Cụ ông 4 lần tai biến, bệnh viện Mỹ trả về, bỗng phục hồi thần kỳ nhờ lọ thuốc thời Lê
Trong căn nhà nằm sâu trong con phố Thanh Nhàn, cụ Nghi ngày ngày vẫn cần mẫn làm việc. Cụ bảo, làm thêm cho khuây khỏa, chứ ngồi chơi mãi cũng buồn. Thời điểm này, cụ cảm thấy cơ thể của mình vẫn như hồi thanh niên, không có cảm giác mệt mỏi hay cần được nghỉ ngơi như những người bạn đồng lứa “thất thập cổ lai hy” khác.
Chính bản thân cụ Nghi cũng không nghĩ mình lại vượt qua những trận tai biến một cách thần kỳ đến như vậy. Thời gian trước, con cháu, hàng xóm láng giềng, anh em gần xa đã tưởng cụ không qua khỏi, nhưng rồi cụ vượt qua được bệnh tật trước ánh mắt ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Cụ Nghi đã thoát khỏi tử thần sau 4 lần tai biến nhờ lọ thuốc của lương y Nguyễn Quý Thanh Từ lúc khỏe mạnh trở lại, hàng ngày cụ phải tiếp đón rất nhiều người lạ. Họ có người thân cũng bị căn bệnh tương tự, tìm đến xin chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi những bài thuốc mà cụ đã dùng.
Cụ Nghi chia sẻ, bí quyết thoát khỏi tử thần của cụ là nhờ những thảo dược bí ẩn trong bài thuốc An Cung Trúc Hoàn của lương y Nguyễn Quý Thanh, người kế thừa bài thuốc thần kỳ trị tai biến của tổ tiên, là Thái y triều Lê mấy trăm năm trước.
Ông tổ 10 đời trước của dòng họ Nguyễn Quý là cụ Nguyễn Quý Thuần. Cụ Thuần quê ở Đức Trạch, Thường Tín, Hà Nội. Theo gia phả dòng họ, thì trước đó nhiều đời đã làm thuốc và đến đời cụ Thuần thì nổi trội. Trong dòng họ, có tới 20 vị được phong “Danh y bí dược”.
Được thừa hưởng những bí quyết gia truyền của dòng họ, cộng với một thời gian dài học hỏi, nghiên cứu gia phả, rồi lăn lộn khắp các vùng núi non, kết hợp với các thầy lang dân tộc, lương y Nguyễn Quý Thanh đã tìm ra được những cây thuốc quý, và khôi phục được bài thuốc gia truyền của tổ tiên.
Đó là những vị thảo dược chính trong bài thuốc An cung mà các Thái y dòng họ Nguyễn Quý vẫn sử dụng, có thể kể tên như cây mạy tèo, thiên trúc hoàng, sằn sá mộc, ô rô núi… Cụ tổ Nguyễn Quý Thuần đặt tên bài thuốc chủ đạo làm nên tên tuổi dòng họ là An cung diệu dược, nay được lương y Thanh đặt là An Cung Trúc Hoàn.
Cụ Trịnh Thúc Nghi vẫn đều đặn uống thuốc An Cung Trúc Hoàn Cụ Trịnh Thúc Nghi cho biết, thường những bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… thì bản chất của bệnh vẫn là tình trạng xơ vữa các động mạch. Thời trẻ, vì ăn nhiều thức ăn không phù hợp, cộng với việc đưa vào cơ thể nhiều chất kích thích như bia rượu, đến khi có tuổi các bộ phận cơ thể sẽ bị thoái hóa, mạch máu bị xơ vữa, hẹp lại. Chính vì thế, máu đi nuôi cơ thể bị ùn tắc ở một vị trí nào đó. Nếu tắc ở tim thì sẽ gây nhồi máu cơ tim, tắc ở não thì sẽ gây nhồi máu não…
Chính vì vậy, bài thuốc gia truyền của các Thái y triều Lê, với những loài thảo dược tự nhiên có tác dụng làm sạch lòng mạch, khôi phục và làm thông thoáng những nơi máu bị tắc, giúp máu bơm đến khắp nơi, nuôi dưỡng cơ thể.
Cụ Trịnh Thúc Nghi không nghĩ cơ thể của mình lại có thể xuống cấp nhanh và trầm trọng đến như vậy. Thời điểm nghỉ hưu năm 1999, cụ vẫn khỏe lắm, bay liên tiếp hàng chục tiếng đồng hồ sang Mỹ, rồi di chuyển liên tục khắp nước Mỹ vẫn không thấy mệt mỏi, tự mình đi xe máy về Hải Phòng thăm bạn vẫn không thấy “xi nhê” gì. Cụ bảo, cụ vốn là người đam mê tốc độ, thích khám phá, đi phượt như giới trẻ, tính tình khá dữ dội.
Lương y Nguyễn Quý Thanh và bài thuốc gia truyền chữa tai biến rất hiệu quả Bài liên quan
Đi nhiều, thấy lắm cơ hội, lại không chấp nhận nghỉ ngơi, cụ Nghi liền buôn hàng về Hà Nội. Tuy nhiên, có một sự cố với đơn hàng khá lớn, cụ Nghi phải đau đầu suy nghĩ tìm cách giải quyết. Buổi trưa, đang ngồi trong văn phòng, cụ bỗng cảm thấy đau nhói, tựa như bị một con dao sắc nhọn đâm hẳn vào tim, rồi gục xuống ngất xỉu.
Cũng may, người nhà phát hiện kịp thời, tức tốc đưa cụ vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Sau khi cấp cứu, bác sỹ lắp thêm thiết bị vào mạch vành của cụ, để đảm bảo máu luôn được thông suốt trong cơ thể, kèm theo đó là một đơn thuốc dài dằng dặc, đồng thời nghiêm cấm cụ hút thuốc, uống rượu bia.
Nhận thức được sự xuống cấp trong cơ thể của mình, cụ Nghi băt đầu giữ gìn, và làm theo mọi chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, cụ tiếp tục đột quỵ lần thứ 2 vì huyết áp tăng đột ngột. Cũng may là đến viện kịp thời, nên sống được. Lần nằm viện thứ 2, cụ Nghi mới biết mình mắc thêm bệnh đái tháo đường, tiền liệt tuyến.
Gia đình có điều kiện, nên thời điểm đó, ngoài việc điều trị ở bệnh viện, cụ dùng thêm thuốc An cung của Trung Quốc, mỗi viên giá mấy triệu đồng. Thế nhưng, dùng thời gian dài, tốn kém hàng trăm triệu đồng mà không thấy biến chuyển, lại đọc thấy nhiều tài liệu nói rằng bài thuốc đó có nhiều hóa chất nguy hiểm, gây tác dụng phụ, nên cụ bỏ hẳn không dùng nữa.
Khi sức khỏe tạm hồi phục, con cháu đưa cụ đi mổ tiền liệt tuyến ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. Khi hậu phẫu, bác sỹ phải truyền một lượng nước lớn để rửa sạch vết thương. Đó là nguyên nhân khiến cụ Nghi bị tai biến lần thứ 3.
Chỉ 2 tháng sau khi dùng thuốc cụ Nghi đã có thể đi lại dễ dàng, tự ăn uống, giọng nói cải thiện rõ, không còn méo mó như trước nữa. Lần đó, cụ cứ thấy mệt mỏi, rồi dần dần cả cơ thể phía bên trái bại liệt dần. Kiểm tra, các bác sĩ phát hiện cụ Nghi bị thiếu máu lên não trái, chính vì thế thần kinh bị ảnh hưởng. Trong quá trình tập luyện và uống thuốc phục hồi chức năng, nhưng chưa kịp hồi phục, thì cụ lại tiếp tục bị tai biến, gây liệt não phải. Lúc đó, cả cơ thể của cụ chỉ còn mỗi chân phải là cử động được.
Thương bố, người con trai đưa bố sang Mỹ để mổ. Các bác sĩ đã tiến hành mổ, nhưng khâu lại lập tức, vì các mạch máu bị đông. Về lại Việt Nam, các bác sĩ cũng bảo phải mổ, nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. Cụ Nghi đồng ý mổ, nhưng sau các xét nghiệm, kết quả chiếu chụp, các bác sĩ lại từ chối.
Được sự giới thiệu của nhiều người, con trai cụ Nghi, là Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng, liền gọi cho lương y Nguyễn Quý Thanh. Lúc lương Thanh xuống Hà Nội thì cụ Nghi đã gần như người bỏ đi. Nhìn cả rổ thuốc tây, toàn loại uống để cầm cự mạng sống, lương y Thanh chỉ định bớt đi một nửa số thuốc đó, rồi cho uống bài thuốc An Cung Trúc Hoàn đều đặn. Thật thần kỳ, tình trạng của cụ Nghi biến chuyển nhanh theo hướng tích cực. Chỉ 2 tháng sau khi dùng thuốc cụ Nghi đã có thể đi lại dễ dàng, tự ăn uống, giọng nói cải thiện rõ, không còn méo mó như trước nữa.
Cụ Nghi đến bệnh viện khám lại, ai cũng ngạc nhiên khi xét nghiệm thấy tình trạng mỡ máu của cụ đã thuyên giảm một cách rõ rệt, bản thân cụ cũng thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn nhiều, tinh thần cực kỳ minh mẫn.
Thêm một thời gian nữa, thì cơ thể của cụ hoàn toàn hồi phục, tất cả mọi người quen biết ai cũng ngạc nhiên. Cụ Nghi lại cảm thấy mình hừng hực khí thế như thời trai trẻ, tựa như chưa bao giờ xảy ra biến cố đối với cơ thể của mình.
Sau 20 năm nghiên cứu, chữa bệnh, lương y Nguyễn Quý Thanh đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bị bệnh tai biến mạch máu não, hoại tử các chi bằng bài thuốc An cung trúc hoàn. Những bệnh nhân có nguy cơ tai biến cao, sử dụng An cung trúc hoàn để phòng bệnh thì rất tốt. Những bệnh nhân đã trải qua tai biến, đang dần phục hồi, cần thiết sử dụng để tránh bị tai biến lại.
Sở Y tế Thái Nguyên đã cấp phép cho lưu hành bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Quý. Hiện, lương y Nguyễn Quý Thanh đang hoàn thiện hồ sơ (kiểm nghiệm lâm sàng hiệu quả trên 1.000 bệnh nhân), để Bộ Y tế cấp phép, đưa vào hiệu thuốc, bệnh viện, để cứu được nhiều người hơn.
Bệnh nhân có thể liên hệ số điện thoại sau để được tư vấn về thuốc và bệnh tai biến: 0915.330535 – 0979.184263 – 04.32151903.
Tìm hiểu thêm về lương y Nguyễn Quý Thanh qua các bài viết sau: Đứt mạch máu não, đã đóng quan tài, đột nhiên sống dậy nhờ thìa thuốc thời Lê; Người kế thừa bài thuốc thần kỳ trị tai biến của thái y triều Lê.
Quỳnh Anh
http://tinvn.biz/cu-ong-4-lan-tai-bien-benh-vien-tra-ve-bong-phuc-hoi-ky-nho-lo-thuoc-thoi-le.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten