Mỹ muốn thử chiến thuật mới ở Biển Đông : Dùng bộ binh diệt hạm
Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Ricardo Visaya (T) đón đô đốc Mỹ Harry Harris. Ảnh chụp ngày 22/11/2016, tại tổng hành dinh ở vùng Manila.Reuters
Chủ lực của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương cho đến nay thường là Hải Quân và Không Quân. Tuy nhiên mới đây, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris đã cho rằng Lục Quân Mỹ cũng nên đóng một vai trò tích cực hơn bằng cách thành lập những đội có thể gọi là Lục Quân Hải Chiến, đặc trách việc tiêu diệt chiến hạm đối phương. Nguyệt san The Diplomat, trụ sở tại Nhật Bản trong số tháng 12/2016 đã có bài nêu bật chiến thuật mới này.
The Diplomat trước hết nhắc lại sự kiện đô đốc Harry Harris, ngày 15/11/2016, trong một tham luận đọc tại Washington, đã cho biết ông muốn Lục Quân Mỹ thành lập các đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ diệt hạm để răn đe chiến hạm của đối thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông.
Đối với đô đốc Harris, vai trò của bộ binh cần phải được phát huy trong đó có việc « tiêu diệt các chiến hạm bằng cách sử dụng các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở trên bờ ». Theo ông, đúng với truyền thống, Lục Quân sẽ mang đến những thế mạnh của họ: « nhân lực, hỏa lực và năng lực ». Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cũng có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai.
Các yếu tố trung tâm của một chiến lược phòng thủ như vậy sẽ được bố trí chung quanh các hòn đảo có thể án ngữ lối ra biển khơi ngoài Thái Bình Dương của các đối thủ tiềm tàng như Hải Quân Trung Quốc chẳng hạn
Đô đốc Harris giải thích : « Tôi nghĩ đến một nơi ở vùng tây Thái Bình Dương mà ta có thể bố trí các hệ thống vũ khí ở nhiều chỗ ; các hệ thống này sẽ đặt các đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản vào vòng nguy hiểm... Tôi cho rằng đây là một khái niệm quan trọng mà chúng ta buộc phải nghĩ đến khi vạch ra cách duy trì ưu thế so với các đối thủ của chúng ta trong khu vực. »
Trong bài phát biểu của mình, đô đốc Harris đã nêu bật các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông : « Tôi rất quan ngại trước các động thái quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng Biển Đông, và cả ở vùng Biển Hoa Đông... »
Biến tên lửa địa đối địa thành địa đối hải
Các hệ thống vũ khí có thể được triển khai bao gồm loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, và hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục Quân. Hệ thống này sẽ được nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu di động trên đất liền và trên biển...
Trong một bài phát biểu ngày 03/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter ghi nhận : « Khi được gắn một thiết bị dò tìm có sẵn lên mũi, tên lửa có thể bắn trúng một mục tiêu di động, cả trên đất liền lẫn trên biển. Với khả năng này, những gì trước đây chỉ là một hệ thống tên lửa địa-đối-địa của Lục Quân, nay có thể được bắn đi từ bờ biển đến những mục tiêu ngoài khơi cách đó đến 300 km [186 dặm] ».
Bước tiếp theo là phải giúp cho Lục Quân Mỹ hiểu rõ địa bàn vùng biển là mục tiêu, và điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi trong học thuyết của Lục Quân Mỹ.
Như chuyên gia Steven Stashwick đã giải thích vào tháng 10 vừa qua, Lục Quân đã bắt đầu làm quen với khái niệm gọi là « Chiến Tranh Đa Miền » - Multi-Domain Battle – « sử dụng lực lượng trên bộ để vừa khai thác, vừa cho phép hành động trên không, trên biển, trên mạng, trên không gian và bao quát toàn bộ quang phổ điện từ ». Ở Tây Thái Bình Dương, điều đó được hiện thực hóa thành một cái ô chống tiếp cận và truy cập A2/AD hình thành từ các cơ sở đặt trên đất liền và bao trùm chuỗi đảo đầu tiên.
Điểm quan trọng cần lưu ý là mọi vai trò phòng thủ bờ biển mới được giao cho Lục Quân Mỹ, đều phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong khu vực.
Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng một khái niệm chống tiếp cận và truy cập khu vực A2/AD với đặc điểm của Nhật Bản, dựa trên các dàn pháo và tên lửa nhằm bảo vệ hải đảo và vùng ven biển. Vào tháng Tám, Nhật Bản cũng tuyên bố là sẽ phát triển loại tên lửa địa-đối-hải mới để củng cố hệ thống phòng thủ các hải đảo xa bờ mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Chủ đề trên trang bìa tạp chí Pháp
Lược nhìn các hồ sơ lớn được chạy tít trên trang bìa các tạp chí Pháp tuần này, thời sự nóng bỏng hình như đã nhường bước cho lịch sử và cuộc sống hàng ngày với các chủ đề rất khác biệt.
Courrier International và Le Point đều chú ý đến hoạt động « Gián điệp », tuy nhiên nếu Le Point tập trung trên ‘Tình báo Pháp’, tựa trang bìa với ảnh của Dominique Prieur, năm 1988, tham gia vào việc phá chiếc tàu « Rainbow Warrior » của tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace, thì Courrier International cảnh báo về nhũng ‘gián điệp ngay tại nhà’, bao quanh chúng ta, theo dõi chúng ta hàng ngày ngay trong nhà : đó là những vật dụng kết nối mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ máy hút bụi thông minh cho đến chiếc tủ lạnh các bạn, có thể cung cấp những dữ liệu cá nhân cho các công ty tập đoàn sản xuất !
Nga mơ ước về thời kỳ hùng mạnh Liên Xô
Tạp chí L’Express, dưới dòng tựa cũng trên trang bìa : « Nga, đế chế phản công », đã dành một hồ sơ đặc biệt về đất nước của Putin, nhân dịp năm tới đây là năm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga (1917–2017). Tờ báo điểm lại chuyển biến lớn trong 100 năm qua, với nhận định trong phần mở đầu : 100 năm sau cách mạng 1917, Nga đã không bỏ mô hình chuyên chế, mà ngược lại nữa là khác. Đối với L’Express, đấy là « một khoảng mênh mông mong manh mà tương lai đè nặng lên tương lai của chúng ta. »
Trong loạt phóng sự của L’Express, nêu lên các vấn đề từ kinh tế khó khăn với các trừng phạt của Châu Âu, đời sống dân vùng biển Caspi, cho đến cuộc chiến của tin tặc Nga, có lẽ đáng chú ý nhất, giúp hiểu rõ suy nghĩ người Nga và vì sao ông Putin được uy tín như thế, là bài về thanh niên « Thế hệ Putin » và « các chiếc bóng » của Saint Petersburg.
Tại thành phố từng có tên là Leningrad, hai phóng viên của L’Express, Marc Epstein và Alla Chevelkinator có vẻ ngạc nhiên ghi nhận là mỗi người ở đây đều gìn giữ kỷ niệm thành phố bị bao vây thời Thế Chiến Thứ II với số người chết không kể siết (1.800.000 người trong đó gần 1 triệu thường dân). Nhưng cho dù thế, ở đây các lập luận đầy tính quân sự chủ nghĩa của chế độ vẫn có sức thu hút.
Mở đầu bài phóng sự ở Saint Petersburg, phóng viên của L’Express ghi nhận trước tiên là ai đặt chân đến Nga, ở đấy vài ngày thì có cảm giác là chiến tranh gần kề : một sắc lệnh vừa được ông Putin ký, đã tố cáo Châu Âu « bành trướng về mặt địa chính trị » và « tìm cách phá vỡ sự ổn định khu vực và toàn cầu ».
Trên đài truyền hình nhà nước thì một nhà báo nổi tiếng thân điện Kremlin đe dọa biến nước Mỹ thành tro bụi hạt nhân. Trên các chiếc xe hơi đã xuất hiện những tấm dán ghi « 41-45, chúng tôi sẵn sàng trở lại ». Có vẻ như cuộc Thế Chiến Thứ Hai làm 26 triệu người chết riêng ở Liên Xô, không còn đè nặng lên tâm tư. Người Nga, theo cảm nhận của phóng viên L’Express giờ đây hừng hực khí thế sẵn sàng chiến đấu.
Tại Saint Pétersburg, vào đầu tháng 10, lãnh đạo tại đây đã ra lệnh trữ một lượng lúa mì đủ để mỗi cư dân có thể sử dụng trong 20 ngày, trong trường hợp khủng hoảng.
Theo bài phóng sự, tại thành phố này cũng như tại các nơi khác ở Nga các khóa huấn luyện bán quân sự ngày càng thu hút đông đảo người tham gia. Thanh niên chen nhau ghi danh học kỹ thuật chiến đấu, cách sử dụng vũ khí, trong các hiệp hội gọi là « yêu nước ». Một cựu quân nhân và giám đốc một hiệp hội giải thích : « khi các nhà ngoại giao bất đồng với nhau thì dân chúng cảm thấy họ phải bào vệ đất nước thôi ».
Nhưng giải thích về tâm lý người Nga hiện nay mà đa số sẵn sàng đi theo Putin, bài phóng sự trích giải thích nhà báo kiêm sử gia Nga Vitali Demarski, cho là một bộ phận đông đảo người Nga đã bị chấn động trước sự sụp đổ của Liên Xô đầu thập niên 1990, họ cảm nhận đó là một nỗi nhục nhã. Ngày nay họ mơ ước phục hồi lại cường quốc của họ, mơ ước có hành động kinh thiên động địa, hành động anh hùng và chấp nhận sự nói láo của một nhân vật như Putin.
Ông Demarski phân tích một cách chân thật là « đại bộ phận người Nga không hiểu nhiều về thế giới nơi họ đang sống, nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ và giáo hội Chính Thống Giáo, họ rất ghét phương Tây. Chính quyền Nga không có khả năng vạch ra một chính sách phát triển bền vững cho nước Nga cho nên đã ca ngợi quá khứ cho đó là tột đỉnh vinh quang.
Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Quốc
Tạp chí L’Obs tuần này cũng nhìn lại lịch sử nhưng là lịch sử Trung Quốc, cũng đã có một thời kỳ vẻ vang với « Con Đường Tơ Lụa ». Tạp chí tóm lược trong phần dẫn nhập : Trung Quốc, xưởng sản xuất của thế giới, đã đầu tư hàng tỷ để củng cố các con đường thương mại. Một câu chuyện bắt đầu từ cách đây 21 thế kỷ.
Đây là đề án kinh tế- chính trị của ông Tập Cận Bình : Vạch ra những con đường thương mại to lớn, băng qua Châu Á bằng đường bộ, đánh vòng lục địa này bằng đường biển, cho nên đã được chỉ định bằng tên tiếng Anh, Obor (One Belt, vành đai trên biển) One Road (con đường trên đất liền). Báo chí Trung Quốc cũng như nước ngoài, gọi đó dưới một cái tên thơ mộng hơn « Con Đường Tơ Lụa Mới ».
Theo bài báo chương trình này được gợi lên năm 2013, và đã được nhắc đến nhiều lúc gần đây trên báo chí, thể như Bắc Kinh muốn tranh thủ tình hình lộn xộn mà tổng thống tân cử Mỹ làm dấy lên đối với ngành ngoại giao Mỹ, để đẩy các con tốt của mình.
Tác giả bài báo thử tìm hiểu xem thật ra cái tên con đường tơ lụa có ý nghĩa gì đối với người Trung Hoa. Cụm từ ‘con đường tơ lụa’ không phải là xưa lắm, chỉ được một nhà địa lý người Đức đưa ra cuối thế kỷ XIX, trong lúc mà thực tế thì đã tồn tại hơn 2000 năm.
Theo bài viết bị đe dọa ở phía Tây Bắc các hoàng đế nhà Hán tìm ‘đồng minh’ nơi những lãnh chúa ở các vùng hiện nay là Trung Á, Uzbekistan hay Afghanistan. Một sứ giả Hán vào năm 100 trước công nguyên đã đến đây, khi trở về nước, đã mô tả những điều lạ được chứng kiến, từ lạc đà đến ngựa quý. Phía Hán có thể trao đổi với vật quý của mình : đó là tơ mà họ giữ bí quyết sản xuất. Như thế thương nhân Trung Quốc với loại hàng quý báu này bắt đầu lên đường.
Con đường tơ lụa đã ra đời. Họ đi từ thủ đô Trường An, và dần dần trên đường rẽ sang nhiều hướng, xuống Ấn Độ, qua Iran, đến tận bờ biển Syria bây giờ, lúc ấy thuộc đế quốc La Mã. Các mệnh phụ La Mã rất ưa thích loại lụa nhẹ, mềm mại này đến từ một nước xa xôi mà họ gọi là Sérique, tức xứ của tơ lụa. Nhưng phải đợi đến Marco Polo thì sự hiếu kỳ về Trung Quốc ở Châu Âu mới lên đỉnh cao.
Cho đến thế kỷ 18, Trung Quốc là một cường quốc thương mại hàng đầu với những mặt hàng quý giá, đứng đầu là tơ lụa, nhưng còn trà hay đồ sứ. Nhưng cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX đã mang lại cho Châu Âu thế mạnh công nghệ, tài chính và sản xuất, đè bẹp phần còn lại của thế giới.
Theo bài báo, « Con Đường Tơ Lụa » chỉ gợi lên đối với người Trung Hoa kỷ niệm về một thời kỳ huy hoàng, và khi làm sống lại con đường này ngày nay, ông Tập Cận Bình muốn nhắn nhủ với thế giới là thời kỳ huy hoàng đó đang trở lại với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161217-my-muon-thu-chien-thuat-moi-o-bien-dong-dung-bo-binh-diet-ham
Đối với đô đốc Harris, vai trò của bộ binh cần phải được phát huy trong đó có việc « tiêu diệt các chiến hạm bằng cách sử dụng các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở trên bờ ». Theo ông, đúng với truyền thống, Lục Quân sẽ mang đến những thế mạnh của họ: « nhân lực, hỏa lực và năng lực ». Lực lượng Thủy Quân Lục Chiến cũng có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai.
Các yếu tố trung tâm của một chiến lược phòng thủ như vậy sẽ được bố trí chung quanh các hòn đảo có thể án ngữ lối ra biển khơi ngoài Thái Bình Dương của các đối thủ tiềm tàng như Hải Quân Trung Quốc chẳng hạn
Đô đốc Harris giải thích : « Tôi nghĩ đến một nơi ở vùng tây Thái Bình Dương mà ta có thể bố trí các hệ thống vũ khí ở nhiều chỗ ; các hệ thống này sẽ đặt các đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, Biển Nhật Bản vào vòng nguy hiểm... Tôi cho rằng đây là một khái niệm quan trọng mà chúng ta buộc phải nghĩ đến khi vạch ra cách duy trì ưu thế so với các đối thủ của chúng ta trong khu vực. »
Trong bài phát biểu của mình, đô đốc Harris đã nêu bật các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông : « Tôi rất quan ngại trước các động thái quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng Biển Đông, và cả ở vùng Biển Hoa Đông... »
Biến tên lửa địa đối địa thành địa đối hải
Các hệ thống vũ khí có thể được triển khai bao gồm loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, và hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục Quân. Hệ thống này sẽ được nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu di động trên đất liền và trên biển...
