Sunday, April 28, 2013
Nợ công và nợ xấu
QLB - Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì nợ công của Việt Nam 2011 sẽ cao gấp 2 lần con số do Bộ Tài chính công bố, tương đương 106% GDP! Sự khác biệt này nằm ở chỉ tiêu về nợ công của Việt Nam so với các tiêu chuẩn thế giới. Tuy nhiên, các ý kiến tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở tới Việt Nam”, do Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam tổ chức ngày 25/4 cho thấy, muốn hội nhập, Việt Nam cần tuân theo luật chơi quốc tế.
Tại hội thảo, các chuyên gia đưa ra hai con số thống kê nợ công năm 2011 hoàn toàn cách biệt. Theo đó, nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính công bố chỉ vào khoảng 66,8 tỉ USD, tương đương 55% GDP 2011. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn quốc tế, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT) đã chỉ ra rằng con số này phải lên tới 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP.Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tuyệt đối trên, theo TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, là do Việt Nam đã lược bớt một số chỉ tiêu nợ công so với các nước khác, trong đó có 2 chỉ tiêu quan trọng là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. TS Hậu dẫn chứng, trong khi ở nước ngoài, bất kỳ một doanh nghiệp nào có cổ phần của Nhà nước khi vay nước ngoài cũng được tính vào nợ công. Trong khi đó, ở Việt Nam, điển hình như trường hợp vay cả tỷ USD như của Vinashin cũng không được tính vào nợ công.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng việc đánh giá thực trạng nợ công của Việt Nam thực sự gặp khó khăn khi các số liệu vừa thiếu, vừa không đủ tin cậy. Trong khi nhiều nước trên thế giới, con số nợ công được cập nhật tới từng quý, nghĩa là ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã biết được nợ công chính xác của nước mình tính đến hết quý I/2013, thì ở Việt Nam tính cập nhật rất yếu. Tính đến nay, con số báo cáo nợ công chính thức mới được Bộ Tài chính công bố đến năm 2010. Con số nợ công củanăm 2011 mới chỉ là ước tính.
Một lần nữa, tính minh bạch thông tin, điều mà giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại, lại ám mầu lên chất lượng báo cáo chỉ số kinh tế quan trọng này. Càng nhiều chỉ số bị liệt vào dạng thiếu minh bạch, tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam càng thấp trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cho rằng tình trạng nợ công của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với nợ công của EU, PGS, TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới nhận định, điểm chung của các quốc gia này là kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Nó thể hiện rõ ở Việt Nam khi chi ngân sách cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách theo công bố đầu năm.Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu kinh tế. Và khi thu không đủ bù chi, Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị rơi vào “vòng xoáy nợ công” giống như Hy Lạp thời gian qua.
Trong khuôn khổ cuộc hội thảo, có một số ý kiến bày tỏ sự quan ngại trước thực trạng nợ công hiện nay. Cụ thể, TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng cần đề phòng trước khả năng các khoản nợ tư được biến thành nợ công. Khi các tập đoàn kinh tế tư nhân vay vốn từ nước ngoài và phát triển lên quy mô lớn, và nếu bị đổ vỡsẽ tạo ra hệ lụy sâu sắc cho nền kinh tế. Do đó, trong nhiều trường hợp, Nhà nước lại phải đưa tay ra cứu.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công hiện nay, GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đề cập vềkhả năng mô hình tăng trưởng kinh tế quá nóng, dựa quá nhiều vào vốn và phát triển theo chiều rộng. Trong khi đó, để xử lý được vấn đề nợ công, PSG.TS Nguyễn An Hàcho rằng trước hết cần sự minh bạch đối với các con số trong hoạt động này, tiếp đến là cùng tham gia theo luật chơi quốc tế, một khi đã muốn hội nhập quốc tế. Như vậy, sẽ phải điều chỉnh, bổ sung thêm các chỉ tiêu về nợ công so với tiêu chuẩn hiện tại của Việt Nam.
Hiện không chỉ có nợ công, mà nhiều chính sách điều hành kinh tế, thị trường khác ở Việt Nam cũng đang trong thời kỳ được xem xét và có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tính minh bạch là điều kiện tiên quyết trong bất kỳ một hoạt động quản lý vĩ mô nào, nếu định hướng đến tính hiệu quả và lợi ích chung.
Trường Giang
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2013/04/nua-trieu-ty-dong-no-xau-ngan-hang/
‘Nửa triệu tỷ đồng nợ xấu ngân hàng’
Quy mô nợ xấu có thể vượt nửa triệu tỷ đồng nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines – theo tính toán của Tiến sĩ Trịnh Quang Anh.
Tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân đang diễn ra ở Nha Trang, phần lớn các diễn giả đều cho rằng vẫn nợ xấu vẫn chưa có con số thống nhất, trong đó không ít ý kiến hoài nghi về số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố. Nợ xấu toàn hệ thống theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2012 là 120.000 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo công bố mới nhất của đại diện Chính phủ, quy mô tính đến cuối tháng 2/2013, đã giảm xuống còn khoảng 6% thay vì mức hơn 8,8% Thống đốc công bố năm ngoái.
Ông Trịnh Quang Anh cho rằng thực tế nợ còn “xấu” hơn rất nhiều. Trong cuốn kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa xuân năm 2013, Tiến sĩ Trịnh Quang Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam đưa ra những ước tính về quy mô nợ xấu hiện nay.
Theo ước tính của ông, nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780 và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng. Con số này tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP danh nghĩa năm 2012. Con số nợ xấu thực của nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được nhân lên nếu bóc tách phần nợ thực chất đã “chết” đang còn “ẩn nấp” trong nhóm “nợ cần chú ý” để hạch toán sang đúng nhóm nợ.
Bình luận về việc nợ dưới chuẩn giảm mạnh (hơn 2%) theo công bố mới đây của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Tiến sĩ Tô Ánh Dương cho rằng không loại trừ khả năng nhiều khoản đã được làm đẹp bằng những hợp đồng vay mới để trả nợ cũ quá hạn.
“Tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh chỉ là giảm số liệu, không phải là bản chất, giảm thật sự. Nói cách khác, trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp làm giảm nợ xấu phần nào trên bảng cân đối kế toán”, ông Dương thẳng thắn cho biết. Trên thực tế, khi xử lý rủi ro bằng dự phòng không có nghĩa là khoản nợ đã được xóa cho khách hàng.
Các chuyên gia cũng đưa ra những số liệu theo chính ông gọi là “đáng sợ” về cơ cấu của nợ xấu. Theo ông Quang Anh, xét con số tuyệt đối, nợ xấu nằm chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, trước hết là Agribank rồi đến BIDV – chiếm tới gần 1/3 tổng nợ xấu toàn hệ thống. Tại khối cổ phần, nhóm ngân hàng yếu kém nằm trong diện phải tái cơ cấu năm 2012 – chiếm tới gần 1/5 tổng nợ xấu toàn hệ thống (chưa tính Habubank do đã được sáp nhập vào SHB).
Một đặc điểm nữa về cơ cấu nợ xấu theo Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng Giám đốc Học Viện Ngân Hàng là thống kê của Bộ Tài chính cho hay, các địa phương có công trình xây dựng cơ bản hiện nợ các doanh nghiệp liên quan đến dự án khoảng 90.000 tỷ đồng. “Đây là khoản nợ xấu phải thuộc trách nhiệm các địa phương xử lý, chứ không thể là các ngân hàng”, ông Hưng cho biết.
Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khoán (trước đây được tính vào lĩnh vực phi sản xuất, bị hạn chế tăng trưởng tín dụng) chỉ chiếm 8% tổng nợ xấu. Theo nhiều diễn giả, đây là một con số rất đáng ngờ. “Sự thực, rất nhiều khoản cấp tín dụng dưới các danh nghĩa khác nhau, được ‘luồn’ vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán hay có liên quan đến lĩnh vực phi sản xuất này. Nợ xấu từ số dư nợ cho vay trên, hiển nhiên sẽ được che giấu kỹ nhất”, ông Quang Anh cho biết.
Theo Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, số liệu mà ông Quang Anh đưa ra chưa rõ căn cứ vào cơ sở pháp lý nào. Cách đây 3 hôm, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu theo hạch toán mà các tổ chức tín dụng báo cho Ngân hàng Nhà nước đến nay là 4,46%. Diễn biến cao nhất của nợ xấu được hạch toán là vào quý III/2012, ở mức 4,93%.
Ông Giàu cho rằng, việc đánh giá và phân loại tín nhiệm cũng như công bố thông tin nằm trong thông lệ quốc tế và các quy định chặt chẽ của pháp luật Việt Nam, chứ không phải nhìn ở góc độ này hay khía cạnh khác đánh giá.
Thanh Thanh Lan – Bạch Hường
Tại hội thảo, các chuyên gia đưa ra hai con số thống kê nợ công năm 2011 hoàn toàn cách biệt. Theo đó, nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính công bố chỉ vào khoảng 66,8 tỉ USD, tương đương 55% GDP 2011. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn quốc tế, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT) đã chỉ ra rằng con số này phải lên tới 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP.Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tuyệt đối trên, theo TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, là do Việt Nam đã lược bớt một số chỉ tiêu nợ công so với các nước khác, trong đó có 2 chỉ tiêu quan trọng là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. TS Hậu dẫn chứng, trong khi ở nước ngoài, bất kỳ một doanh nghiệp nào có cổ phần của Nhà nước khi vay nước ngoài cũng được tính vào nợ công. Trong khi đó, ở Việt Nam, điển hình như trường hợp vay cả tỷ USD như của Vinashin cũng không được tính vào nợ công.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng việc đánh giá thực trạng nợ công của Việt Nam thực sự gặp khó khăn khi các số liệu vừa thiếu, vừa không đủ tin cậy. Trong khi nhiều nước trên thế giới, con số nợ công được cập nhật tới từng quý, nghĩa là ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã biết được nợ công chính xác của nước mình tính đến hết quý I/2013, thì ở Việt Nam tính cập nhật rất yếu. Tính đến nay, con số báo cáo nợ công chính thức mới được Bộ Tài chính công bố đến năm 2010. Con số nợ công củanăm 2011 mới chỉ là ước tính.
Một lần nữa, tính minh bạch thông tin, điều mà giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại, lại ám mầu lên chất lượng báo cáo chỉ số kinh tế quan trọng này. Càng nhiều chỉ số bị liệt vào dạng thiếu minh bạch, tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam càng thấp trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cho rằng tình trạng nợ công của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với nợ công của EU, PGS, TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới nhận định, điểm chung của các quốc gia này là kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Nó thể hiện rõ ở Việt Nam khi chi ngân sách cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách theo công bố đầu năm.Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu kinh tế. Và khi thu không đủ bù chi, Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị rơi vào “vòng xoáy nợ công” giống như Hy Lạp thời gian qua.
Trong khuôn khổ cuộc hội thảo, có một số ý kiến bày tỏ sự quan ngại trước thực trạng nợ công hiện nay. Cụ thể, TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng cần đề phòng trước khả năng các khoản nợ tư được biến thành nợ công. Khi các tập đoàn kinh tế tư nhân vay vốn từ nước ngoài và phát triển lên quy mô lớn, và nếu bị đổ vỡsẽ tạo ra hệ lụy sâu sắc cho nền kinh tế. Do đó, trong nhiều trường hợp, Nhà nước lại phải đưa tay ra cứu.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công hiện nay, GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đề cập vềkhả năng mô hình tăng trưởng kinh tế quá nóng, dựa quá nhiều vào vốn và phát triển theo chiều rộng. Trong khi đó, để xử lý được vấn đề nợ công, PSG.TS Nguyễn An Hàcho rằng trước hết cần sự minh bạch đối với các con số trong hoạt động này, tiếp đến là cùng tham gia theo luật chơi quốc tế, một khi đã muốn hội nhập quốc tế. Như vậy, sẽ phải điều chỉnh, bổ sung thêm các chỉ tiêu về nợ công so với tiêu chuẩn hiện tại của Việt Nam.
Hiện không chỉ có nợ công, mà nhiều chính sách điều hành kinh tế, thị trường khác ở Việt Nam cũng đang trong thời kỳ được xem xét và có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tính minh bạch là điều kiện tiên quyết trong bất kỳ một hoạt động quản lý vĩ mô nào, nếu định hướng đến tính hiệu quả và lợi ích chung.
Trường Giang
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2013/04/nua-trieu-ty-dong-no-xau-ngan-hang/
‘Nửa triệu tỷ đồng nợ xấu ngân hàng’
Quy mô nợ xấu có thể vượt nửa triệu tỷ đồng nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines – theo tính toán của Tiến sĩ Trịnh Quang Anh.
Tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân đang diễn ra ở Nha Trang, phần lớn các diễn giả đều cho rằng vẫn nợ xấu vẫn chưa có con số thống nhất, trong đó không ít ý kiến hoài nghi về số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố. Nợ xấu toàn hệ thống theo báo cáo từ các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2012 là 120.000 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo công bố mới nhất của đại diện Chính phủ, quy mô tính đến cuối tháng 2/2013, đã giảm xuống còn khoảng 6% thay vì mức hơn 8,8% Thống đốc công bố năm ngoái.
Ông Trịnh Quang Anh cho rằng thực tế nợ còn “xấu” hơn rất nhiều. Trong cuốn kỷ yếu Diễn đàn kinh tế Mùa xuân năm 2013, Tiến sĩ Trịnh Quang Anh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam đưa ra những ước tính về quy mô nợ xấu hiện nay.
Theo ước tính của ông, nếu cộng cả những khoản nợ tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại theo Quyết định 780 và nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines, tổng nợ xấu ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng. Con số này tương đương 18% tổng dư nợ tín dụng, gần 10% tổng tài sản toàn hệ thống hay khoảng 17% GDP danh nghĩa năm 2012. Con số nợ xấu thực của nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được nhân lên nếu bóc tách phần nợ thực chất đã “chết” đang còn “ẩn nấp” trong nhóm “nợ cần chú ý” để hạch toán sang đúng nhóm nợ.
Bình luận về việc nợ dưới chuẩn giảm mạnh (hơn 2%) theo công bố mới đây của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Tiến sĩ Tô Ánh Dương cho rằng không loại trừ khả năng nhiều khoản đã được làm đẹp bằng những hợp đồng vay mới để trả nợ cũ quá hạn.
“Tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh chỉ là giảm số liệu, không phải là bản chất, giảm thật sự. Nói cách khác, trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp làm giảm nợ xấu phần nào trên bảng cân đối kế toán”, ông Dương thẳng thắn cho biết. Trên thực tế, khi xử lý rủi ro bằng dự phòng không có nghĩa là khoản nợ đã được xóa cho khách hàng.
Các chuyên gia cũng đưa ra những số liệu theo chính ông gọi là “đáng sợ” về cơ cấu của nợ xấu. Theo ông Quang Anh, xét con số tuyệt đối, nợ xấu nằm chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, trước hết là Agribank rồi đến BIDV – chiếm tới gần 1/3 tổng nợ xấu toàn hệ thống. Tại khối cổ phần, nhóm ngân hàng yếu kém nằm trong diện phải tái cơ cấu năm 2012 – chiếm tới gần 1/5 tổng nợ xấu toàn hệ thống (chưa tính Habubank do đã được sáp nhập vào SHB).
Một đặc điểm nữa về cơ cấu nợ xấu theo Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng Giám đốc Học Viện Ngân Hàng là thống kê của Bộ Tài chính cho hay, các địa phương có công trình xây dựng cơ bản hiện nợ các doanh nghiệp liên quan đến dự án khoảng 90.000 tỷ đồng. “Đây là khoản nợ xấu phải thuộc trách nhiệm các địa phương xử lý, chứ không thể là các ngân hàng”, ông Hưng cho biết.
Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khoán (trước đây được tính vào lĩnh vực phi sản xuất, bị hạn chế tăng trưởng tín dụng) chỉ chiếm 8% tổng nợ xấu. Theo nhiều diễn giả, đây là một con số rất đáng ngờ. “Sự thực, rất nhiều khoản cấp tín dụng dưới các danh nghĩa khác nhau, được ‘luồn’ vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán hay có liên quan đến lĩnh vực phi sản xuất này. Nợ xấu từ số dư nợ cho vay trên, hiển nhiên sẽ được che giấu kỹ nhất”, ông Quang Anh cho biết.
Theo Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, số liệu mà ông Quang Anh đưa ra chưa rõ căn cứ vào cơ sở pháp lý nào. Cách đây 3 hôm, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu theo hạch toán mà các tổ chức tín dụng báo cho Ngân hàng Nhà nước đến nay là 4,46%. Diễn biến cao nhất của nợ xấu được hạch toán là vào quý III/2012, ở mức 4,93%.
Ông Giàu cho rằng, việc đánh giá và phân loại tín nhiệm cũng như công bố thông tin nằm trong thông lệ quốc tế và các quy định chặt chẽ của pháp luật Việt Nam, chứ không phải nhìn ở góc độ này hay khía cạnh khác đánh giá.
Thanh Thanh Lan – Bạch Hường
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Geen opmerkingen:
Een reactie posten