Bắc Kinh tố không quân Nhật Bản « đe dọa » chiến đấu cơ Trung Quốc
Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011REUTERS
Trong khi tập trận tại vùng biển quốc tế, máy bay Trung Quốc đã bị chiến đấu cơ Nhật Bản bám sát và có hành động nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp. Trên đây là nội dung thông cáo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc công bố chiều ngày 10/12/2016 sau khi không quân Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai ngả bắc và nam đảo Đài Loan.
Theo AFP và Reuters, sáng thứ Bảy 10/12/2016, các máy bay quân sự của Trung Quốc vượt Hoa Đông ra Thái Bình Dương qua hai eo biển Miyako giữa Nhật Bản-Đài Loan và eo biển Bashi giữa Đài Loan- Philippines.
Vào buổi chiều cùng ngày, bộ Quốc Phòng Trung Quốc tố cáo hai chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bám sát và phóng hỏa châu về hướng máy bay quân sự Trung Quốc trên vùng trời thuộc « hải phận quốc tế ». Bắc Kinh gọi đây là « hành động thiếu chuyên nghiệp, đe dọa tính mạng phi công và vi phạm luật quốc tế về tự do lưu thông ».
Được Reuters đặt câu hỏi kiểm chứng, bộ Quốc Phòng Nhật bác bỏ những cáo buộc này. Một phát ngôn viên cho biết « chẳng có chuyện gì đặc biệt xảy ra ». Các chiến đấu cơ của Nhật « không ngăn đường » máy bay Trung Quốc.
Tháng 9 năm nay, Trung Quốc lần đầu tiên cho một đoàn 40 chiến đấu cơ bay ngang eo biển Miyako nằm giữa Okinawa và các đảo cực nam của Nhật để ra Thái Bình Dương. Vụ thứ hai diễn ra vào tháng 11 vừa rồi và Nhật cũng đưa chiến đấu cơ lên theo dõi.
Trong thông cáo ra sáng Chủ nhật 11/12/2016, bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng cho biết đoàn máy bay quân sự Trung Quốc đã vượt eo biển Bashi giữa Đài Loan- Philippines để ra biển khơi nhưng « không xâm phạm vùng nhận dạng phòng không » của Đài Loan.
Tuần trước, một cuộc điện đàm giữa tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn với tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump làm Bắc Kinh nổi giận. Tuy nhiên, theo Reuteurs, không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh trả đũa Đài Bắc qua cuộc tập trận « ra biển khơi » hôm 10/12/2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161211-bac-kinh-to-khong-quan-nhat-ban-%C2%AB-de-doa-%C2%BB-may-bay-quan-su-trung-quoc
Vào buổi chiều cùng ngày, bộ Quốc Phòng Trung Quốc tố cáo hai chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bám sát và phóng hỏa châu về hướng máy bay quân sự Trung Quốc trên vùng trời thuộc « hải phận quốc tế ». Bắc Kinh gọi đây là « hành động thiếu chuyên nghiệp, đe dọa tính mạng phi công và vi phạm luật quốc tế về tự do lưu thông ».
Được Reuters đặt câu hỏi kiểm chứng, bộ Quốc Phòng Nhật bác bỏ những cáo buộc này. Một phát ngôn viên cho biết « chẳng có chuyện gì đặc biệt xảy ra ». Các chiến đấu cơ của Nhật « không ngăn đường » máy bay Trung Quốc.
Tháng 9 năm nay, Trung Quốc lần đầu tiên cho một đoàn 40 chiến đấu cơ bay ngang eo biển Miyako nằm giữa Okinawa và các đảo cực nam của Nhật để ra Thái Bình Dương. Vụ thứ hai diễn ra vào tháng 11 vừa rồi và Nhật cũng đưa chiến đấu cơ lên theo dõi.
Trong thông cáo ra sáng Chủ nhật 11/12/2016, bộ Quốc Phòng Đài Loan cũng cho biết đoàn máy bay quân sự Trung Quốc đã vượt eo biển Bashi giữa Đài Loan- Philippines để ra biển khơi nhưng « không xâm phạm vùng nhận dạng phòng không » của Đài Loan.
Tuần trước, một cuộc điện đàm giữa tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn với tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump làm Bắc Kinh nổi giận. Tuy nhiên, theo Reuteurs, không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh trả đũa Đài Bắc qua cuộc tập trận « ra biển khơi » hôm 10/12/2016.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161211-bac-kinh-to-khong-quan-nhat-ban-%C2%AB-de-doa-%C2%BB-may-bay-quan-su-trung-quoc
Chiến đấu cơ Trung Quốc lại bay ngang eo biển nam Nhật Bản
Chiến đấu cơ Trung Quốc biểu diễn nhân ngày Quốc khánh. Ảnh tư liệu 7/09/2009.STR / AFP
Bộ Quốc Phòng Nhật Bản vừa xác nhận : Không Quân Trung Quốc vừa cho chiến đấu cơ và oanh tạc cơ bay ngang một eo biển trọng yếu ở miền nam Nhật Bản để ra Thái Bình Dương, buộc Tokyo phải điều máy bay chiến đấu đến nơi sẵn sàng can thiệp. Vụ việc xẩy ra hôm 25/11/2016, nhưng đến hôm 28/11 mới được tờ Japan Times loan báo.
Theo nguồn tin trên, đã có tổng cộng 6 chiếc máy bay Trung Quốc bay ngang eo biển nằm giữa hai đảo Okinawa và Miyako. Bộ Quốc Phòng Nhật Bản ghi nhận hai oanh tạc cơ chiến lược H-6 và hai chiếc phi cơ do thám bay theo hướng tây-bắc, từ Thái Bình Dương đến Biển Hoa Đông, và hai chiến đấu cơ Su-30 bay theo chiều ngược lại, nhưng khi đến gần eo biển Miyako, các máy bay này đã quay đầu đi theo hướng của bốn phi cơ kia bay đến Biển Hoa Đông.
Mặc dù phi cơ Trung Quốc chỉ bay trên không phận quốc tế, không vi phạm không phận Nhật Bản, tuy nhiên Tokyo đã cho tiêm kích cất cánh để sẵn sàng ứng chiến, vì khu vực chiến đấu cơ Trung Quốc bay ngang là một vùng nhạy cảm về mặt chính trị.
Đây là lần thứ hai từ tháng 9 mà Không Quân Trung Quốc cho phi cơ bay ngang vùng này. Lần trước Trung Quốc đã huy động một nhóm gồm ít nhất 8 phi cơ.
Theo các nhà quan sát, động thái của Trung Quốc rõ ràng mang tính chất thị uy, trong bối cảnh vào đúng hôm 26/11, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành vòng đàm phán thứ 6 – từng bị đình hoãn - về cơ chế liên lạc trên biển nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ giữa máy bay và tàu thuyền của hai nước.
Việc áp dụng các cơ chế này đã bị tạm dừng kể từ khi Nhật Bản mặc nhiên quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào năm 2012. Đây là quần đảo do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Giữa tháng 9 vừa qua, Không Quân Trung Quốc cho biết sẽ « thường xuyên » tiến hành các cuộc tập trận bay qua khu vực chiến lược gọi là « chuỗi đảo thứ nhất » - cửa ngõ vào Thái Bình Dương từ phía tây, bao gồm quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161128-chien-dau-co-trung-quoc-lai-bay-ngang-eo-bien-mien-nam-nhat-ban
Mặc dù phi cơ Trung Quốc chỉ bay trên không phận quốc tế, không vi phạm không phận Nhật Bản, tuy nhiên Tokyo đã cho tiêm kích cất cánh để sẵn sàng ứng chiến, vì khu vực chiến đấu cơ Trung Quốc bay ngang là một vùng nhạy cảm về mặt chính trị.
Đây là lần thứ hai từ tháng 9 mà Không Quân Trung Quốc cho phi cơ bay ngang vùng này. Lần trước Trung Quốc đã huy động một nhóm gồm ít nhất 8 phi cơ.
Theo các nhà quan sát, động thái của Trung Quốc rõ ràng mang tính chất thị uy, trong bối cảnh vào đúng hôm 26/11, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành vòng đàm phán thứ 6 – từng bị đình hoãn - về cơ chế liên lạc trên biển nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ giữa máy bay và tàu thuyền của hai nước.
Việc áp dụng các cơ chế này đã bị tạm dừng kể từ khi Nhật Bản mặc nhiên quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào năm 2012. Đây là quần đảo do Nhật Bản kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Giữa tháng 9 vừa qua, Không Quân Trung Quốc cho biết sẽ « thường xuyên » tiến hành các cuộc tập trận bay qua khu vực chiến lược gọi là « chuỗi đảo thứ nhất » - cửa ngõ vào Thái Bình Dương từ phía tây, bao gồm quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và Đài Loan.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161128-chien-dau-co-trung-quoc-lai-bay-ngang-eo-bien-mien-nam-nhat-ban
Geen opmerkingen:
Een reactie posten