Trong một bài phát biểu ngày 03/11, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter ghi nhận : « Khi được gắn một thiết bị dò tìm có sẵn lên mũi, tên lửa có thể bắn trúng một mục tiêu di động, cả trên đất liền lẫn trên biển. Với khả năng này, những gì trước đây chỉ là một hệ thống tên lửa địa-đối-địa của Lục Quân, nay có thể được bắn đi từ bờ biển đến những mục tiêu ngoài khơi cách đó đến 300 km [186 dặm] ».
Bước tiếp theo là phải giúp cho Lục Quân Mỹ hiểu rõ địa bàn vùng biển là mục tiêu, và điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi trong học thuyết của Lục Quân Mỹ.
Như chuyên gia Steven Stashwick đã giải thích vào tháng 10 vừa qua, Lục Quân đã bắt đầu làm quen với khái niệm gọi là « Chiến Tranh Đa Miền » - Multi-Domain Battle – « sử dụng lực lượng trên bộ để vừa khai thác, vừa cho phép hành động trên không, trên biển, trên mạng, trên không gian và bao quát toàn bộ quang phổ điện từ ». Ở Tây Thái Bình Dương, điều đó được hiện thực hóa thành một cái ô chống tiếp cận và truy cập A2/AD hình thành từ các cơ sở đặt trên đất liền và bao trùm chuỗi đảo đầu tiên.
Điểm quan trọng cần lưu ý là mọi vai trò phòng thủ bờ biển mới được giao cho Lục Quân Mỹ, đều phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong khu vực.
Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng một khái niệm chống tiếp cận và truy cập khu vực A2/AD với đặc điểm của Nhật Bản, dựa trên các dàn pháo và tên lửa nhằm bảo vệ hải đảo và vùng ven biển. Vào tháng Tám, Nhật Bản cũng tuyên bố là sẽ phát triển loại tên lửa địa-đối-hải mới để củng cố hệ thống phòng thủ các hải đảo xa bờ mà Nhật Bản kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Chủ đề trên trang bìa tạp chí Pháp
Lược nhìn các hồ sơ lớn được chạy tít trên trang bìa các tạp chí Pháp tuần này, thời sự nóng bỏng hình như đã nhường bước cho lịch sử và cuộc sống hàng ngày với các chủ đề rất khác biệt.
Courrier International và Le Point đều chú ý đến hoạt động « Gián điệp », tuy nhiên nếu Le Point tập trung trên ‘Tình báo Pháp’, tựa trang bìa với ảnh của Dominique Prieur, năm 1988, tham gia vào việc phá chiếc tàu « Rainbow Warrior » của tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace, thì Courrier International cảnh báo về nhũng ‘gián điệp ngay tại nhà’, bao quanh chúng ta, theo dõi chúng ta hàng ngày ngay trong nhà : đó là những vật dụng kết nối mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ máy hút bụi thông minh cho đến chiếc tủ lạnh các bạn, có thể cung cấp những dữ liệu cá nhân cho các công ty tập đoàn sản xuất !
Nga mơ ước về thời kỳ hùng mạnh Liên Xô
Tạp chí L’Express, dưới dòng tựa cũng trên trang bìa : « Nga, đế chế phản công », đã dành một hồ sơ đặc biệt về đất nước của Putin, nhân dịp năm tới đây là năm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga (1917–2017). Tờ báo điểm lại chuyển biến lớn trong 100 năm qua, với nhận định trong phần mở đầu : 100 năm sau cách mạng 1917, Nga đã không bỏ mô hình chuyên chế, mà ngược lại nữa là khác. Đối với L’Express, đấy là « một khoảng mênh mông mong manh mà tương lai đè nặng lên tương lai của chúng ta. »
Trong loạt phóng sự của L’Express, nêu lên các vấn đề từ kinh tế khó khăn với các trừng phạt của Châu Âu, đời sống dân vùng biển Caspi, cho đến cuộc chiến của tin tặc Nga, có lẽ đáng chú ý nhất, giúp hiểu rõ suy nghĩ người Nga và vì sao ông Putin được uy tín như thế, là bài về thanh niên « Thế hệ Putin » và « các chiếc bóng » của Saint Petersburg.
