2018: Năm Trung Quốc tăng tốc triển khai lực lượng ở Biển Đông
Không quân Trung Quốc luyện tập bắn đạn thật ở Biển Đông Ảnh do báo Japan Times chụp lại trên truyền hình Trung Quốc.(Capture d'image www.japantimes.co.jp)
Tổng kết tình hình Biển Đông trong năm, ông Greg Poling, giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS ở Washington mới đây đã nhấn mạnh: 2018 chính là năm Trung Quốc bước vào một 'giai đoạn' mới trong việc quân sự hóa Biển Đông, đặc biệt là việc triển khai thiết bị quân sự và tàu thuyền đến các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp và xây dựng gần như xong tại quần đảo Trường Sa.
Trang mạng Rappler của Philippines ngày 26/12/2018 trích dẫn các ý kiến được giám đốc AMTI nêu bật trong bài thuyết trình ngày 07/12 tại một diễn đàn do hai trung tâm nghiên cứu Philippines Stratbase và Viện Albert del Rosario tổ chức.
Theo chuyên gia hàng đầu về Biển Đông này, lo ngại về những hoạt động trên không và trên biển của quân đội Trung Quốc tại Biển Đông đã có từ trước đây, nhưng năm 2018 quả là năm Bắc Kinh tiến hành giai đoạn ba của tiến trình quân sự hóa, có thể mệnh danh là giai đoạn ‘triển khai’.
Đối với ông Poling, trong 6 tháng đầu năm, đà tăng cường lực lượng của quân đội Trung Quốc đến quần đảo Trường Sa đã diễn ra đều đặn, khá nhanh chóng, đặc biệt là tại ba thực thể: Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Bên cạnh đó, chuyên gia Poling cũng nêu lên những hoạt động của Trung Quốc tại Hoàng Sa, một quần đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ từ năm 1974 từ tay Việt Nam.
Công việc triển khai lực lượng Trung Quốc xuống Biển Đông được thấy trước tiên qua việc chuyển thiết bị quân sự đến các tiền đồn mà họ đã xây dựng.
Chuyên gia Poling đã liệt kê một số sự kiện như vụ máy bay vận tải quân sự lần đầu tiên hạ cánh trên Đá Vành Khăn, thiết bị gây nhiễu tiên tiến được lắp đặt trên Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Đáng ngại hơn cả là việc bố trí các hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa hành trình chống hạm trên một số thực thể ở quần đảo Trường Sa.
Còn tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một cấu trúc được trang bị pin mặt trời và một vòm radar ở đảo Bông Bay.
Ngoài các cơ sở cố định, trong năm 2018, tàu hải quân Trung Quốc liên tục đến cặp bến các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong lúc lực lượng dân quân biển Trung Quốc được tăng cường trong khu vực.
Ảnh vệ tinh chụp vào tháng 8 chẳng hạn, cho thấy khoảng 200 tàu bán quân sự của lực lượng dân quân biển Trung Quốc quanh Đá Xu Bi. Với chiều dài năm mươi mốt mét, các tàu này lớn hơn hầu hết tàu của các cơ quan chấp pháp biển của các nước Đông Nam Á khác.
Đối với ông Poling, sẽ là một sai lầm khi cho rằng các chiếc tàu đó chỉ có vai trò thứ yếu trong kho vũ khí của Trung Quốc, vì cho đến nay, nhiệm vụ gần như là duy nhất của lực lượng dân quân biển là hù dọa các láng giềng, ngoài ra không thấy có công việc nào khác.
Theo ông Poling, việc có đông đảo tàu dân quân biển Trung Quốc tại khu vực Đá Xu Bi có thể được giải thích bằng vị trí của tiền đồn này, gần đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát. Tàu Trung Quốc từ Xu Bi thường xuyên đến gần vùng biển quanh đảo Thị Tứ, chủ yếu là để đe dọa các tàu của Philippines đến tiếp tế cho dân cư và binh lính trên đảo Thị Tứ.
Hiện nay, Trung Quốc chưa thấy đưa chiến đấu cơ xuống đóng căn cứ thường trực ở Biển Đông, nhưng theo ông Poling, với các nhà chứa máy bay đã hoàn thành trên ba thực thể Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập, việc triển khai chắc chắn sẽ diễn ra trong nay mai.
Giám đốc AMTI ghi nhận là Trung Quốc đã xây tổng cộng 72 nhà chứa phi cơ trên các đảo họ chiếm giữ tại Trường Sa, và “các nhà chứa này được xây đâu phải là với mục đích để trống”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181227-2018-nam-trung-quoc-tang-toc-trien-khai-luc-luong-o-bien-dong
Theo chuyên gia hàng đầu về Biển Đông này, lo ngại về những hoạt động trên không và trên biển của quân đội Trung Quốc tại Biển Đông đã có từ trước đây, nhưng năm 2018 quả là năm Bắc Kinh tiến hành giai đoạn ba của tiến trình quân sự hóa, có thể mệnh danh là giai đoạn ‘triển khai’.
Đối với ông Poling, trong 6 tháng đầu năm, đà tăng cường lực lượng của quân đội Trung Quốc đến quần đảo Trường Sa đã diễn ra đều đặn, khá nhanh chóng, đặc biệt là tại ba thực thể: Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập. Bên cạnh đó, chuyên gia Poling cũng nêu lên những hoạt động của Trung Quốc tại Hoàng Sa, một quần đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ từ năm 1974 từ tay Việt Nam.
Công việc triển khai lực lượng Trung Quốc xuống Biển Đông được thấy trước tiên qua việc chuyển thiết bị quân sự đến các tiền đồn mà họ đã xây dựng.
Còn tại Hoàng Sa, Trung Quốc đã xây dựng một cấu trúc được trang bị pin mặt trời và một vòm radar ở đảo Bông Bay.
Ngoài các cơ sở cố định, trong năm 2018, tàu hải quân Trung Quốc liên tục đến cặp bến các đảo nhân tạo ở Trường Sa, trong lúc lực lượng dân quân biển Trung Quốc được tăng cường trong khu vực.
Ảnh vệ tinh chụp vào tháng 8 chẳng hạn, cho thấy khoảng 200 tàu bán quân sự của lực lượng dân quân biển Trung Quốc quanh Đá Xu Bi. Với chiều dài năm mươi mốt mét, các tàu này lớn hơn hầu hết tàu của các cơ quan chấp pháp biển của các nước Đông Nam Á khác.
Đối với ông Poling, sẽ là một sai lầm khi cho rằng các chiếc tàu đó chỉ có vai trò thứ yếu trong kho vũ khí của Trung Quốc, vì cho đến nay, nhiệm vụ gần như là duy nhất của lực lượng dân quân biển là hù dọa các láng giềng, ngoài ra không thấy có công việc nào khác.
Theo ông Poling, việc có đông đảo tàu dân quân biển Trung Quốc tại khu vực Đá Xu Bi có thể được giải thích bằng vị trí của tiền đồn này, gần đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát. Tàu Trung Quốc từ Xu Bi thường xuyên đến gần vùng biển quanh đảo Thị Tứ, chủ yếu là để đe dọa các tàu của Philippines đến tiếp tế cho dân cư và binh lính trên đảo Thị Tứ.
Hiện nay, Trung Quốc chưa thấy đưa chiến đấu cơ xuống đóng căn cứ thường trực ở Biển Đông, nhưng theo ông Poling, với các nhà chứa máy bay đã hoàn thành trên ba thực thể Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập, việc triển khai chắc chắn sẽ diễn ra trong nay mai.
Giám đốc AMTI ghi nhận là Trung Quốc đã xây tổng cộng 72 nhà chứa phi cơ trên các đảo họ chiếm giữ tại Trường Sa, và “các nhà chứa này được xây đâu phải là với mục đích để trống”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181227-2018-nam-trung-quoc-tang-toc-trien-khai-luc-luong-o-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten