia-Herzegovina và Bắc Macedonia.
Điều này sẽ tạo sức hút đối với các quốc gia nghèo hơn ở Balkan và nam Âu, đặc biệt là khi nhu cầu về minh bạch và quản trị quốc gia tốt có thể khiến cho việc cấp ngân khoản cho EU trở nên kém hấp dẫn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng các khoản vay của Trung Quốc được đưa ra có điều kiện - chẳng hạn như các công ty Trung Quốc phải được quyền tham gia thực hiện dự án - và cũng có nguy cơ tạo gánh nặng nợ nần to lớn cho các nước này.
Đầu tư của Trung Quốc sẽ tăng?
Trên toàn cầu, việc đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài đã chậm lại trong một vài năm qua sau hơn một thập niên mở rộng liên tục."Điều này chủ yếu là do kết quả của việc kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn vốn chảy ra khỏi Trung Quốc, và của sự thay đổi môi trường chính trị toàn cầu đối với đầu tư của Trung Quốc," Agatha Kratz từ Nhóm Rhodium nói.
China's global investment slows
Total investment outflows (FDI)
Chính phủ các nước khác thì cảnh giác hơn - nhất là khi liên quan tới việc đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như viễn thông và quốc phòng.
Nhưng không mấy ai nghi ngờ rằng Trung Quốc hiện đang đóng một vai trò to lớn tại châu Âu, cho dù là thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp hay thông qua dự án BRI.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten