THỨ SÁU 04 THÁNG BẨY 2014
Guantanamera, mộc mạc đậm đà thật thà dân dã
Từ quần đảo Canarias của Tây Ban Nha, điệu guajira bén rễ vào Oriente, miền đông Cuba - REUTERS /Desmond Boylan
Trong số các ca khúc nổi tiếng nhất của làng nhạc Cuba, có nhạc phẩm Guantanamera. Trên băng đĩa, bài này thường được phối theo điệu cha cha (đôi khi theo điệu ‘’son cubano’’), nhưng đó chủ yếu là những phiên bản ghi âm từ những năm 1960 trở đi. Trong nguyên tác, Guantanamera từng được viết cho thể điệu guajira, thịnh hành từ vài thập niên trước đó.
Nếu phải dịch sát, chữ Guajira có nghĩa là "thôn nữ", và dòng nhạc này xuất phát từ các vùng miền đông Cuba, gọi là Oriente. Nhiều người cho là thể điệu này do nhạc sư Jorge Anckerman Rafart sáng chế (sinh năm 1877- mất năm 1941) vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tiêu biểu nhất là ca khúc El Arroyo Que Murmura (Tiếng Suối thì thầm) do ông sáng tác và biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1899.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu âm nhạc Cuba Eduardo Sánchez de Fuentes, thì nguồn gốc của guajira thật ra xuất phát từ quần đảo Canarias của Tây Ban Nha. Một thể điệu dân ca truyền thống, hát trong các kỳ lễ hội thôn làng, và chủ yếu được chơi với loại đàn Tây Ban Cầm gọi là timple, giống như cây đàn ghi ta, nhưng có vóc dáng nhỏ hơn và chỉ có 5 dây thay vì 6 dây.
Tại Tây Ban Nha, thể loại này sau đó cho ra đời điệu rumba flamenca. Nhưng khi du nhập vào Cuba, guajira được định hình về mặt cấu trúc, thể điệu này vì thế trở nên khuôn thước, bài bản hơn. Nếu như nhạc phẩm Guantanmera ra đời vào năm 1928, nổi tiếng trên khắp thế giới vài thập niên sau , thì trước đó đã có nhiều ca khúc được viết theo thể điệu guajira, điển hình nhất là bài Me Voy Pal Pueblo (Trở về làng quê) mà hầu như người dân Trung Mỹ nào cũng đã nghe qua ít nhất một lần trong đời.
Thể điệu guajira không những khuôn thước trong phong cách, mà còn bài bản trong ý tưởng và trong ca từ. Về tốc độ nhịp điệu, Guajira (đánh theo nhịp 3/4 hay 6/8) nhanh hơn bolero một chút, nhưng lại chậm hơn điệu cha cha cha. Về mặt giai điệu thì ca khúc thường mở đầu bằng điệu thứ du dương rồi trong phần điệp khúc chuyển hẳn sang điệu trưởng, một cách để thể hiện cho tâm trạng chuyển buồn thành vui, lưu luyến mà lạc quan, nhung nhớ mà hân hoan.
Về mặt ca từ, lời bài hát lúc nào cũng phải có đúng 10 âm tiết (decima trong tiếng Tây Ban Nha, décasyllabe trong tiếng Pháp), nếu viết theo tiếng Việt thì đó là một bài ca hay là một bài thơ 10 chữ. Về mặt ý tứ, bài hát thường nói về tình cảm con người, thường là bình dị chân phương đối với thôn làng quê hương, cuộc sống yêu thương. Riêng trong nhạc phẩm Guantanamera, cái tính chất bình dị chân phương ấy được thể hiện ngay từ những câu hát mở đầu (cho dù có phá cách viết theo 8 chữ thay vì 10 chữ) : “Soy un hombre sincero, de donde crece la palma, y antes de morirme quiero, Echar mis versos del alma” ….
Tôi là một người (đàn ông) chân thành
Sinh ra dưới rặng dừa xanh
Cất lên tiếng hát tâm hồn
Trước khi vĩnh biệt hoàng hôn
Một tiếng hát cất lên từ đáy linh hồn như thể ngày mai phải từ giã cõi đời, mỗi vần thơ nhuộm sắc xanh bóng thùy dương, rực đỏ ánh lửa chiều tà, có cả ẩn dụ và nhân cách hóa, đằng sau hình bóng của người thôn nữ mặn mà, hiện lên vẻ đẹp “hầu như” lý tưởng của đất nước quê nhà. Bài hát được cho là của tác giả José Fernández Diaz (còn được gọi là Joseíto Fernández).
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, giai điệu của bài này là do Herminio "El Diablo" García Wilson sáng tác. Ca từ nguyên tác nói về tình yêu lứa đôi chứ không phải là tình quê hương (như theo ý bài thơ Versos Sencillos của José Marti). Cuộc tranh cãi kéo dài trong hơn nửa thế kỷ, mãi đến năm 1993, Tòa án Tối cao Cuba ra phán quyết cho rằng José Fernández Diaz là tác giả duy nhất của bài Guantanamera.
Dù tác giả là ai đi chăng nữa, bản nhạc Guantanamera trở nên quen thuộc trên khắp thế giới từ những năm 1960 trở đi, sau khi Alfredo Valdés ghi âm một phiên bản chuyển ngữ tại New York, mở đường cho hàng loạt nghệ sĩ khác ghi âm trong nhiều thứ tiếng.
Theo ghi nhận của nhạc trưởng Alejandro Riveiro, thì những phiên bản sau này của bài hát không còn được phối theo điệu ca truyền thống : nhạc sĩ José Guillermo Quesada là người đầu tiên dùng bộ đàn ghi ta để thay thế hẳn cho loại đàn timple, xa hơn nữa ông hoà quyện phối hợp hai thể điệu guajira và son cubano thành một điệu biến tấu duy nhất gọi là “guarisón”.
Bài hát Guantanamera từng được phóng tác sang tiếng Việt. Bản nhạc có nhiều lời hát khác nhau và thường là thoát ý, có lúc nói về tình quê hương, khi thì nói đến tình yêu đôi lứa, tùy theo ngẫu hứng của người đặt ca từ. Những phiên bản thông dụng nhất thường có câu mở đầu :
Quê hương thân yêu ơi
Gửi tới niềm tin khắp từ muôn nơi
Lời ca vang đó đây
Ý thơ chan hoà chung vui một ngày
*****
Guantanmera, thành phố mà tôi đã được sinh ra
Guantanmera, chốn xưa ôi Guantanmera
Rồi xa quê hương, xa tuổi thơ
Rồi in bước chân bao thành đô
Chân giang hồ vui trên đường xa
Ra đi bôn ba biết đâu ngày về
Lời gọi non sông như câu hát ca
Nhớ thương quê nhà như chưa vẫn nhạt nhoà
Bản nhạc Guantanamera tính đến nay có đến cả ngàn phiên bản, lời bài hát được sửa đổi nhiều lần, đôi khi là để phục vụ mục đích tuyên truyền, nhưng theo nhà nghiên cứu Eduardo Sánchez de Fuentes, nguyên tác bài hát hẳn chắc không phải là một “bài ca cách mạng”. Một khi chuyển thể phối hợp với các thể điệu khác (như son cubano và cha cha cha), guajira mất đi tính chất chân phương của làn điệu dân ca, để trở nên lộng lẫy kiêu sa.
Mất cái này được cái khác ? Theo dòng thời gian, các bản nhạc phóng tác, biến thể chinh phục được thêm nhiều tầng lớp và thế hệ thính giả, khi được phổ biến tại các vũ trường xa hoa. Trong các vũ điệu phòng trà, guarisón mất đi phần nào tính chất mộc mạc dân dã, nhưng về mặt ý tứ vẫn giữ nguyên nét tha thiết thật thà.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu âm nhạc Cuba Eduardo Sánchez de Fuentes, thì nguồn gốc của guajira thật ra xuất phát từ quần đảo Canarias của Tây Ban Nha. Một thể điệu dân ca truyền thống, hát trong các kỳ lễ hội thôn làng, và chủ yếu được chơi với loại đàn Tây Ban Cầm gọi là timple, giống như cây đàn ghi ta, nhưng có vóc dáng nhỏ hơn và chỉ có 5 dây thay vì 6 dây.
Tại Tây Ban Nha, thể loại này sau đó cho ra đời điệu rumba flamenca. Nhưng khi du nhập vào Cuba, guajira được định hình về mặt cấu trúc, thể điệu này vì thế trở nên khuôn thước, bài bản hơn. Nếu như nhạc phẩm Guantanmera ra đời vào năm 1928, nổi tiếng trên khắp thế giới vài thập niên sau , thì trước đó đã có nhiều ca khúc được viết theo thể điệu guajira, điển hình nhất là bài Me Voy Pal Pueblo (Trở về làng quê) mà hầu như người dân Trung Mỹ nào cũng đã nghe qua ít nhất một lần trong đời.
Thể điệu guajira không những khuôn thước trong phong cách, mà còn bài bản trong ý tưởng và trong ca từ. Về tốc độ nhịp điệu, Guajira (đánh theo nhịp 3/4 hay 6/8) nhanh hơn bolero một chút, nhưng lại chậm hơn điệu cha cha cha. Về mặt giai điệu thì ca khúc thường mở đầu bằng điệu thứ du dương rồi trong phần điệp khúc chuyển hẳn sang điệu trưởng, một cách để thể hiện cho tâm trạng chuyển buồn thành vui, lưu luyến mà lạc quan, nhung nhớ mà hân hoan.
Về mặt ca từ, lời bài hát lúc nào cũng phải có đúng 10 âm tiết (decima trong tiếng Tây Ban Nha, décasyllabe trong tiếng Pháp), nếu viết theo tiếng Việt thì đó là một bài ca hay là một bài thơ 10 chữ. Về mặt ý tứ, bài hát thường nói về tình cảm con người, thường là bình dị chân phương đối với thôn làng quê hương, cuộc sống yêu thương. Riêng trong nhạc phẩm Guantanamera, cái tính chất bình dị chân phương ấy được thể hiện ngay từ những câu hát mở đầu (cho dù có phá cách viết theo 8 chữ thay vì 10 chữ) : “Soy un hombre sincero, de donde crece la palma, y antes de morirme quiero, Echar mis versos del alma” ….
Tôi là một người (đàn ông) chân thành
Sinh ra dưới rặng dừa xanh
Cất lên tiếng hát tâm hồn
Trước khi vĩnh biệt hoàng hôn
Một tiếng hát cất lên từ đáy linh hồn như thể ngày mai phải từ giã cõi đời, mỗi vần thơ nhuộm sắc xanh bóng thùy dương, rực đỏ ánh lửa chiều tà, có cả ẩn dụ và nhân cách hóa, đằng sau hình bóng của người thôn nữ mặn mà, hiện lên vẻ đẹp “hầu như” lý tưởng của đất nước quê nhà. Bài hát được cho là của tác giả José Fernández Diaz (còn được gọi là Joseíto Fernández).
Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu, giai điệu của bài này là do Herminio "El Diablo" García Wilson sáng tác. Ca từ nguyên tác nói về tình yêu lứa đôi chứ không phải là tình quê hương (như theo ý bài thơ Versos Sencillos của José Marti). Cuộc tranh cãi kéo dài trong hơn nửa thế kỷ, mãi đến năm 1993, Tòa án Tối cao Cuba ra phán quyết cho rằng José Fernández Diaz là tác giả duy nhất của bài Guantanamera.
Dù tác giả là ai đi chăng nữa, bản nhạc Guantanamera trở nên quen thuộc trên khắp thế giới từ những năm 1960 trở đi, sau khi Alfredo Valdés ghi âm một phiên bản chuyển ngữ tại New York, mở đường cho hàng loạt nghệ sĩ khác ghi âm trong nhiều thứ tiếng.
Theo ghi nhận của nhạc trưởng Alejandro Riveiro, thì những phiên bản sau này của bài hát không còn được phối theo điệu ca truyền thống : nhạc sĩ José Guillermo Quesada là người đầu tiên dùng bộ đàn ghi ta để thay thế hẳn cho loại đàn timple, xa hơn nữa ông hoà quyện phối hợp hai thể điệu guajira và son cubano thành một điệu biến tấu duy nhất gọi là “guarisón”.
Bài hát Guantanamera từng được phóng tác sang tiếng Việt. Bản nhạc có nhiều lời hát khác nhau và thường là thoát ý, có lúc nói về tình quê hương, khi thì nói đến tình yêu đôi lứa, tùy theo ngẫu hứng của người đặt ca từ. Những phiên bản thông dụng nhất thường có câu mở đầu :
Quê hương thân yêu ơi
Gửi tới niềm tin khắp từ muôn nơi
Lời ca vang đó đây
Ý thơ chan hoà chung vui một ngày
*****
Guantanmera, thành phố mà tôi đã được sinh ra
Guantanmera, chốn xưa ôi Guantanmera
Rồi xa quê hương, xa tuổi thơ
Rồi in bước chân bao thành đô
Chân giang hồ vui trên đường xa
Ra đi bôn ba biết đâu ngày về
Lời gọi non sông như câu hát ca
Nhớ thương quê nhà như chưa vẫn nhạt nhoà
Bản nhạc Guantanamera tính đến nay có đến cả ngàn phiên bản, lời bài hát được sửa đổi nhiều lần, đôi khi là để phục vụ mục đích tuyên truyền, nhưng theo nhà nghiên cứu Eduardo Sánchez de Fuentes, nguyên tác bài hát hẳn chắc không phải là một “bài ca cách mạng”. Một khi chuyển thể phối hợp với các thể điệu khác (như son cubano và cha cha cha), guajira mất đi tính chất chân phương của làn điệu dân ca, để trở nên lộng lẫy kiêu sa.
Mất cái này được cái khác ? Theo dòng thời gian, các bản nhạc phóng tác, biến thể chinh phục được thêm nhiều tầng lớp và thế hệ thính giả, khi được phổ biến tại các vũ trường xa hoa. Trong các vũ điệu phòng trà, guarisón mất đi phần nào tính chất mộc mạc dân dã, nhưng về mặt ý tứ vẫn giữ nguyên nét tha thiết thật thà.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20140704-guantanamera-moc-mac-dam-da-that-tha-dan-da
Geen opmerkingen:
Een reactie posten