vrijdag 26 april 2019

Quan hệ Anh Việt nhân sinh nhật thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị ngày 24-5-2019

Anh - Việt

  • 25 tháng 4 2019
Giới chức Anh và Việt Nam ca ngợi quan hệ song phương trong dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 93 của Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị.
Đại sứ Vương Quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward đã chào đón 500 khách mời trong nước và quốc tế tới dự Tiệc sinh nhật lần thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị vào tối ngày 24 tháng 4 năm 2019, tại Bảo tàng Hà Nội.
Đại sứ Anh Gareth Ward nói: "Gia đình Hoàng Gia cũng có quan hệ thân thiết với Việt Nam. Hôm nay cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mối quan hệ hợp tác giữa Vuơng Quốc Anh và Việt Nam đã chuyển biến như thế nào trong những năm gần đây và đặc biệt là mối liên kết của người dân hai nước".
Trong video được chiếu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn đã chia sẻ về những mối liên hệ chặt chẽ giữa hai nước và cũng đồng thời, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Nữ hoàng Anh, gia đình Hoàng gia và Chính phủ Anh.

https://www.bbc.com/vietnamese/media-48056113

Anh - Việt: ‘Bức tranh tổng quan rất tích cực’

  • 21 tháng 6 2018
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Đại sứ Anh nói về kỷ niệm ở Việt Nam

Đại sứ Anh nói về kỷ niệm ở Việt Nam
Đại sứ Anh tại Hà Nội nói với BBC về những gì ông thấy tự hào trong nhiệm kỳ làm việc của mình.
Anh Quốc kêu gọi thả ngay Mẹ Nấm
Việt Nam tiêu hủy 2 tấn ngà voi
Việt Nam: 7 sự kiện nổi bật năm 2017
Trong phỏng vấn dành cho phóng viên BBC tiếng Việt Nguyễn Hoàng thực hiện vào ngày 11/06, là ngày làm việc cuối cùng của mình tại Việt Nam, ông Giles Lever cũng nói về khoảnh khắc đáng nhớ mang tính cá nhân.
Ông Giles Lever nói một trong những điểm nhấn trong nhiệm kỳ của mình là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng lúc đó là ông David Cameron vào năm 2015.
"Đây là chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một thủ tướng Anh đương nhiệm."

Hợp tác

Ông nói có nhiều lĩnh vực hai bên hợp tác và muốn dẫn chiếu tới ba lĩnh vực.
"Thứ nhất là hợp tác về khoa học và nghiên cứu. Khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ tại Hà Nội thì gần như không có hợp tác gì đáng kể ngoài một chút về nghiên cứu genome lúa, nhưng trong vài năm qua đã có chương trình nghiên cứu chung với sự tham gia của giới khoa học gia và các nhà nghiên cứu của hai nước đối với các lĩnh vực như nông nghiệp bền vững, phòng chống thiên tai, bệnh truyền nhiễm… là những thách thức mà các nước đang phát triển phải xử lý."
"Thứ hai là từ thời điểm chúng tôi chỉ có một bộ phận nhỏ phụ trách về hợp tác quốc phòng trong sứ quán vào năm 2013 thì nay Anh đã có hợp tác sâu rộng với Việt Nam về quốc phòng."
Quân gìn giữ hòa bình VN sẽ sang Nam Sudan
Tính sẵn sàng của sỹ quan Quân đội VN 'rất cao’
Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam
"Việt Nam đang triển khai việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình và chuẩn bị gửi lực lượng đầu tiên tới Nam Sudan và tiếp quản lực lượng của Anh tại đây trong việc vận hành một bệnh viện dã chiến. Do đó hai nước làm việc hết sức chặt chẽ với nhau trong nhiệm vụ này. Và đó là ví dụ cho thấy Anh giúp Việt Nam đóng một vai trò lớn hơn và xây dựng hơn trên thế giới."
"Lĩnh vực thứ ba cũng có những tiến bộ đáng kể là nỗ lực phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, đây là ưu tiên của Chính phủ Anh cũng như Hoàng gia Anh."
"Và Việt Nam đăng cai hội nghị cấp cao về lĩnh vực này vào năm 2016 cũng như cho ra các văn bản luật pháp nghiêm khắc hơn và làm việc cùng nhiều tổ chức NGO và xã hội dân sự để có hành động."
Hoàng tử Anh William đọc diễn văn ở hội nghị Chống buôn bán động vật hoang dã Bất hợp pháp ở Hà Nội tháng 11/2016Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hoàng tử Anh William đọc diễn văn ở hội nghị Chống buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Hà Nội tháng 11/2016
Trả lời câu hỏi về lập trường của Anh với tranh chấp tại Biển Đông, ông Giles Lever nói chính phủ Anh luôn có quan điểm rất rõ ràng.
"Đối với việc tuyên bố chủ quyền tại các cấu trúc ở Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông theo cách gọi tại Việt Nam, Chính phủ Anh không đứng về bên nào. Lập trường của chúng tôi với tư cách là một trong các nước có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ là ủng hộ các bên tuân theo luật quốc tế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình mà không sử dụng vũ lực hoặc dọa sử dụng vũ lực."
"Anh cũng có lập trường ủng hộ phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực ở The Hague trong vụ Philippines kiện Trung Quốc và coi phán quyết này là ràng buộc thực thi đối với các bên vốn là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Tất cả những hoạt động tự do đi lại hay tự do bay trên bầu trời cùng các quyền kinh tế cũng được nói trong UNCLOS và các bên tham gia công ước cần phải thực thi."
Khi được hỏi về đánh giá của mình về khả năng Việt Nam cải cách hơn về chính trị, ông Giles Lever nói ông không muốn bình luận về tương lai chính trị của một nước.
"Tôi tin là mỗi nước và công dân nước đó nên quyết định hệ thống chính trị của riêng họ. Tôi có thể nói rằng so với giai đoạn thập niên 1990 và với sự xuất hiện của Internet tại Việt Nam tôi thấy có thêm tranh luận tại Quốc hội và tranh luận giữa mọi người về các chủ đề mà công chúng thấy quan trọng và quan tâm."
"Quan điểm nhất quán của chúng tôi là quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội đã có trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam là nước tham gia. Đồng thời chúng ta cũng cần thấy rõ và công nhận là trong 30 năm qua Chính phủ Việt Nam và giới lãnh đạo Đảng đã tạo ra được sự cải thiện đáng kể về đời sống và giảm nghèo trong khi giữ được nền kinh tế nhìn chung là ổn định và duy trì được đất nước bình yên và ổn định và đó là những thành tựu quan trọng."
Đại sứ Giles Lever tham dự buổi tiến hành tiêu hủy trên 2 tấn ngà voi, 70 kg sừng tê giác ở Hà Nội tháng 11/2016Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Đại sứ Giles Lever tham dự buổi tiến hành tiêu hủy trên 2 tấn ngà voi, 70 kg sừng tê giác ở Hà Nội tháng 11/2016

Bức tranh 'tích cực'

Liên quan tới kinh doanh, mậu dịch và đầu tư song phương, ông Giles Lever nói bức tranh tổng quan là rất tích cực.
"Kể từ 2010 mậu dịch song phương đã tăng hơn 250%, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2008, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Anh vào Việt Nam tăng ở mức trung bình là 17% và Việt Nam là một trong những điểm trao đổi mậu dịch tăng mạnh nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đối với Anh.
"Tuy nhiên nếu xét về đầu tư của doanh nghiệp Anh vào các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương thì đầu tư vào Việt Nam còn thua kém hơn. Chúng tôi hy vọng với đà phát triển như hiện nay thì các công ty tư nhân Việt Nam trong tương lai có thể hướng tới các nhà đầu tư Anh nhiều hơn bởi các công ty Anh rất mạnh về dịch vụ tài chính, giáo dục, dược, cơ khí hiện đại. Và tôi cũng luôn nói với các công ty Anh rằng họ nên vào Việt Nam sớm để tận dụng được các cơ hội.
Đại sứ Anh mới mãn nhiệm nói ông không nghĩ rằng Brexit có tác động tới quan hệ của Anh với Việt Nam.
"Khi Anh rời EU thì cũng là lúc chúng tôi cần hướng tới hợp tác về kinh tế và chính trị với những nơi nằm ngoài châu Âu và với những nền kinh tế mới nổi lên như Việt Nam." Ông Giles Lever nói.
Một Thủ tướng Anh, David Cameron, đã thăm Việt Nam tháng 7/2015Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Một Thủ tướng Anh, David Cameron, đã thăm Việt Nam tháng 7/2015
Ông Giles Lever nói ông rất lạc quan về tương lai kinh tế của Việt Nam.
"Đây là một đất nước thay đổi rất nhanh và tôi thấy rằng người dân Việt Nam rất quan tâm tới thế giới và khát vọng về tương lai. Tôi thấy rằng người dân Việt Nam bây giờ quan tâm rất lớn về các vấn đề môi trường."
"Chính phủ có thể có những chính sách về thay đổi kinh tế vĩ mô nhưng sự thay đổi quan trọng nhất là sự thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân. Khi tôi thấy nhiều tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam thể hiện sự quan tâm về việc bảo vệ môi trường thì điều đó làm cho tôi thấy rất lạc quan về tương lai."
"Có hai điều tôi thấy tự hào nhất [ngoài công việc chính là Đại sứ] là tham gia vào chương trình Rap News của vietnamplus và đã hát bài hát rap bằng tiếng Việt về việc phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, một kinh nghiệm rất hay. Hát bài hát rap bằng tiếng Việt thì không dễ đâu và tôi khá tự hào về điều đó."
"Thứ hai là bản thân tôi là người rất thích chạy bộ và luôn tham gia những giải chạy mạo hiểm trên núi tại Việt Nam."
"Và lần đầu tiên tôi đã hoàn thành cự ly 70km. Sapa, Vietnam Mountain Marathon và đó cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng xét về mặt cá nhân của tôi ở Việt Nam," Đại sứ Giles Lever nói với BBC.
Ông Giles Lever sang Việt Nam nhậm chức tháng 7/2014 và nay hết nhiệm kỳ để chuyển sang công tác ở nơi khác.
Vị đại sứ Vương quốc Anh kế nhiệm, Gareth Edward Ward, sẽ sang Việt Nam vào tháng 8/2018.
Ông Ward cho đến nay phụ trách Vụ Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Anh và từng làm lãnh sự Anh tại St Petersburg, Liên bang Nga (2010-13).
Xem thêm về nước Anh:
Anh Quốc và hai mặt đối nghịch của Brexit
Đại sứ Anh Quốc tại EU từ chức
Khi công dân kiện thủ tướng thắng lợi
Anh quốc: Nô lệ hiện đại và buôn người 'nhan nhản'
Bộ Quốc Phòng xác nhận phi công VN tử nạn ở Anh

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten