“J-31 tàng hình" bị radar Nga, Mỹ tóm sống sau 10’ bay
(Vũ khí) - Tại Chu Hải Airshow 2014, Nga và Mỹ bí mật mở radar máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay vận tải C-17 và đã bắt sống tín hiệu của J-31.
Triển lãm hàng không qua đi với những “tiếng xấu” về máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-31 của Trung Quốc. Ngay sau khi Trung Quốc tiếp tục ký hợp đồng với Nga để mua sắm động cơ RD-93 cho loại máy bay này, nó đã được các chuyên gia quân sự Trung Quốc lăng-xê là có khả năng đánh bại F-35 của Mỹ.
Tuy nhiên, một thông tin gây chấn động là tại Triển lãm hàng không Chu Hải vừa qua, các máy bay Nga và Mỹ đã bắt được tín hiệu của J-31 chỉ sau 10 phút chiếc tiêm kích tối tân này của Trung Quốc bay lên bầu trời. Điều này như “một cát tát” vào niềm kiêu hãnh của không quân Trung Quốc.
Tờ Want Daily tiết lộ thông tin từ các chuyên gia quân sự dấu tên cho biết, chỉ sau 10 phút bay trình diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải, J-31 đã bị hệ thống radar của các máy bay khác phát hiện. Điều đáng nói là, ngoài chiếc tiêm kích tối tân Su-35 Nga ra, cả chiếc máy bay vận tải C-17 Globemaster của Mỹ cũng đã tóm sống tín hiệu radar của nó.
Điều này thực ra cũng không có gì khó hiểu khi trình diễn tại triển lãm Chu Hải, J-31 đã nhả ra khói đen mù mịt ở một trong 2 động cơ, trong khi các phi công mới chỉ bay ở tốc độ chưa chạm ngưỡng siêu âm. Điều này cho thấy động cơ WS-10 của Trung Quốc đã kém nhưng động cơ RD-93 của Nga bán cho Trung Quốc cũng không tương xứng để lắp đặt trên các máy bay thế hệ thứ 5.
Chiếc J-31 Trung Quốc phun khói đen mù mịt tại Chu Hải Airshow 2014
|
Ngoài ra, Trung Quốc cũng chưa thể chế tạo được một loại sơn hấp thụ sóng radar hoàn hảo để có thể tàng hình một cách triệt để như các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga và Mỹ. Điều này cho thấy, ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc sẽ còn rất nhiều việc phải làm, đồng thời, tham vọng cạnh tranh xuất khẩu với F-35 chỉ là mơ mộng viển vông.
Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu nhưng chiếc J-31 xuất hiện tại triển lãm hàng không Chu Hải chỉ là phiên bản thử nghiệm, từ đây cho đến khi được trang bị hàng loạt Trung Quốc có thể bổ khuyết yếu điểm bằng cách mua loại động cơ tốt hơn của Nga. Điều này là có cơ sở khi các chuyên gia Trung Quốc đã săm soi rất kỹ động cơ AL-41F-1S (117S) trên chiếc Su-35 của Nga.
Công bằng mà nói, Trung Quốc vẫn đang là một trong những nước đi đầu về công nghệ tàng hình trên máy bay và trong tương lai, Bắc Kinh có thể sử dụng phương pháp “gián điệp công nghệ” để thu thập những tài liệu về công nghệ sơn hấp thụ sóng radar của ngành công nghiệp chế tạo máy bay Mỹ nhằm tăng khả năng tàng hình cho chiếc chiến đấu cơ “con cưng” của mình.
Các hacker Trung Quốc được biết đến nhờ những thành công liên tiếp trong việc thu thập những thông tin nhạy cảm về những dự án quốc phòng của Mỹ. Điể hình như hồi tháng 7-2014, một doanh nhân Trung Quốc đã bị bắt tại Canada theo yêu cầu của FBI sau khi người này bị buộc tội đánh cắp thông tin của 32 dự án quân sự của Mỹ, bao gồm cả F-35.
J-31 của Trung Quốc là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thẩm Dương (Shenyang Aircraft Corporation) nghiên cứu, phát triển song song với dự án chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô.
Trung Quốc đang mơ tới phiên bản tiêm kích hạm J-31
|
J-31 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 hạng trung, loại 2 động cơ, 1 chỗ ngồi, có kích thước nhỏ hơn so với J-20. J-31 bắt đầu bay thử chuyến đầu tiên vào ngày 31-10-2012. Về ngoại hình và kích cỡ, nó tương đương với F-35 nên có người gọi nó là “Anh em song sinh của F-35”.
J-31 cũng mang những đặc điểm tàng hình tiêu biểu của một loại máy bay chiến đấu thứ 5 là có khả năng tàng hình, tốc độ hành trình siêu âm, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến... Tuy nhiên, J-31 hiện là một phiên bản nhiều khiếm khuyết, thời gian để Trung Quốc thành công với loại máy bay này sẽ còn rất dài.
Cũng giống như các máy bay chiến đấu thế hệ 5 khác, J-31 cũng thiết kế để mang các loại vũ khí trong khoang bụng. Tuy thiết kế quá nhỏ của J-31 giúp tăng hiệu suất nhiên liệu mang theo cũng như tốc độ bay nhưng điều đó sẽ khiến số lượng vũ khí mang theo của loại máy bay này ít hơn các tiêm kích thế hệ 5 khác.
Một số hình ảnh trên mạng thể hiện, rất có khả năng J-31 sẽ sinh thêm 1 biến thể với chức năng tiêm kích hạm, dùng trong tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để nói đến điều này bởi ít nhất các tàu sân bay quốc nội Trung Quốc hiện đang đóng phải đến ngoài năm 2020 mới hình thành được năng lực tác chiến ban đầu.
Huy Bình
Trung Quốc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-31 J-20 F-35 Su-35 tiêm kích hạm động cơ RD-93 C-17 Globemaster động cơ WS-10 sơn hấp thụ sóng radar radar động cơ AL-41F-1S 117S tiêm kích hạm tàu sân bay Trung Quốc
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/j-31-tang-hinh-bi-radar-nga-my-tom-song-sau-10-bay-3219114/
Mỹ truy tố kỹ sư TQ ăn cắp bí mật chiến đấu cơ F-35
Đang nóng, đừng bỏ lỡ!
Nhan sắc rực rỡ của tân Hoa hậu Thế giới
Những tài liệu mà Yu đánh cắp được cho là nhằm giúp Trung Quốc phát triển chiến đấu cơ J-31 cạnh tranh với "Tia chớp" F-35 của Mỹ.
Mới đây, trang quốc phòng Defence News của Mỹ cho hay nhà chức trách nước này đã quyết định truy tố Yu Long, một kỹ sư Trung Quốc 36 tuổi với tội danh ăn cắp các thông tin nhạy cảm liên quan đén chương trình sản xuất chiến đấu cơ hiện đại F-35 của Không quân Mỹ.
Theo đó, Yu Long bị bắt giữ và truy tố vì đã có hành vi “vận chuyển, chuyển giao hàng hóa thương mại do trộm cắp, gian lận mà có”, và nếu bị kết luận là có tội, Yu có thể phải ngồi tù tới 10 năm và nộp phạt 250.000 USD. Thông tin chính thức về việc bắt giữ Yu mới chỉ được công bố hôm 9/12.
Theo Defence News, trên đường từ Trung Quốc trở về Mỹ, Yu đã bị các nhân viên hải quan Mỹ chặn lại, và họ phát hiện món tiền 10.000 USD không khai báo cùng các giấy tờ đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp vừa thành lập ở Trung Quốc.
Hải quan Mỹ còn phát hiện trong người Yu có một mẫu đơn đã hoàn thnafh về việc hợp tác với một trung tâm nghiên cứu hàng không và vũ trụ của nhà nước Trung Quốc, tuy nhiên hải quan vẫn cho phép Yu nhập cảnh vào Mỹ.
Vài ngày sau, Yu tiếp tục quay trở về Trung Quốc, và lần này anh ta tiếp tục bị hải quan Mỹ chặn lại khám xét. Lần này, họ phát hiện nhiều tài liệu nhạy cảm liên quan đến một nhà thầu quốc phòng của Mỹ trong hành lý của Yu.
Theo kết quả điều tra, Yu đã từng làm các công việc liên quan tới động cơ F119 và F135 hiện đang được sử dụng cho hai loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ là F-22 và F-35 tại tập đoàn Lockheed Martin.
Trung Quốc vừa trình làng chiến đấu cơ J-31 được cho là cạnh tranh ngang ngửa với F-35 của Mỹ
Các tài liệu nhạy cảm mà Yu định mang ra khỏi lãnh thổ Mỹ có liên quan đến loại vật liệu titanium được sử dụng trong công nghệ sản xuất chiến đấu cơ F-35. Một số nguồn tin cho hay những dữ liệu mà Yu đánh cắp sẽ được sử dụng để phát triển chiến đấu có J-31 của Trung Quốc.
J-31 là mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm vừa được Trung Quốc trình làng và được quảng cáo là có tính năng không thua kém gì F-35 của Mỹ. Tuy nhiên ngay khi vừa ra mắt, J-31 đã bị giới chuyên gia hàng không chê “tơi tả” vì xả khói mù mịt, chứng tỏ hiệu suất động cơ quá kém, thua xa đối thủ F-35 “Tia chớp”.
http://danviet.vn/thoi-su/my-truy-to-ky-su-tq-an-cap-bi-mat-chien-dau-co-f35-516018.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten