Nga giữ chân khách hàng vũ khí lâu năm
Nga đang quay trở lại thị trường vũ khí Đông Nam Á một cách ngoạn
mục với các khách hàng như Việt Nam hay Indonesia, giới quan sát nhận định.
> '2013
sẽ mở ra trang sử mới của Hải quân Việt Nam'
> Nga mang vũ
khí chào khách sộp châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sau hội đàm hôm 5/3. Nguồn: RIA Novosti |
Theo phân tích trên trang Indrus của Ấn Độ, thì sau Ấn và
Algeria, Việt Nam đang dần trở thành một đối tác rất quan trọng của Nga trong
lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự. Việt Nam đang được trang bị các hệ thống tên
lửa phòng không, phòng thủ bờ biển, máy bay chiến đấu và sắp tới là tàu ngầm phi
hạt nhân loại hiện đại. Việc đào tạo nhân sự để sử dụng các thiết bị của tàu
ngầm cũng đang được bắt đầu.
Chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
đến Hà Nội vừa rồi đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong hợp tác kỹ thuật
quân sự giữa Moscow với đối tác chiến lược và đồng minh lâu dài. Việt Nam với
Liên Xô trước đây và Nga hiện nay luôn có quan hệ quân sự khăng khít. Theo một
thỏa thuận ký với nhau năm 1979 và có thời hạn 25 năm, Nga sẽ sử dụng căn cứ ở
Cam Ranh. Tuy nhiên hợp đồng thuê ngừng lại năm 2001, một mặt là do khả năng tài
chính của Nga, mặt khác nó cũng phản ánh mức độ quan tâm khiêm tốn của Nga khi
đó đối với khu vực Đông Nam Á.
Việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 10/2008 thăm Nga đánh
dấu sự thay đổi trong quan hệ hợp tác hai nước. Một thỏa thuận liên chính phủ về
hợp tác trong lĩnh kỹ thuật và quân sự được ký kết. Sau đó chỉ tính riêng trong
3 năm qua, hai nước đã ký các hợp đồng để Nga cung cấp trang thiết bị quân sự và
vũ khí cho Việt Nam có tổng trị giá nhiều tỷ USD.
Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và
Công nghệ (CAST) nhận định: "Việt Nam là một trong những đối tác trọng yếu của
Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự. Nga không chỉ cung ứng tàu ngầm,
tàu tên lửa, máy bay chiến đấu hiện đại mà còn cả các loại vũ khí phòng không.
Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng của Nga trên nhiều lĩnh vực liên quan
khác. Cụ thể, Nga đang xây dựng một nhà máy điện hạt nhân và triển khai khai
thác dầu ở ngoài khơi Việt Nam".
Về không quân, Nga đã bán cho Việt Nam các chiến đấu cơ Su-30MK2,
loại máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó còn có Yak-130, loại vừa
huấn luyện vừa chiến đấu hạng nhẹ. Trong khuôn khổ hợp tác hàng không quân sự,
Công ty cổ phần Sukhoi đang tiến hành đàm phán để thành lập một trung tâm dịch
vụ khu vực đặt tại Việt Nam.
Trong năm 2011, Việt Nam đã trở thành khách hàng lớn mua các
trang thiết bị-kỹ thuật của hải quân Nga. Việt Nam đã mua hai tàu Gepard-3.9
(Project 11661E) và tàu tuần tra Svetlyak (Project 10412) Các tàu Gepard-3.9 và
tàu Molnya của Việt Nam được trang bị tên lửa Kh-35 Uran.
Uran là một trong các tên lửa hành trình chống tàu tiên tiến
nhất của Nga, có thể được phóng đi từ tàu ngầm, máy bay chiến đấu hoặc từ tổ hợp
phòng thủ bờ biển. Kh-35 độc đáo ở chỗ nó có thể “tàng hình” với radar của đối
phương. Bên cạnh chế độ hoạt động (tự tìm kiếm mục tiêu được kích hoạt trong một
giây), tên lửa cũng có thể bay ở chế độ thụ động, tức là bay trong “sự im lặng
hoàn toàn,” nhờ đó mà thay vì phát tín hiệu ra không gian xung quanh, radar của
tên lửa lại phát hiện được xung điện phát ra từ mục tiêu. Giai đoạn cuối tên lửa
bay ở độ cao 2-3 m so với mặt biển và thấp hơn boong tàu nên radar của đối
phương không thể phát hiện. Tính năng này được Mỹ đánh giá cao. Có nhiều nguồn
tin cho rằng Mỹ sẽ “mượn” tính năng này của Kh-35 để trang bị cho tên lửa
Harpoon.
Lĩnh vực không kém phần hứa hẹn trong hợp tác song phương giữa
Moscow và Hà Nội là cung ứng hệ thống phòng không hiện đại. Trong mùa hè năm
2003, hai bên đã ký kết một hợp đồng cung cấp hai hệ thống tên lửa phòng không
S-300PMU-1 trị giá hàng trăm triệu USD. Hệ thống này đang thay thế các tổ hợp
tên lửa phòng không S-75 từ thời Xô Viết đã được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1965.
Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm Varshavyanka Đề án 636 (hai chiếc
đã được hoàn thành sắp chuyển giao) được ký kết hồi cuối năm 2009. Hợp đồng này
trị giá lên tới 1,8 tỷ USD với yêu cầu tất cả các tàu phải được trang bị tên lửa
Klab. Ngoài ra, Moscow sẽ xây dựng một cơ sở bảo dưỡng các tàu chiến tại Việt
Nam.
Phó Giám đốc cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga
(FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln, nói về triển vọng hợp tác kỹ thuật quân sự
Việt-Nga: "Một trong những khách hàng lớn nhất mua vũ khí của Nga ở khu vực Đông
Nam Á hiện nay là Việt Nam. Đất nước này đã được cung cấp nhiều hệ thống phòng
không, máy bay và vũ khí của Nga. Việc hợp tác kỹ thuật - quân sự Việt-Nga có
tính chất thường xuyên và được thực hiện phù hợp với chương trình hợp tác 5 năm
giữa hai nước".
Theo giáo sư Vadim Kozyulin thuộc Học viện Khoa học Quân sự Nga,
“Moscow và Hà Nội hợp tác trên nhiều phương diện. Hơn nữa, việc hầu hết các quan
chức chính phủ và quân đội Việt Nam đều từng học ở Liên Xô và biết tiếng Nga là
một điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ Việt-Nga”.
Ông Kozyulin cho biết thêm: “Tất nhiên là sẽ không thể giống
thời Liên Xô, nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng Moscow và Hà Nội có thể thiết lập
mối quan hệ chiến lược về kỹ thuật quân sự".
Hoàng Uyên (theo
Indrus.in)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2013/04/nga-giu-chan-khach-hang-vu-khi-lau-nam/
Thứ tư, 27/3/2013, 15:32 GMT+7
Nga đưa vũ khí đến mời khách sộp châu Á
Các nhà xuất khẩu vũ khí Nga đang tích cực trình diễn và mời chào
các nước châu Á mua sản phẩm của họ, tại triển lãm hàng không và hàng hải ở
Malaysia.
> Máy
bay ném bom siêu thanh lớn nhất của Nga
> Tàu
ngầm Kilo - hố đen trong đại dương
> Tàu ngầm kilo 636 Hà Nội 'rất hiện
đại'
Su-35 do hãng Sukhoi của Nga chế tạo là loại máy bay chiến đấu đa năng có thể tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Chiến đấu cơ này đang là mặt hàng quốc phòng được hết sức quan tâm ở châu Á. Ảnh: EPA. |
Riêng trong năm ngoái, các khách hàng châu Á mang lại cho tập
đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport tới 43% doanh thu. Ấn Độ, Trung Quốc,
Malaysia và nhiều nước khác trong khu vực đang sử dụng từ vũ khí cho lực lượng
bộ binh đến phi cơ, các hệ thống phòng không, hàng hải do Nga sản xuất.
"Năm 2012, một phần đáng kể hàng xuất khẩu quốc phòng của Nga là
để đưa đến các nước châu Á Thái bình dương", Viktor Komardin, phó giám đốc
Rosoboronexport và là trưởng đoàn của một liên danh bao gồm tập đoàn này tại
triển lãm LIMA 2013 ở Malaysia, nói.
LIMA là viết tắt của Triển lãm Quốc tế Hàng hải Hàng không
Langkawi, đang diễn ra và sẽ kết thúc cuối tuần này.
Rosoboronexport mang tới đây trưng bày và triển lãm tương tác
các sản phẩm quân sự gồm máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-35, máy bay huấn luyện
chiến đấy Yak-130, trực thăn chiến dấu Mi-28NE, trực thăng lưỡng dụng chiến
đấu/vận tải Mi-35, trực thăng trinh sát/tấn công Ka-52, tàu hộ vệ Gepard-3.9,
các tàu tuần tra Mirazh và Sobol.
Hãng này cũng triển lãm nhiều hệ thống phòng không, phòng thủ
tên lửa. Trong chương trình còn có màn biểu diễn của biên đội trình diễn hàng
không của Nga, các chuyến ghé cảng của tàu thuộc hải quân nước này.
Ánh Dương
|
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/03/nga-dua-vu-khi-den-moi-khach-sop-chau-a/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten