zaterdag 12 juli 2014

Trung Quốc tuyên bố sẽ đặt giàn khoan Nam Hải 4 ở Biển Đông một năm

Thứ bảy, 12/7/2014 | 22:36 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Trung Quốc tuyên bố sẽ đặt giàn khoan Nam Hải 4 ở Biển Đông một năm

Cùng với tuyên bố đặt giàn khoan Nam Hải 4 hoạt động tại Biển Đông trong một năm, Trung Quốc còn cấm các tàu thuyền qua lại khu vực giàn khoan trong vòng bán kính 2 km.
gian-khoan-nanhai-4-8127-1405178485.jpg
Giàn khoan Nam Hải 4 của Trung Quốc. Ảnh: baidu
Cục Hải sự Trung Quốc hôm 10/7 thông báo giàn khoan Nam Hải 4 sẽ hoạt động tại Biển Đông từ ngày 9/7/2014 đến ngày 30/6/2015.
Khu vực tác nghiệp nằm cách cảng Bát Sở, tỉnh Hải Nam khoảng 62 hải lý về phía tây nam, với tọa độ 18°36'48,47" Bắc/ 107°40'28,43" Đông. Cơ quan này yêu cầu các tàu bè không được vào khu vực có bán kính 2 km tính từ giàn khoan.
Cục Hải sự Trung Quốc cũng cho biết nếu hoạt động kết thúc sớm hơn dự kiến, sẽ không có thông báo. Ngoài ra, cục này còn tuyên bố giàn khoan Nam Hải 2 và Nam Hải 5 cũng sắp tham gia thăm dò ở Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 ở Biển Đông để thăm dò.
Kể từ đầu tháng 5 đến nay, Trung Quốc vẫn hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Không những thế, nước này còn triển khai nhiều tàu đâm va, phun vòi rồng, uy hiếp tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam. Hành vi của nước này vi phạm trắng trợn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). 
Trong một diễn biến khác, ngày 10/7 Thượng viện Mỹ đã ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay. Đồng thời Mỹ cũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình.
Trọng Giáp
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-tuyen-bo-se-dat-gian-khoan-nam-hai-4-o-bien-dong-mot-nam-3016889.html
Thứ ba, 24/6/2014 | 14:48 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Trung Quốc điều nhiều giàn khoan để tạo tiền lệ

Chuyên gia Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng bằng việc di chuyển thêm 4 giàn khoan dầu, Trung Quốc đang thiết lập một tiền lệ hòng khẳng định cái gọi là "quyền lịch sử" trên Biển Đông.
Chuyên gia Ian Storey. Ảnh: ISEAS.
Chuyên gia Ian Storey. Ảnh: ISEAS.
Ý kiến của tiến sĩ Storey được đưa ra trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Đức DW, với nội dung lược thuật dưới đây.
- Với việc điều động các giàn khoan, Trung Quốc đang gửi thông điệp gì tới các quốc gia láng giềng?
- Trung Quốc đang tạo ra tiền lệ, đang thông báo với các nước láng giềng rằng họ muốn khẳng định cái gọi là "quyền lịch sử" với vùng biển giàu tài nguyên, như dầu mỏ, khí đốt và thủy sản, nằm trong "đường chín đoạn". "Đường chín đoạn" bị phần lớn các chuyên gia pháp lý quốc tế đánh giá là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
- Động thái mới nhất tác động thế nào đến toàn bộ chiến lược lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông?
- "Lãnh thổ" tức là vùng đất, hay trong trường hợp này là các bãi san hô có tranh chấp. Những gì chúng ta đang bàn đến ở đây chính là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định quyền tài phán trong lĩnh vực hàng hải.
- Các quốc gia Đông Nam Á có những lựa chọn gì để ứng phó với hành dộng của Trung Quốc?
- Các quốc gia Đông Nam Á, có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, không có nhiều lựa chọn. Họ chắc chắn không muốn đấu súng với Bắc Kinh bởi quân đội Trung Quốc, đã trải qua chương trình hiện đại hóa nhanh chóng trong hai thập niên qua, sẽ chiếm ưu thế. Ngoại giao là một giải pháp cần có, như Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút các giàn khoan. Tuy nhiên Bắc Kinh đã phớt lờ các đề nghị trên.
Tôi nghĩ lựa chọn tốt nhất cho Hà Nội là có hành động pháp lý đối với giàn khoan dầu Hải Dương 981 tại Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) ở The Hague. Tuy nhiên, ngay cả khi ITLOS ra phán quyết có lợi cho Việt Nam, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lại phớt lờ và chỉ chịu tổn thất về mặt danh tiếng.
- Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, có thể làm gì để xoa dịu căng thẳng?
- Các lựa chọn cũng không nhiều. Mỹ sẽ không mạo hiểm gây xung đột với Trung Quốc vì sự hiện diện của các giàn khoan dầu. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cần tiếp tục bày tỏ sự quan ngại của mình với Trung Quốc rằng những hành động đơn phương và khiêu khích như vậy có nguy cơ phá hủy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Cộng đồng quốc tế còn nên tiếp tục nhấn mạnh sự quan trọng của tự do hàng hải và đề nghị Trung Quốc hành động phù hợp với UNCLOS. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng này chỉ có thể được giải quyết khi Trung Quốc rút giàn khoan, hành động mà Bắc Kinh tuyên bố thực hiện vào ngày 15/8.
Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng mới sẽ xuất hiện trở lại khi Trung Quốc tiếp tục điều giàn khoan, có thể là vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Điều đó, nếu xảy ra, sẽ là thử thách đối với liên minh Mỹ - Philippines.
Giàn khoan dầu Nam Hải 2 đang được điều động trên Biển Đông. Ảnh: Huanqiu
Nam Hải 2, một trong 4 giàn khoan dầu đang được điều động trên Biển Đông. Ảnh:Huanqiu.
Như Tâm (theo DW)


Geen opmerkingen:

Een reactie posten