vrijdag 5 april 2013

Việt Nam phòng chống HIV/AIDS

Việt Nam phòng chống HIV/AIDS



Cập nhật: 18:33 GMT - thứ sáu, 30 tháng 11, 2012

Lễ thắp nến cầu nguyện cho người đã mất vì AIDS tại tp Hồ Chí Minh nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS. (Ảnh do SCDI cung cấp)
Lễ thắp nến cầu nguyện cho người đã mất vì AIDS tại TP Hồ Chí Minh nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS. (Ảnh do SCDI cung cấp)
Theo ước tính khoảng 34 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm HIV, trong đó hơn 25 triệu người chết vì virus này tính từ năm 1981 tới 2007, khiến nó trở thành một trong những đại dịch tai hại nhất trong lịch sử.
Châu Phi là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới.
Mặc dù có nhiều tiến bộ khoa học trong việc điều trị HIV/Aids và nhận thức về căn bệnh này đang ngày càng gia tăng nhưng việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV cũng như việc nâng cao nhận thức về HIV/Aids vẫn là một cuộc chiến còn tiếp diễn trên thế giới mà Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Theo số liệu do Cục Phòng chống HIV/Aids công bố thì tính đến 30/6/2012, tổng số người nhiễu HIV hiện nay là 204.019 người, số bệnh nhân AIDS là 59.569 người và số người nhiễm HIV đã tử vong là 61.856 người.
So với cùng kỳ năm ngoái (2011), số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS tiếp tục giảm (HIV giảm 2872 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm 1589 trường hợp, số người tử vong do AIDS giảm 596 trường hợp).
Trả lời BBC Việt Ngữ về đánh giá của UNAIDS đối với các hoạt động của Việt Nam trong lĩnh vực này trong thời gian qua, ông Tony. E. Lisle, Giám đốc UNAIDS Việt Nam, nói:
"Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong phòng chống HIV/AIDS trong những năm gần đây. Theo số liệu của Bộ Y tế, đến nay đã có 60.935 người lớn và trẻ em đang được điều trị kháng virus, tăng gấp 22 lần so với năm 2005."
"Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong phòng chống HIV/AIDS trong những năm gần đây."
Tony. E. Lisle, Giám đốc UNAIDS Việt Nam
"Ước tính chương trình điều trị HIV của Việt Nam đã giúp ngăn ngừa được 18.110 ca tử vong do AIDS trong khoảng thời gian 2000-2009. Đây là một thành tựu vô cùng to lớn."
Xu hướng thay đổi
Tuy nhiên mặc dù đã đạt được rất nhiều tiến bộ, cụ thể là con số người nhiễm HIV mới, người bệnh Aids và tử vong vì Aids đều giảm, ông Chu Quốc Ân, Phó Tổng cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho BBC Việt ngữ biết tình trạng lây lan vẫn tiếp tục, với khoảng 1000 người được phát hiện nhiễm HIV mỗi tháng.
Ông Ân cho biết thêm có sự dịch chuyển từ lây truyền qua đường máu sang lây truyền qua đường tình dục với con số lây truyền qua đường tình dục ngày gia tăng, đồng thời HIV cũng tiếp tục lan rộng về địa dư với "78% số xã phường, 98% số quận huyện, 100% tỉnh thành phố có người nhiễm HIV".
"Tỉ lệ nhiễm HIV trong số người nghiện chích ma túy, tuy có giảm nhiều nhưng vẫn còn cao là 14%, tỉ lệ trong người bán dâm là 3% và tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam có quan hệ đồng giới ở một số thành phố lớn là khoảng 10-15%, tức là vẫn tiếp tục lây lan và có một số diễn biến khó lường," ông Chu Quốc Ân cho biết thêm.
Kinh phí
Một trong những khó khăn của Việt Nam hiện nay theo ông Chu Quốc Ân là phạm vi bao phủ của các chương trình và dự án phòng chống HIV/Aids còn nhỏ, chỉ mới tiếp cận được khoảng 50% số địa dư cũng như số đối tượng và kinh phí là một trong những nguyên nhân của tình trạng bao phủ còn nhỏ này.
Vẫn theo con số của Cục phòng chống HIV/AIDS, hiện tổng ngân sách chi phí cho các hoạt động phòng chống tại Việt Nam là khoảng 100 triệu đô la, trong đó ngân sách do chính phủ Việt Nam cung cấp chiếm chừng 30%, còn lại 70% là nhờ vào tài trợ của các tổ chức quốc tế mà trong tương lai các tài trợ này sẽ giảm.
Phụ nữ HIV dương tính tham gia cuộc thi "Dấu cộng duyên dáng" tại Việt Nam (Ảnh do tổ chức SCDI cung cấp)
Kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV và Aids vẫn là một thách thức tại VN
"Hiện nay chính phủ đang chỉ đạo xây dựng một số đề án trong đó có đề án đảm bảo nguồn tài chính cho công cuộc phòng chống Aids... Hy vọng với các đề án này, chính phủ sẽ tăng cường nhiều hơn các ngân sách cho phòng chống Aids đồng thời chúng tôi tiếp tục vận động và kêu gọi các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam để mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV," ông Chu Quốc Ân cho biết.
Về việc Việt Nam sử dụng hiệu quả tới đâu các nguồn tài chính quốc tế trong công tác phòng chống HIV/Aids, ông Tony. E. Lisle, Giám đốc UNAIDS Việt Nam, cho BBC Việt ngữ biết:
"Chương trình điều trị HIV và những nỗ lực dự phòng thông qua việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho người tiêm chích ma túy là những chương trình đặc biệt hiệu quả. Việt Nam cũng đang đi đầu trong khu vực trong việc điều trị methadone cho người nghiện heroin.
"Chỉ ít năm kể từ khi thí điểm điều trị methadone vào năm 2008, tới nay Việt Nam đã có 45 phòng khám methadone tại 11 tỉnh, thành phố, điều trị cho gần 10.200 người nghiện heroin. Điều trị thay thế bằng methadone là phương pháp rất hiệu quả để giảm việc sử dụng ma túy trái phép, giảm tội phạm và giảm lây nhiễm HIV. Phương pháp này hiệu quả mà kinh tế hơn nhiều so với điều trị cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm 06.
"Mô hình hóa dịch HIV cho thấy nếu Việt Nam tiếp tục mở rộng chương trình điều trị methadone và cung cấp methadone được cho 40% số người nghiện, thì sẽ có thể giảm đáng kể các ca nhiễm mới HIV trong những người nghiện chích ma túy."
Khó khăn
Tuy nhiên một số người hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV lo ngại về tính bền vững của các chương trình và dự án này tại Việt Nam.
Bà Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) cho BBC Việt Ngữ biết hiện nay do phần lớn nguồn tài chính do các tổ chức quốc tế cung cấp như chính phủ Anh, chính phủ Mỹ, Quỹ toàn cầu, Ngân hàng thế giới, v.v. thì "khi các nhà tài trợ này rút đi thì các chương trình phòng chống HIV/Aids của Việt Nam sẽ được duy trì như thế nào và đây là một thách thức mà tất cả mọi người đang nói tới".
Ngoài ra bà Khuất Hải Oanh cũng nhắc tới một thách thức khác nữa đó là vấn đề kỳ thị phân biệt đối xử với nhóm có nguy cơ cao, như người bán dâm, người tiêm trích ma túy, nam giới có quan hệ đồng tính.
"Đây vẫn là rào cản để những người nhiễm HIV/Aids có thể tiếp cận các dịch vụ," bà Oanh nói vì họ sợ bị phân biệt đối xử khi biết mình là thuộc một trong ba nhóm người. Hậu quả là chính họ không tới các cơ sở y tế để xét nghiệm, để được điều trị và nhận các dịch vụ dự phòng, do vậy người nhiễm HIV thường đến điều trị ở giai đoạn rất muộn và "đây là một khó khăn rất lớn."
Được biết Việt Nam dự trù tổ chức một buổi mit-tinh nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, ngày 1/12, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô với sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten