maandag 5 december 2016

Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump ngày 04/12/2016 đã bất ngờ chỉ trích Trung Quốc về việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông + Dùng Ðài Loan để ngăn Trung Quốc



Donald Trump chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông


mediaTổng thống tân cử Mỹ Donald Trump cảm ơn cử tri tại thành phố Cincinnati (Ohio - Hoa Kỳ) ngày 01/12/2016.REUTERS/William Philpott
Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ Donald Trump ngày 04/12/2016 đã bất ngờ chỉ trích Trung Quốc về việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên nhà tỷ phú New York bình luận về những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông kể từ khi ông đắc cử tổng thống.
Trên trang Twitter của mình, ông Donald Trump viết : “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để cho họ xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ngay giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ thế”. Tuy nhiên, chưa ai hiểu “tổ hợp quân sự” mà ông Trump nói đến là gì.
Cho tới nay, Trung Quốc đã bồi đắp nhiều đảo ở Trường Sa, xây trên đó các phi đạo, hải cảng, hệ thống radar, với tốc độ ồ ạt, gây lo ngại không chỉ cho các nước trong khu vực, mà cả Hoa Kỳ.
Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump rất ít khi nói về Biển Đông. Ứng cử viên Cộng Hòa vẫn chủ trương một chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, nên Bắc Kinh nghĩ rằng với chính quyền Trump, Hoa Kỳ có thể sẽ không can thiệp nhiều vào Biển Đông.
Chính sách tiền tệ Trung Quốc cũng bị đả kích
Không chỉ trong hồ sơ Biển Đông, ông Trump còn chỉ trích Bắc Kinh về chính sách tiền tệ khi viết : “Trung Quốc có đã hỏi xem chúng ta có đồng ý để họ phá giá đơn vị tiền tệ ( khiến các công ty chúng ta khó cạnh tranh ), đánh thuế nặng lên các hàng hóa của chúng ta nhập vào nước họ?
Hiện giờ Bắc Kinh chưa có phản ứng gì về những tuyên bố nói trên của ông Trump. Tổng thống tân cử đã chỉ trích Trung Quốc sau khi khiến Bắc Kinh giận dữ vì đã nói chuyện qua điện thoại với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào cuối tuần trước.
Đây là lần đầu tiên có một tiếp xúc như vậy giữa lãnh đạo hai nước kể từ năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức công nhận một nước Trung Quốc duy nhất, mà Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc sau đó đã gởi công hàm phản đối Hoa Kỳ và ông Donald Trump, mặc dù phó tổng thống tân cử Mike Pence đã cố giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc điện đàm, khẳng định đây là chỉ cuộc điện đàm xã giao, chứ không phải là Washington thay đổi chính sách về Trung Quốc.

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20161205-donald-trump-chi-trich-trung-quoc-ve-bien-dong


Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông


Nguồn giaoduc.net.vn



Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng.
Việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Sáu đã gây ra nhiều đồn đoán về những căng thẳng và yếu tố khó lường trong quan h.ệ Trung – Mỹ.
South China Morning Post ngày 4/12 cho biết, tính đến nay phản ứng của Bắc Kinh tương đối kiềm chế với chính phủ mới của Hoa Kỳ, trong khi có nhiều khả năng sẽ xiết chặt không gian ngoại giao của chính quyền Dân Tiến đảng tại Đài Loan.
Cuộc điện đàm được khởi xướng bởi Tiến sĩ Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan, kéo dài khoảng 10 phút, có thể được Bắc Kinh lý giải là nguy cơ thúc đẩy tăng doanh số vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của Trump.
Những quan điểm lo ngại cho quan h.ệ Trung – Mỹ
Zhang Yuquan, một giáo sư về quan h.ệ quốc tế thuộc Đại học Tôn Dật Tiên bình luận, cuộc điện đàm này có thể thiết lập một tiền lệ rất xấu cho quan h.ệ Trung – Mỹ, nhưng Bắc Kinh sẽ không phản ứng vội vàng.
Trung Quốc sẽ xem những gì Trump sẽ làm sau khi nhậm chức. Nhưng ông Tập Cận Bình khá cứng rắn, nên khó mong đợi một mối quan h.ệ tốt giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, nếu tăng cường quan h.ệ với Đài Loan trở thành chính sách.

Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: SCMP.
Jonathan Sullivan, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham dự đoán, Bắc Kinh sẽ làm nhẹ vấn đề cuộc điện đàm này với phía Hoa Kỳ, hoặc sử dụng nó làm đòn bẩy tương lai trong quan h.ệ với Trump.
Nhưng Đài Loan sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong quan h.ệ với Trung Quốc đại lục. Doanh nghiệp Đài Loan và một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch có thể tiếp tục phải hứng chịu các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh.
Jin Canrong, một giáo sư về quan h.ệ quốc tế Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh bình luận, Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Donald Trump là để tìm kiếm một sự đảm bảo từ Washington, Mỹ sẽ vẫn gánh vác trọng trách bảo vệ Đài Loan.
Pang Zhongying, một chuyên gia khác cũng thuộc Đại học Nhân Dân nói rằng, cuộc điện đàm này là khá bất ngờ với Trung Quốc, nhưng quan trọng hơn là chính sách đối ngoại tới đây của Donald Trump có thực hiện nghiêm túc sự thay đổi này, hay đó chỉ là những ngôn từ chính trị.
Có điều, vấn đề Đài Loan ngày càng khó khăn cho Trung Quốc khi Quốc Dân đảng thất thế, Dân Tiến đảng nắm quyền. Nếu Trump nghiêng về Đài Loan, sẽ là một thách thức nghiêm trọng với Bắc Kinh. [1]
Lo Trung Quốc sẽ trả đũa Trump bằng con bài Triều Tiên
The Wall Street Journal ngày 3/12 nhận định, cuộc điện đàm giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn có thể làm tăng sự không chắc chắn cho quan h.ệ Trung – Mỹ, có thể gây nguy hiểm cho một loạt vấn đề, đặc biệt là vấn đề Triều Tiên.
Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản đối cuộc điện đàm sáng thứ Bảy, nhưng tập trung đổ lỗi cho Tiến sĩ Thái Anh Văn, còn với Donald Trump lại tương đối kiềm chế.
Tuy nhiên, chắc chắn đại diện của Trung Quốc sẽ tìm cách gặp gỡ nhóm chuyển giao của Trump để cảnh báo rằng, toàn bộ quan h.ệ Trung – Mỹ có nguy cơ bị hủy hoại nếu Donald Trump có quan h.ệ gần gũi hơn với Đài Bắc.
Một loạt các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington, từ quản lý nền kinh tế toàn cầu đến biến đổi khí hậu…
Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện có, bao gồm các hoạt động của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông những năm gần đây.
Nhiều năm qua Mỹ đã ép Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng để thuyết phục Bình Nhưỡng bỏ vũ khí hạt nhân. Chính quyền Obama cũng lưu ý đội ngũ kế nhiệm rằng, CHDCND Triều Tiên nên được ưu tiên hàng đầu trong số các vấn đề an ninh đặt ra cho chính phủ mới.
Shen Dingli, một chuyên gia về quan h.ệ quốc tế từ Đại học Phúc Đán, Thượng Hải đe dọa: “Nếu Trump vẫn tiếp tục đi theo hướng này khi làm Tổng thống, nó sẽ cản trở nghiêm trọng quan h.ệ Mỹ – Trung.
Mọi vấn đề Mỹ quan tâm, Trung Quốc có thể giúp đỡ. Chúng tôi sẽ cho người Mỹ biết họ sẽ bị thua thiệt. CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ được hưởng lợi.”
Douglas Paal, cựu Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, một cơ quan thay thế vai trò của đại sứ quán, nhận định rằng: Phong cách của ông Tập Cận Bình là, nếu anh động đến tôi, tôi sẽ trả đũa.
Vì vậy nhiều khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Một trong những lựa chọn quan trọng của Trung Quốc sẽ là vấn đề Triều Tiên. [2]
Donald Trump có thể là đối thủ đáng gờm của Trung Nam Hải, Đài Loan trở thành át chủ bài ngăn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông

The New York Times ngày 3/12 cho biết, Donald Trump đã viết trên Twitter: thật lạ lùng nếu như Mỹ bán cho Đài Loan hàng tỉ USD các thiết bị quân sự mà ông lại không nên nhận một cuộc gọi chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan.
Cá nhân người viết cho rằng, việc nhận cuộc điện thoại chúc mừng của Tiến sĩ Thái Anh Văn và chủ động cung cấp thông tin cho báo chí thông qua bộ phận chuyển giao cho thấy, đây là một tính toán khôn ngoan, không phải chuyện ngẫu hứng.
Điều này chứng tỏ, Donald Trump khó đoán với phần còn lại của thế giới, và cũng vì thế mới xứng tầm đối thủ thực sự của Trung Nam Hải ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nước cờ xoay trục của người tiền nhiệm Barack Obama đã bị ông Tập Cận Bình “bắt bài” và vô hiệu hóa. Bắc Kinh cũng chắc mẩm bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo thì nhiều khả năng, kế hoạch độc chiếm Biển Đông, thống trị khu vực sẽ thành.
Nhưng Donald Trump đã đảo lộn tất cả. Ông không chỉ đơn giản đưa ra những tuyên bố gây sốc, mà có thể sẽ có những nước đi “xuất kỳ bất ý”.
Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và có thể cả Hoa Đông được Trung Quốc xếp vào nhóm “lợi ích quốc gia cốt lõi”.
Nhưng hiện tại chỉ có Đài Loan là đòn bẩy tốt nhất để Trump kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như ý đồ, thủ đoạn tranh giành vị thế siêu cường thống trị khu vực.
Thứ nhất, lãnh đạo Đài Loan hiện nay là đảng Dân Tiến chứ không còn là Quốc Dân đảng thân Bắc Kinh, tiếng nói của Hoa Kỳ với Đài Loan rất có trọng lượng.
Thứ hai, trong thế giới hội nhập sâu sắc như ngày nay, một cuộc đại chiến nổ ra sẽ không có ai thắng, tất cả đều bị tổn thương hoặc thậm chí hủy diệt, nên không ai muốn khơi mào.
Có lẽ nắm được tâm lý này của Hoa Kỳ sau sự kiện Crimea và cuộc khủng hoảng Syria, Trung Quốc đã liên tục lấn tới bằng chiến lược “lát cắt xúc xích”, “bắp cải” hay “tằm ăn dâu” ở Biển Đông mà Mỹ không làm gì được.
Động thái của Trung Quốc chưa “đủ độ” để dẫn đến xung đột chiến tranh, nhưng từng bước tạo ra hiện trạng mới và Obama không có bất kỳ nước cờ nào hiệu quả để hóa giải thủ đoạn này.
Với Donald Trump thì có thể khác. Đài Loan chính là câu trả lời.
Thứ ba, lo ngại Trung Quốc có thể dùng Triều Tiên để trả đũa Trump theo người viết là không có cơ sở. Bởi lẽ Triều Tiên luôn được Trung Quốc xem như phên dậu, dải hoãn xung chiến lược.
Trong hoàn cảnh nào Trung Quốc cũng sẽ không bỏ Triều Tiên, mặc dù không trở thành “bạn bè trong mọi hoàn cảnh” như Pakistan, nhưng không thể để Bình Nhưỡng sụp đổ.
Mọi áp lực của Hoa Kỳ sẽ chẳng đi đến đâu, nếu không muốn nói là chỉ tạo cớ cho Trung Quốc “làm giá”.
Hơn nữa, Donald Trump hoàn toàn có thể mở đường đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, không những hóa giải được cuộc khủng hoảng ở Đông Bắc Á, mà còn thủ tiêu những cái cớ Bắc Kinh có thể làm mình làm mẩy và lấy ra đổi chác.
Thứ tư, The New York Times ngày 3/12 cho biết, trong đường lối đối ngoại của đảng Cộng Hòa, luôn luôn có một xu thế thúc đẩy cứng rắn với Trung Quốc bằng cách tiếp cận với Đài Loan.
Tổng thống Ronald Reagan từng đối kháng với Trung Quốc bằng cách mời một phái đoàn Đài Loan đến dự lễ nhậm chức của ông. Các phụ tá của George W. Bush cũng ép ông phải có cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc cho đến khi xảy ra vụ khủng bố 11/9.
Nhưng có một trường hợp khá độc đáo là, căng thẳng về vấn đề Đài Loan lên đến đỉnh điểm lại diễn ra trong nhiệm kỳ của một Tổng thống đảng Dân Chủ, Bill Clinton. Tháng 3/1996 Mỹ đã điều 2 tàu sân bay đến eo biển Đài Loan khi Trung Quốc tập trận và bắn tên lửa vào vùng biển này.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, Jon M. Huntsman đã nhận định:
“Là một doanh nhân, Donald Trump thường sẽ tìm kiếm đòn bẩy trong bất kỳ mối quan h.ệ nào. Nên nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ thấy Đài Loan là một đòn bẩy hữu ích”. [3]
Tổng thống Putin bất ngờ “khen” Donald Trump thông minh

Tổng thống Putin bất ngờ “khen” Donald Trump thông minh

Lời nhận xét được ông Putin đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên sóng truyền hình. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTV, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, Tổng thống đắc cử của Mỹ...
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton thì xác quyết hơn với nhận định: Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao buộc Bắc Kinh phải chú ý. Ông đã từng khuyến cáo Obama nên sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
John Bolton nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi. [4]
Cả trăm người tiếp tục dùng ô tô dàn hàng chặn xe qua cầu Bến Thuỷ

Cả trăm người tiếp tục dùng ô tô dàn hàng chặn xe qua cầu Bến Thuỷ

Không được giải đáp thắc mắc về việc thu phí khi dân không sử dụng, sáng 4/12, cả trăm người dân với gần 50 xe ô tô tiếp tục lên đầu cầu Bến Thuỷ 1 dàn hàng ngang, chặn xe. Khoảng hơn 9h...
Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm

Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm

Cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất... American Thinker ngày 1/12 đưa tin,...


Đài Loan có thể là con bài chiến lược Trump ngăn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông


Nguồn giaoduc.net.vn



Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng.
Việc Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Sáu đã gây ra nhiều đồn đoán về những căng thẳng và yếu tố khó lường trong quan h.ệ Trung – Mỹ.
South China Morning Post ngày 4/12 cho biết, tính đến nay phản ứng của Bắc Kinh tương đối kiềm chế với chính phủ mới của Hoa Kỳ, trong khi có nhiều khả năng sẽ xiết chặt không gian ngoại giao của chính quyền Dân Tiến đảng tại Đài Loan.
Cuộc điện đàm được khởi xướng bởi Tiến sĩ Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan, kéo dài khoảng 10 phút, có thể được Bắc Kinh lý giải là nguy cơ thúc đẩy tăng doanh số vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan trong nhiệm kỳ của Trump.
Những quan điểm lo ngại cho quan h.ệ Trung – Mỹ
Zhang Yuquan, một giáo sư về quan h.ệ quốc tế thuộc Đại học Tôn Dật Tiên bình luận, cuộc điện đàm này có thể thiết lập một tiền lệ rất xấu cho quan h.ệ Trung – Mỹ, nhưng Bắc Kinh sẽ không phản ứng vội vàng.
Trung Quốc sẽ xem những gì Trump sẽ làm sau khi nhậm chức. Nhưng ông Tập Cận Bình khá cứng rắn, nên khó mong đợi một mối quan h.ệ tốt giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, nếu tăng cường quan h.ệ với Đài Loan trở thành chính sách.

Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: SCMP.
Jonathan Sullivan, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham dự đoán, Bắc Kinh sẽ làm nhẹ vấn đề cuộc điện đàm này với phía Hoa Kỳ, hoặc sử dụng nó làm đòn bẩy tương lai trong quan h.ệ với Trump.
Nhưng Đài Loan sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong quan h.ệ với Trung Quốc đại lục. Doanh nghiệp Đài Loan và một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch có thể tiếp tục phải hứng chịu các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh.
Jin Canrong, một giáo sư về quan h.ệ quốc tế Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh bình luận, Tiến sĩ Thái Anh Văn chủ động gọi điện cho Tổng thống đắc cử Donald Trump là để tìm kiếm một sự đảm bảo từ Washington, Mỹ sẽ vẫn gánh vác trọng trách bảo vệ Đài Loan.
Pang Zhongying, một chuyên gia khác cũng thuộc Đại học Nhân Dân nói rằng, cuộc điện đàm này là khá bất ngờ với Trung Quốc, nhưng quan trọng hơn là chính sách đối ngoại tới đây của Donald Trump có thực hiện nghiêm túc sự thay đổi này, hay đó chỉ là những ngôn từ chính trị.
Có điều, vấn đề Đài Loan ngày càng khó khăn cho Trung Quốc khi Quốc Dân đảng thất thế, Dân Tiến đảng nắm quyền. Nếu Trump nghiêng về Đài Loan, sẽ là một thách thức nghiêm trọng với Bắc Kinh. [1]
Lo Trung Quốc sẽ trả đũa Trump bằng con bài Triều Tiên
The Wall Street Journal ngày 3/12 nhận định, cuộc điện đàm giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn có thể làm tăng sự không chắc chắn cho quan h.ệ Trung – Mỹ, có thể gây nguy hiểm cho một loạt vấn đề, đặc biệt là vấn đề Triều Tiên.
Trung Quốc đã chính thức lên tiếng phản đối cuộc điện đàm sáng thứ Bảy, nhưng tập trung đổ lỗi cho Tiến sĩ Thái Anh Văn, còn với Donald Trump lại tương đối kiềm chế.
Tuy nhiên, chắc chắn đại diện của Trung Quốc sẽ tìm cách gặp gỡ nhóm chuyển giao của Trump để cảnh báo rằng, toàn bộ quan h.ệ Trung – Mỹ có nguy cơ bị hủy hoại nếu Donald Trump có quan h.ệ gần gũi hơn với Đài Bắc.
Một loạt các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington, từ quản lý nền kinh tế toàn cầu đến biến đổi khí hậu…
Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng hiện có, bao gồm các hoạt động của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông những năm gần đây.
Nhiều năm qua Mỹ đã ép Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng để thuyết phục Bình Nhưỡng bỏ vũ khí hạt nhân. Chính quyền Obama cũng lưu ý đội ngũ kế nhiệm rằng, CHDCND Triều Tiên nên được ưu tiên hàng đầu trong số các vấn đề an ninh đặt ra cho chính phủ mới.
Shen Dingli, một chuyên gia về quan h.ệ quốc tế từ Đại học Phúc Đán, Thượng Hải đe dọa: “Nếu Trump vẫn tiếp tục đi theo hướng này khi làm Tổng thống, nó sẽ cản trở nghiêm trọng quan h.ệ Mỹ – Trung.
Mọi vấn đề Mỹ quan tâm, Trung Quốc có thể giúp đỡ. Chúng tôi sẽ cho người Mỹ biết họ sẽ bị thua thiệt. CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ được hưởng lợi.”
Douglas Paal, cựu Giám đốc Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan, một cơ quan thay thế vai trò của đại sứ quán, nhận định rằng: Phong cách của ông Tập Cận Bình là, nếu anh động đến tôi, tôi sẽ trả đũa.
Vì vậy nhiều khả năng nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn. Một trong những lựa chọn quan trọng của Trung Quốc sẽ là vấn đề Triều Tiên. [2]
Donald Trump có thể là đối thủ đáng gờm của Trung Nam Hải, Đài Loan trở thành át chủ bài ngăn Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông

The New York Times ngày 3/12 cho biết, Donald Trump đã viết trên Twitter: thật lạ lùng nếu như Mỹ bán cho Đài Loan hàng tỉ USD các thiết bị quân sự mà ông lại không nên nhận một cuộc gọi chúc mừng từ lãnh đạo Đài Loan.
Cá nhân người viết cho rằng, việc nhận cuộc điện thoại chúc mừng của Tiến sĩ Thái Anh Văn và chủ động cung cấp thông tin cho báo chí thông qua bộ phận chuyển giao cho thấy, đây là một tính toán khôn ngoan, không phải chuyện ngẫu hứng.
Điều này chứng tỏ, Donald Trump khó đoán với phần còn lại của thế giới, và cũng vì thế mới xứng tầm đối thủ thực sự của Trung Nam Hải ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nước cờ xoay trục của người tiền nhiệm Barack Obama đã bị ông Tập Cận Bình “bắt bài” và vô hiệu hóa. Bắc Kinh cũng chắc mẩm bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo thì nhiều khả năng, kế hoạch độc chiếm Biển Đông, thống trị khu vực sẽ thành.
Nhưng Donald Trump đã đảo lộn tất cả. Ông không chỉ đơn giản đưa ra những tuyên bố gây sốc, mà có thể sẽ có những nước đi “xuất kỳ bất ý”.
Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và có thể cả Hoa Đông được Trung Quốc xếp vào nhóm “lợi ích quốc gia cốt lõi”.
Nhưng hiện tại chỉ có Đài Loan là đòn bẩy tốt nhất để Trump kiềm chế tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như ý đồ, thủ đoạn tranh giành vị thế siêu cường thống trị khu vực.
Thứ nhất, lãnh đạo Đài Loan hiện nay là đảng Dân Tiến chứ không còn là Quốc Dân đảng thân Bắc Kinh, tiếng nói của Hoa Kỳ với Đài Loan rất có trọng lượng.
Thứ hai, trong thế giới hội nhập sâu sắc như ngày nay, một cuộc đại chiến nổ ra sẽ không có ai thắng, tất cả đều bị tổn thương hoặc thậm chí hủy diệt, nên không ai muốn khơi mào.
Có lẽ nắm được tâm lý này của Hoa Kỳ sau sự kiện Crimea và cuộc khủng hoảng Syria, Trung Quốc đã liên tục lấn tới bằng chiến lược “lát cắt xúc xích”, “bắp cải” hay “tằm ăn dâu” ở Biển Đông mà Mỹ không làm gì được.
Động thái của Trung Quốc chưa “đủ độ” để dẫn đến xung đột chiến tranh, nhưng từng bước tạo ra hiện trạng mới và Obama không có bất kỳ nước cờ nào hiệu quả để hóa giải thủ đoạn này.
Với Donald Trump thì có thể khác. Đài Loan chính là câu trả lời.
Thứ ba, lo ngại Trung Quốc có thể dùng Triều Tiên để trả đũa Trump theo người viết là không có cơ sở. Bởi lẽ Triều Tiên luôn được Trung Quốc xem như phên dậu, dải hoãn xung chiến lược.
Trong hoàn cảnh nào Trung Quốc cũng sẽ không bỏ Triều Tiên, mặc dù không trở thành “bạn bè trong mọi hoàn cảnh” như Pakistan, nhưng không thể để Bình Nhưỡng sụp đổ.
Mọi áp lực của Hoa Kỳ sẽ chẳng đi đến đâu, nếu không muốn nói là chỉ tạo cớ cho Trung Quốc “làm giá”.
Hơn nữa, Donald Trump hoàn toàn có thể mở đường đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, không những hóa giải được cuộc khủng hoảng ở Đông Bắc Á, mà còn thủ tiêu những cái cớ Bắc Kinh có thể làm mình làm mẩy và lấy ra đổi chác.
Thứ tư, The New York Times ngày 3/12 cho biết, trong đường lối đối ngoại của đảng Cộng Hòa, luôn luôn có một xu thế thúc đẩy cứng rắn với Trung Quốc bằng cách tiếp cận với Đài Loan.
Tổng thống Ronald Reagan từng đối kháng với Trung Quốc bằng cách mời một phái đoàn Đài Loan đến dự lễ nhậm chức của ông. Các phụ tá của George W. Bush cũng ép ông phải có cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc cho đến khi xảy ra vụ khủng bố 11/9.
Nhưng có một trường hợp khá độc đáo là, căng thẳng về vấn đề Đài Loan lên đến đỉnh điểm lại diễn ra trong nhiệm kỳ của một Tổng thống đảng Dân Chủ, Bill Clinton. Tháng 3/1996 Mỹ đã điều 2 tàu sân bay đến eo biển Đài Loan khi Trung Quốc tập trận và bắn tên lửa vào vùng biển này.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama, Jon M. Huntsman đã nhận định:
“Là một doanh nhân, Donald Trump thường sẽ tìm kiếm đòn bẩy trong bất kỳ mối quan h.ệ nào. Nên nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ thấy Đài Loan là một đòn bẩy hữu ích”. [3]
Tổng thống Putin bất ngờ “khen” Donald Trump thông minh

Tổng thống Putin bất ngờ “khen” Donald Trump thông minh

Lời nhận xét được ông Putin đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên sóng truyền hình. Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTV, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, Tổng thống đắc cử của Mỹ...
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton thì xác quyết hơn với nhận định: Hoa Kỳ có một cái thang ngoại giao buộc Bắc Kinh phải chú ý. Ông đã từng khuyến cáo Obama nên sử dụng vấn đề Đài Loan để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
John Bolton nhấn mạnh, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ nếu mạnh dạn, sẵn sàng hành động thì luôn có những cơ hội ngăn chặn và đảo ngược xu thế bành trướng lãnh thổ, bá chủ Đông Nam Á mà Trung Quốc đang theo đuổi. [4]
Cả trăm người tiếp tục dùng ô tô dàn hàng chặn xe qua cầu Bến Thuỷ

Cả trăm người tiếp tục dùng ô tô dàn hàng chặn xe qua cầu Bến Thuỷ

Không được giải đáp thắc mắc về việc thu phí khi dân không sử dụng, sáng 4/12, cả trăm người dân với gần 50 xe ô tô tiếp tục lên đầu cầu Bến Thuỷ 1 dàn hàng ngang, chặn xe. Khoảng hơn 9h...
Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm

Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm

Cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất... American Thinker ngày 1/12 đưa tin,...

Ông Trump chỉ trích Trung Quốc xây căn cứ quân sự phi pháp ở Biển Đông

Dân trí Trong một động thái nữa được cho là có thể khiến Bắc Kinh “phật lòng”, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm qua đã bất ngờ chỉ trích chính sách tiền tệ và hoạt động phô diễn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
 >> Trung Quốc trao công hàm phản đối điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Đài Loan
 >> Ông Trump có thể “chọc giận” Trung Quốc vì điện đàm với lãnh đạo Đài Loan
 >> Trung Quốc: Ông Trump sẽ duy trì hiện diện quân sự của Mỹ tại Biển Đông




Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: EPA)
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: EPA)
Giữa lúc dư luận Trung Quốc dậy sóng bởi việc Tổng thống đắc cử Mỹ điện đàm với lãnh đạo Đài Loan, hôm qua trên tài khoản Twitter với 16,6 triệu người theo dõi, ông Trump đã chỉ trích việc Bắc Kinh không có quyền chỉ bảo ông được phép hay không được phép nói chuyện với ai. Tổng thống đắc cử Trump cũng chỉ trích chính sách tiền tệ và hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá nội tệ (khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi nghĩ là không”, ông Trump viết trên Twitter.
Bình luận trên được đưa ra sau khi Trung Quốc trao công hàm phản đối việc Tổng thống đắc cử Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Trong cuộc điện đàm bất ngờ kéo dài 10 phút vào hôm 2/12, Tổng thống đắc cử Trump và lãnh đạo Đài Loan đã khẳng định “mối quan hệ an ninh, chính trị và kinh tế giữa Mỹ và Đài Loan”. Đây là liên lạc đầu tiên giữa một tổng thống hoặc một tổng đắc cử Mỹ với lãnh đạo Đài Loan kể từ năm 1979.
Ông Trump nói rằng, lãnh đạo Đài Loan đã chủ động gọi điện chúc mừng ông. Bà Kellyanne Conway, người phát ngôn của Tổng thống đắc cử Trump, cũng nói với CNN: "Tổng thống đắc cử Trump hoàn toàn nắm được và hiểu rõ các vấn đề trên thực tế, bất kể đầu dây phía bên kia là ai".
Trong khi đó, công hàm phản đối của Trung Quốc kêu gọi xử lý một cách thận trọng vấn đề Đài Loan để tránh những rắc rối không cần thiết trong các mối quan hệ.
Minh Phương
Theo Bloomberg

http://dantri.com.vn/the-gioi/ong-trump-chi-trich-trung-quoc-xay-can-cu-quan-su-phi-phap-o-bien-dong-20161205092213671.htm

Geen opmerkingen:

Een reactie posten