Khi trả lời phỏng vấn của National Interest Magazine, Trung tướng Dave Deptula - cựu giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ cho biết: “Các phân tích cho thấy PAK-FA T-50 có thiết kế khá tinh vi, tối thiểu cũng ngang tầm hoặc thậm chí như nhiều người nói còn hơn cả các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Nó chắc chắn nhanh hơn nhiều so với F-35 nhờ sự kết hợp của lực đẩy vector, các cánh đuôi chuyển động và thiết kế khí động lực tuyệt vời”.
Cùng sức mạnh và tính cơ động, PAK-FA còn cho thấy một nước Nga đang phát triển vượt bậc trong lĩnh vực khả năng cảm biến. Nó được trang bị hệ thống radar có thể dò được các máy bay tàng hình của Mỹ. Thêm vào đó, PAK-FA còn có thể dùng tia hồng ngoại để tìm kiếm và theo dõi.
Tuy nhiên không phải tất cả chuyên gia Mỹ đều dành thiện cảm cho T-50 như vậy, có thể điểm yếu lớn nhất của PAK-FA là cảm biến còn non kém và công nghệ tổng hợp dữ liệu (xử lý thông tin về các vật thể xung quanh rồi chuyển về cho phi công để giúp đưa ra quyết định khi chiến đấu).
'Một điều thậm chí còn quan trọng hơn cả đặc tính khí động học là khả năng của chúng tôi trong việc chia sẻ thông tin ở bất cứ đâu. Đây là ưu thế giúp chúng tôi có thể quyết định nhanh hơn so với bất kỳ đối thủ nào', Tướng Deptula cũng trích dẫn thêm một câu nói.
Thực tế, nếu bộ tổng hợp dữ liệu cảm biến kém kết hợp cùng các tiêu chuẩn tàng hình bị giảm đi, thì sẽ không có gì ngạc nhiên khi một quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp hàng không Mỹ nói rằng: “Một vài người có thể cho rằng PAK-FA là tiêm kích thế hệ thứ 5, nhưng nó chỉ là thế hệ 4,5 theo tiêu chuẩn của Mỹ mà thôi!”.
Ngoài đánh giá trên, không ai có thể phủ nhận rằng lực đẩy 33.000 pound (15.000 tấn), tính cơ động của động cơ Izdeliye 117 cùng hệ thống điện tử hàng không thế hệ sau có thể đưa PAK-FA lên một cấp độ mới về đặc tính bay và hiện diện trên không, những ưu điểm để vượt mặt Mỹ.
Tiêm kích T-50 (PAK-FA) ra đời nhằm cạnh tranh trực tiếp với tiêm kích tàng hình F-35 và F-22 Raptor của Mỹ, PAK-FA được tối ưu hóa để giành ưu thế trên không: tốc độ tối đa đạt trên Mach 2.0 (2.450 km/h). Với tốc độ đó, nó có thể chuyển đổi phần lớn năng lượng khởi động trong khi phóng tên lửa không đối không, phạm vi được tăng lên đáng kể.
Cùng với khả năng cơ động tuyệt với, T-50 được Nga trang bị hàng loạt vũ khí tối tân nhất hiện nay của Nga khiến tiêm kích này có thể 'bất bại' trong thực chiến. Theo thông tin từ nhà sản xuất tên lửa chiến thuật KTRV (Nga), hiện nay Nga đang tiến hành thử nghiệm cấp nhà nước với siêu tên lửa chống bức xạ Kh-58USHK dành cho tiêm kích tàng hình T-50.
KTRV phát triển siêu tên lửa này dành cho máy bay chiến đấu hàng không tiền tuyến phức tạp trong Dự án PAK FA T-50. Boris Obnosov, giám đốc điều hành KTRV, cho biết: "Nó là một sản phẩm phát triển mới hoàn toàn và không có gì chung so với tên lửa Kh-58 cũ. Tên lửa mới ngắn hơn so với Kh-58 và sử dụng đầu dò thụ động mới tiên tiến hơn. Quá trình kiểm tra đã hoàn tất bao gồm cả thử nghiệm phóng từ tiêm kích T-50".
Kh-58USHK là tên lửa chống bức xạ, các vây tên lửa có thể gập lại để phù hợp với khoang vũ khí của máy bay. Nó sử dụng một động cơ phản lực mới, tiết kiệm nhiên liệu hơn, cho phép đạt tầm bắn tới 200 km. Nhà sản xuất trang bị cho tên lửa đầu dò thụ động thế hệ mới, cho phép đánh trúng mục tiêu với độ chính xác rất cao.
Ngoài tên lửa Kh-58USHK, tổng công ty tên lửa chiến thuật đang hoàn thiện tên lửa không đối không tầm ngắn R-74M2 cho T-50 trong giai đoạn đầu tiên. Bên cạnh đó, biến thể cao cấp hơn K-MD đang trong giai đoạn phát triển sẽ thay thế R-74M2 trong giai đoạn tiếp theo của dự án.
Để tăng khả năng không chiến, T-50 còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử (EW). Tổng Giám đốc tập đoàn Radio-electronye technologies - ông Nikolai Kolesov cho biết: “Hệ thống phòng thủ Himalay đã được sử dụng cho các mẫu T-50 thử nghiệm. Hiện chúng tôi đang tiếp tục thử nghiệm chúng”.
Hệ thống phòng không độc nhất vô nhị này giúp tăng cường khả năng đánh chặn của máy bay cũng như hỗ trợ hệ thống kiếm soát tín hiệu của kẻ thù. Tuy nhiên, hệ thống này không gắn vào máy bay như một module riêng rẽ giống như các hệ thống chiến tranh điện tử trước mà tích hợp với máy bay.
Các ăng-ten của Himalay được bố trí ở thân và cánh, cùng các thiết bị điện tử khác, tạo ra “lớp vỏ thông minh” cho tiêm kích tương lai. Ông Kolesov giải thích: “Chúng tôi không chế tạo blok riêng rẽ, mà bố trí thiết bị điện tử tại nhiều phần của máy bay”. Trong ảnh: Tiêm kích F-35.
Hệ thống EW đặc biệt này không chỉ làm tăng khả năng khó phát hiện cũng như khả năng sống sót của máy bay trong giao chiến, mà còn vô hiệu hóa đáng kể công nghệ tàng hình của máy bay kẻ địch. Hệ thống cũng giúp giảm trọng lượng của T-50. Ngoài T-50, dự kiến Himalay sẽ được lắp cho các máy bay không người lái thế hệ thứ 6. Trong ảnh: Tiêm kích F-22.
http://www.baomoi.com/Chuyen-gia-My-dat-Sukhoi-T50-len-ban-can/119/15399622.epi
|
Geen opmerkingen:
Een reactie posten