dinsdag 9 april 2019

Đại học Mỹ: những tiêu chuẩn thu nạp sinh viên + Thực chất của ‘ưu tiên, bất công’ trong tuyển sinh đại học Mỹ?

Đại học Mỹ: những tiêu chuẩn thu nạp sinh viên

  • 7 tháng 4 2019Giáo dục đại họcBản quyền hình ảnh Getty Images

Image caption Giáo dục đại học là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu ở các nước phương Tây

Tháng Ba vừa qua, trong khi cả triệu học sinh đang nóng lòng chờ đợi kết quả nhận vào đại học thì dư luận bùng lên xôn xao về việc có những cha mẹ giàu có, những phụ huynh có tiếng tăm đã bỏ tiền tìm cách chạy chọt, kể cả sửa học bạ, sửa bài thi, thi giùm SAT, ACT; hay thổi phồng thành tích hoạt động, tài năng thể thao để cho con em được vào một số trường danh tiếng của nước Mỹ như Đại học Yale, Đại học California UCLA, Đại học Stanford, Đại học University of Southern California, Đại học Georgetown.
Mấy chục phụ huynh đã bỏ ra từ vài trăm nghìn đến cả triệu đôla để lo cho con em được nhận vào những trường trên, dù trình độ học vấn không xuất sắc và tài năng của con em thực sự cũng không có.
Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (tức FBI) sau một thời gian theo dõi và thu thập chứng cứ, hôm giữa tháng Ba đã chuyển hồ sơ qua cho giới chức thẩm quyền để khởi tố khoảng 50 người có liên quan đến vụ việc.
Vụ chạy trường: Xã hội Mỹ ‘bất công, phóng đại về cơ hội’?
Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?
Harvard cũng nhận thí sinh kém, Oxford chỉ nhận người giỏi?
Gây chú ý nhiều nhất là nữ diễn viên Lori Loughlin của sô truyền hình Full House có nhiều khán giả. Bà đã bỏ tiền cho một tổ chức hướng dẫn xin vào đại học để hai cô con gái được nhận vào University of Southern California (USC), một trường tư danh tiếng ở gần thủ đô phim ảnh Hollywood.
Người nhận tiền để lo lót vụ này, cũng đang bị truy tố ra toà, là William Singer, chủ công ty tư vấn vào đại học Edge College & Career Network ở miền Nam California.
Vụ việc trên cho thấy việc xin vào các đại học danh tiếng có kẽ hở mà những công ty tư vấn đã tìm cách lách, hoặc làm những điều gian dối để đưa sinh viên vào ngôi trường mà phụ huynh mong muốn.Felicity Huffman and Lori LoughlinBản quyền hình ảnh Getty Images

Image caption Hai diễn viên Felicity Huffman (trái) và Lori Loughlin bị truy tố trong bê bối gian lận đại học
Đến hôm nay các thí sinh xin vào đại học Mỹ đã nhận được thư với kết quả, vì cuối tháng Ba 2019 là thời điểm trường báo cho các em biết có được nhận hay không. Các em có một tháng, hạn chót là ngày 1/5, để báo lại cho trường biết các em sẽ có theo học hay không.
Nói chung, học sinh giỏi ở Mỹ, với bảng điểm từ trường cấp ba và điểm của kỳ thi SAT hay ACT thật cao sẽ có nhiều cơ hội để được nhận. Nhưng điểm học bạ và điểm thi không phải là tất cả.
Xét hồ sơ xin học, nếu chỉ dựa trên bảng điểm thì sẽ có rất đông học sinh gốc châu Á được nhận vào các đại học danh tiếng, vì người châu Á với truyền thống coi trọng giáo dục nên nhiều phụ huynh rất muốn có con em được vào các trường như Harvard, Yale, Stanford, USC, UC Berkeley, UC Los Angeles.
Đại học Harvard đang bị một nhóm sinh viên gốc châu Á kiện vì không xét đơn nhập học một cách công bằng, vì họ có điểm rất cao, cũng có hoạt động ngoài trường mà vẫn bị từ chối nhận cho học.
Trong khi đó, liên quan đến vụ chạy chỗ vào đại học cũng đang đưa đến những vụ kiện tụng khác.

Khiếu kiện tập thể

Hai sinh viên, có điểm SAT và ACT gần như tuyệt hảo, hiện đang học tại Đại học Stanford đã nộp đơn, qua một vụ kiện tập thể (class action), đòi bồi thường từ các đại học Stanford, USC, UCLA, University of San Diego, University of Texas at Austin, Wake Forest University, Yale và Georgetown vì cách tuyển chọn sinh viên của các trường này trong những năm qua có tính gian dối.
Hallmark bỏ Lori Loughlin và Sephora loại con bà
Sao Hollywood, triệu phú và bê bối đưa con vào đại học Mỹ
Mỹ phá án 'hối lộ nhập học' ở các ĐH danh tiếng
Đại học MỹBản quyền hình ảnh Getty Images

Image caption Có nhiều tiêu chí được áp dụng trong việc tuyển sinh vào cái đại học ở Mỹ
Theo cáo trạng nộp tại toà, hai sinh viên này cùng tất cả những người đã nộp đơn xin học, không được công bình tuyển chọn và văn bằng của họ có thể kém giá trị, căn cứ vào những điều tra và truy tố trước pháp luật qua vụ việc mua chỗ vào đại học vừa được đưa ra ánh sáng.
Với số đông đơn xin nhập học và số được nhận rất ít vào các đại học tốt, điều này thể hiện danh tiếng của của trường và đó cũng là lý do khiến một số phụ huynh đã bỏ tiền ra để chạy chỗ cho con được vào.
Harvard, Yale hay Stanford chỉ nhận chừng 5-6% số học sinh nộp đơn. Các Đại học U.C. hàng đầu ở California như Berkeley, Los Angeles số học sinh được nhận cao hơn, khoảng 15%.
Về điều kiện xin nhập học, hãy xem qua số liệu của niên học 2018-19 đã được các trường công bố để có thể hiểu hơn về thủ tục tuyển chọn sinh viên.
Đại học USC (University of Southern California) là một trường tư nổi tiếng với các ngành nhân văn nghệ thuật, trong khoá mùa thu 2018 đã có 3.401 sinh viên ghi danh năm đầu ban cử nhân, trong số 64.352 đơn xin.
50% ở khoảng giữa (từ 25% đến 75%) có bảng điểm cấp 3 từ 3,7 đến 3,97. Như thế có nghĩa là 25% được nhận có điểm dưới 3,7 và 25% trên 3,97.
Cùng khoảng 50% ở giữa, số điểm SAT cho đọc viết là 660 đến 740, cho toán là 690 đến 790. Nếu là điểm ACT thì 32 đến 35 cho đọc và viết, 28 đến 34 cho toán.
Nếu cộng điểm SAT chung cho Anh văn và toán là từ 1360 đến 1510, trên tổng số 1600 và ACT từ 30 đến 34 trên tổng số 36.

Đại học UC Berkeley ở miền bắc CaliforniaBản quyền hình ảnh Bùi Văn Phú

Image caption Đại học UC Berkeley ở miền bắc California, Mỹ
Đại học Berkeley là một trường công, nổi tiếng về khoa học kỹ thuật, theo số liệu của niên khoá 2018-19, đã có 13.333 trong số 89.614 học sinh nộp đơn được nhận vào.
50% khoảng giữa có GPA từ 4,16 đến 4,3; điểm SAT từ 660 đến 750 cho Anh văn, 680 đến 790 cho toán và 16 đến 20 cho viết luận văn. Nếu là điểm ACT thì tổng cộng cho toán và Anh văn từ 30 đến 35.
Nhưng dù có điểm cao cũng đã không được nhận vào các trường danh tiếng như nhiều em đã trải nghiệm qua điều không vui này.
Vì ngoài kê khai điểm, học sinh còn phải viết bài luận văn nói về những thành tích, những khó khăn cuộc đời và những đam mê, ước vọng trong tương lai. Một em mới từ Việt Nam qua Mỹ vài năm mà viết luận văn với mùi hamburger thay vì mùi nước mắm thì dễ bị phát hiện là không thành thật ngay.
Nhân viên xét đơn không chỉ nhìn vào bảng điểm, mà nhìn một học sinh một cách toàn diện.

Tiêu chí nhận sinh viên

Khi vụ mua chỗ đại học được đem ra công luận, bà Janet Napolitano là Chủ tịch Viện Đại học California trong một dịp gặp gỡ với truyền thông có nói là hệ thống Đại học U.C. không có nhận đặc biệt con em những gia đình đã đóng góp nhiều tài chánh cho trường, như bên các trường tư. Tuy nhiên, bà nói nhà trường cũng dành 2% để nhận các sinh viên hội đủ điều kiện tối thiểu về học vấn mà có những tài năng nổi bật về thể thao, âm nhạc hay kịch nghệ.
Nhìn vào cách chọn lựa sinh viên, Đại học California muốn nâng đỡ những gia đình nghèo, những gia đình mà bố mẹ không có bằng đại học và những sắc dân có ít sinh viên trong trường. Hay có những trường cấp ba mà nhiều năm không có sinh viên nào được chọn vào đại học danh tiếng thì một học sinh từ đó không thật xuất sắc cũng có cơ hội được nhận.
Như câu chuyện đã được một nữ sinh viên gốc Mexico kể lại qua bài viết trên báo Daily Californian của Đại học Berkeley hôm 15/3/2019.

Bản quyền hình ảnh Bùi Văn Phú

Image caption Đại học UCLA ở Los Angeles, nam California
Bố mẹ của Marbrisa Flores đã vượt muôn vàn khó khăn để đến được Hoa Kỳ, sống ở khu nghèo nàn ở vùng trung nam của Los Angeles, nơi đa số cư dân là người da đen và gốc Latin làm nghề tay chân hay lặt vặt.
Một hôm người cha của cô đột ngột qua đời. Nỗi buồn mất cha phủ kín đời cô nên có lúc cô muốn bỏ học, muốn tự sát. Nhưng khi biết được cha là người cũng đã cố gắng vừa đi làm, vừa học thêm nên cô không còn nghĩ quẩn mà chú tâm vào học dù trong hoàn cảnh nghèo, phải ra thư viện mượn sách ôn tập thi SAT về học chứ không có tiền để ghi danh học thêm ở những trung tâm luyện thi.
Kết quả với số điểm đạt được không cao bằng những học sinh cùng lứa đang nộp đơn vào những trường danh tiếng, nhưng điều đó không khiến Marbrisa nản lòng. Cô nộp đơn và đã được nhiều trường nhận, từ USC, UCLA, UC Berkeley, Harvard, Brown. Cô đã chọn Đại học Berkeley và hiện là sinh viên năm thứ ba khoa tâm lý học.
Câu chuyện của Marbrisa là một trong nhiều câu chuyện của các sinh viên được vào trường danh tiếng, không phải chỉ vì điểm học vấn mà vì nỗ lực muốn vươn lên. Sinh viên gốc Việt nhiều em cũng từng có những trải nghiệm đầy khó khăn như thế và đã vượt qua, được nhận vào những đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.
Nhìn chung, nếu giữa muôn vàn khó khăn mà một học sinh chứng tỏ được mình có đam mê học và hành, cùng ý chí luôn cố gắng vươn lên thì đất nước Hoa Kỳ sẽ có cơ hội cho em đạt được ước muốn.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, cựu sinh viên Đại học Berkeley từng có nhiều năm dạy học và huấn luyện sư phạm ở Châu Phi, Châu Á và hiện là giảng viên đại học cộng đồng ở California.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-47802925

Thực chất của ‘ưu tiên, bất công’ trong tuyển sinh đại học Mỹ?

  • 18 tháng 3 2019
Felicity Huffman and Lori LoughlinBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Hai diễn viên Felicity Huffman (trái) và Lori Loughlin bị truy tố trong bê bối gian lận đại học
Một giáo sư nổi tiếng nói có "hệ thống tha hóa và không công bằng" trong cách tuyển sinh viên ở các đại học hàng đầu Hoa Kỳ.
Hallmark bỏ Lori Loughlin và Sephora loại con bà
Sao Hollywood, triệu phú và bê bối đưa con vào đại học Mỹ
Mỹ phá án 'hối lộ nhập học' ở các ĐH danh tiếng
Tiến sĩ người Anh Niall Ferguson, từng là giáo sư lịch sử ở Harvard 12 năm và hiện làm việc ở Trung tâm Hoover, Đại học Stanford, viết bình luận trên báo Anh The Times hôm 17/3.
Ông phát biểu trong bối cảnh FBI phanh phui một đường dây cha mẹ giàu có gian lận để con cái vào các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ.
Ferguson viết: "Về nguyên tắc, người Mỹ tin vào chế độ hiền tài (meritocracy)."
Thế nhưng, ông nói "trên thực tế, người Mỹ chả hề tin vào chế độ hiền tài".
"Nhiều người Mỹ giàu có chả thấy có vấn đề gì về đặc quyền cha truyền con nối".
"Đồng thời, nhiều người Mỹ có học lại còn ủng hộ và thực thi phân biệt sắc tộc có hệ thống (systematic racial discrimination)".
Kết quả là theo tác giả, có một "hệ thống tha hóa (corrupt) và không công bằng (inequitable) về tuyển sinh sinh viên đại học ở các trường hàng đầu".
Sinh năm 1964 ở Scotland và nhận bằng tiến sĩ của Oxford năm 1989, Ferguson là một trong những tác giả nổi tiếng nhất tại Anh-Mỹ, từng dạy và làm việc ở các trường số một như Cambridge, Oxford, Harvard, LSE và nay là Stanford.
Từ 2004 đến 2016, ông là giáo sư lịch sử ở Harvard và đồng thời là giáo sư dạy kinh doanh ở Harvard Business School.
Tác giả kể "mất một thời gian, tôi mới hiểu ra hệ thống sau khi tôi chuyển từ môi trường đại học Anh sang Mỹ".
Ferguson bắt đầu sang Mỹ giảng dạy từ 2002.
"Tại Cambridge và Oxford, tôi trực tiếp tham gia việc chọn lựa sinh viên."
Ông Ferguson nói mục tiêu của ông khi đó là "chọn các sinh viên thông minh nhất, bất chấp mọi tiêu chí khác, và quan tâm chính của tôi là phân biệt những người thực sự thông minh và những người được rèn luyện kỹ".
Ferguson nói: "Harvard thì khác. Ban đầu, thật ngây thơ, tôi không hiểu vì sao một số đáng kể sinh viên mới của tôi lại học trường này, vì xem bài làm của họ, thì đời nào được phỏng vấn ở Oxford, chứ đừng mong vào học."
Ferguson cho hay người ta giải thích với ông rằng một số lượng sinh viên ở Harvard là "di sản" - được vào học vì cha mẹ là cựu sinh viên, đặc biệt là những người hào phóng. Một phần khác là những sinh viên hưởng lợi nhờ ưu tiên xã hội (affirmative action) hay nhờ chương trình thể thao.
William H Macy, Felicity Huffman and the couple's two daughters at a 2014 movie premiere.Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Vợ chồng William H Macy, Felicity Huffman và hai con gái
Cũng trong bối cảnh dư luận quan tâm vụ bê bối tuyển sinh vừa bị FBI phát giác, một tác giả khác nhắc nhở rằng người giàu có và nổi tiếng ở Mỹ đã luôn có lợi thế trong việc tìm trường đại học cho con.
Daniel Golden là tác giả sách điều tra "The Price of Admission: How America's Ruling Class Buys Its Way into Elite Colleges — and Who Gets Left Outside the Gates".
Ông nhận giải Pulitzer năm 2004 cho loạt bài điều tra về cách sinh viên da trắng giàu có hưởng lợi thế nào trong việc xin vào đại học Mỹ.
Viết trên Boston Globe hôm 12/3, Golden nhắc rằng trong cuốn sách The Price of Admission in năm 2005, ông từng đề cập trường hợp một người được vào Harvard, dường như nhờ khoản tiền 2,5 triệu đóng góp của cha.
Người đó có tên Jared Kushner, nay là con rể tổng thống Mỹ Donald Trump.
Golden nói ưu tiên nổi tiếng nhất của các trường là dành cho con cái cựu sinh viên, "di sản", mà thường là da trắng và giàu có.
Ngoài ra, những người giàu có tuy không có cha mẹ từng học ở đại học mà họ muốn, cũng có lợi thế.
Người biểu tình ở BostonBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Hồi 2018, ĐH Harvard bị người biểu tình ở Boston giơ biểu ngữ phản đối vì chính sách tuyển sinh "phân biệt người châu Á". Nhóm sắc tộc này dù có điểm cao vẫn có thể bị loại để lấy chỗ cho các nhóm màu da khác
Lori Loughlin has two daughters attending USCBản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Lori Loughlin có hai con gái học ở USC
Daniel Golden, cũng trả lời trên tờ The New Yorker, nói thêm rằng ngày nay, số sinh viên "di sản" khó vào đại học hơn so với quá khứ, nhưng vẫn nắm lợi thế.
Ông giải thích "với một trường trong nhóm Ivy League, 20, 30 năm trước, họ có thể nhận hai phần ba số đơn từ nhóm di sản."
"Ngày nay họ có thể chỉ nhận một phần ba thôi."
"Nhưng đồng thời, tỉ lệ nhận vào học của các trường lại giảm đi, từ 20-25% của tổng số đơn xuống chỉ còn 5-10%. Thế nên xét về tỉ lệ, thì nhóm di sản có lợi thế hơn."
Ngoài ra, Golden chỉ ra các nguồn thu nhập của đại học Mỹ đã giảm hoặc dậm tại chỗ.
"Các đại học hiện phụ thuộc hơn vào các khoản đóng góp to, thường đi kèm theo là việc nhận học," Golden bình phẩm.
Graphic of affected universitiesBản quyền hình ảnh BBC News
Image caption Các đại học bị nhắm tới trong đường dây bê bối gian lận tuyển sinh

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/world-47614362

Geen opmerkingen:

Een reactie posten