Tại thành phố từng có tên là Leningrad, hai phóng viên của L’Express, Marc Epstein và Alla Chevelkinator có vẻ ngạc nhiên ghi nhận là mỗi người ở đây đều gìn giữ kỷ niệm thành phố bị bao vây thời Thế Chiến Thứ II với số người chết không kể siết (1.800.000 người trong đó gần 1 triệu thường dân). Nhưng cho dù thế, ở đây các lập luận đầy tính quân sự chủ nghĩa của chế độ vẫn có sức thu hút.
Mở đầu bài phóng sự ở Saint Petersburg, phóng viên của L’Express ghi nhận trước tiên là ai đặt chân đến Nga, ở đấy vài ngày thì có cảm giác là chiến tranh gần kề : một sắc lệnh vừa được ông Putin ký, đã tố cáo Châu Âu « bành trướng về mặt địa chính trị » và « tìm cách phá vỡ sự ổn định khu vực và toàn cầu ».
Trên đài truyền hình nhà nước thì một nhà báo nổi tiếng thân điện Kremlin đe dọa biến nước Mỹ thành tro bụi hạt nhân. Trên các chiếc xe hơi đã xuất hiện những tấm dán ghi « 41-45, chúng tôi sẵn sàng trở lại ». Có vẻ như cuộc Thế Chiến Thứ Hai làm 26 triệu người chết riêng ở Liên Xô, không còn đè nặng lên tâm tư. Người Nga, theo cảm nhận của phóng viên L’Express giờ đây hừng hực khí thế sẵn sàng chiến đấu.
Tại Saint Pétersburg, vào đầu tháng 10, lãnh đạo tại đây đã ra lệnh trữ một lượng lúa mì đủ để mỗi cư dân có thể sử dụng trong 20 ngày, trong trường hợp khủng hoảng.
Theo bài phóng sự, tại thành phố này cũng như tại các nơi khác ở Nga các khóa huấn luyện bán quân sự ngày càng thu hút đông đảo người tham gia. Thanh niên chen nhau ghi danh học kỹ thuật chiến đấu, cách sử dụng vũ khí, trong các hiệp hội gọi là « yêu nước ». Một cựu quân nhân và giám đốc một hiệp hội giải thích : « khi các nhà ngoại giao bất đồng với nhau thì dân chúng cảm thấy họ phải bào vệ đất nước thôi ».
Nhưng giải thích về tâm lý người Nga hiện nay mà đa số sẵn sàng đi theo Putin, bài phóng sự trích giải thích nhà báo kiêm sử gia Nga Vitali Demarski, cho là một bộ phận đông đảo người Nga đã bị chấn động trước sự sụp đổ của Liên Xô đầu thập niên 1990, họ cảm nhận đó là một nỗi nhục nhã. Ngày nay họ mơ ước phục hồi lại cường quốc của họ, mơ ước có hành động kinh thiên động địa, hành động anh hùng và chấp nhận sự nói láo của một nhân vật như Putin.
Ông Demarski phân tích một cách chân thật là « đại bộ phận người Nga không hiểu nhiều về thế giới nơi họ đang sống, nhưng chịu ảnh hưởng của chế độ và giáo hội Chính Thống Giáo, họ rất ghét phương Tây. Chính quyền Nga không có khả năng vạch ra một chính sách phát triển bền vững cho nước Nga cho nên đã ca ngợi quá khứ cho đó là tột đỉnh vinh quang.
Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Quốc
Tạp chí L’Obs tuần này cũng nhìn lại lịch sử nhưng là lịch sử Trung Quốc, cũng đã có một thời kỳ vẻ vang với « Con Đường Tơ Lụa ». Tạp chí tóm lược trong phần dẫn nhập : Trung Quốc, xưởng sản xuất của thế giới, đã đầu tư hàng tỷ để củng cố các con đường thương mại. Một câu chuyện bắt đầu từ cách đây 21 thế kỷ.
Đây là đề án kinh tế- chính trị của ông Tập Cận Bình : Vạch ra những con đường thương mại to lớn, băng qua Châu Á bằng đường bộ, đánh vòng lục địa này bằng đường biển, cho nên đã được chỉ định bằng tên tiếng Anh, Obor (One Belt, vành đai trên biển) One Road (con đường trên đất liền). Báo chí Trung Quốc cũng như nước ngoài, gọi đó dưới một cái tên thơ mộng hơn « Con Đường Tơ Lụa Mới ».
Theo bài báo chương trình này được gợi lên năm 2013, và đã được nhắc đến nhiều lúc gần đây trên báo chí, thể như Bắc Kinh muốn tranh thủ tình hình lộn xộn mà tổng thống tân cử Mỹ làm dấy lên đối với ngành ngoại giao Mỹ, để đẩy các con tốt của mình.
Tác giả bài báo thử tìm hiểu xem thật ra cái tên con đường tơ lụa có ý nghĩa gì đối với người Trung Hoa. Cụm từ ‘con đường tơ lụa’ không phải là xưa lắm, chỉ được một nhà địa lý người Đức đưa ra cuối thế kỷ XIX, trong lúc mà thực tế thì đã tồn tại hơn 2000 năm.
Theo bài viết bị đe dọa ở phía Tây Bắc các hoàng đế nhà Hán tìm ‘đồng minh’ nơi những lãnh chúa ở các vùng hiện nay là Trung Á, Uzbekistan hay Afghanistan. Một sứ giả Hán vào năm 100 trước công nguyên đã đến đây, khi trở về nước, đã mô tả những điều lạ được chứng kiến, từ lạc đà đến ngựa quý. Phía Hán có thể trao đổi với vật quý của mình : đó là tơ mà họ giữ bí quyết sản xuất. Như thế thương nhân Trung Quốc với loại hàng quý báu này bắt đầu lên đường.
Con đường tơ lụa đã ra đời. Họ đi từ thủ đô Trường An, và dần dần trên đường rẽ sang nhiều hướng, xuống Ấn Độ, qua Iran, đến tận bờ biển Syria bây giờ, lúc ấy thuộc đế quốc La Mã. Các mệnh phụ La Mã rất ưa thích loại lụa nhẹ, mềm mại này đến từ một nước xa xôi mà họ gọi là Sérique, tức xứ của tơ lụa. Nhưng phải đợi đến Marco Polo thì sự hiếu kỳ về Trung Quốc ở Châu Âu mới lên đỉnh cao.
Cho đến thế kỷ 18, Trung Quốc là một cường quốc thương mại hàng đầu với những mặt hàng quý giá, đứng đầu là tơ lụa, nhưng còn trà hay đồ sứ. Nhưng cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX đã mang lại cho Châu Âu thế mạnh công nghệ, tài chính và sản xuất, đè bẹp phần còn lại của thế giới.
Theo bài báo, « Con Đường Tơ Lụa » chỉ gợi lên đối với người Trung Hoa kỷ niệm về một thời kỳ huy hoàng, và khi làm sống lại con đường này ngày nay, ông Tập Cận Bình muốn nhắn nhủ với thế giới là thời kỳ huy hoàng đó đang trở lại với Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161217-my-muon-thu-chien-thuat-moi-o-bien-dong-dung-bo-binh-diet-ham
Geen opmerkingen:
Een reactie posten