dinsdag 2 april 2013

Những chuyến bay tuần tiễu Trường Sa

Thứ ba, 2/4/2013, 16:20 GMT+7
Twitter
Facebook

Những chuyến bay tuần tiễu Trường Sa


Sau lần bay đầu tiên ra Trường Sa năm 1988, các chiến đấu cơ Su-22, Su-27, Su-30 của không quân Việt Nam thường xuyên tuần tra, quan sát quần đảo. Mỗi lần thấy máy bay lượn trên đầu, người dân đảo lại ùa ra vẫy chào.
> Chiến đấu cơ SU-27 bay canh gác Trường Sa / Phi công 27 tuổi lái Su-30


Cuối những năm 1980, tình hình chủ quyền biển đảo trở nên căng thẳng. Thực hiện nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao phó, ngày 7/11/1987, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra lệnh cho Sư đoàn 372 cơ động một phi đội Su-22 của Trung đoàn 923 vào sân bay Phan Rang (Ninh Thuận) để huấn luyện làm quen với địa hình, hiệp đồng với Vùng 4 Hải quân sẵn sàng chiến đấu, đánh địch trên biển.

Trung tá Hoàng Đình Dũng, Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 923 cho biết, đơn vị đã lựa chọn phi công có trình độ khá để huấn luyện bay biển xa. Những chuyến bay biển đầu tiên được tổ chức tới các đảo gần bờ. Cự ly được đẩy dần ở các chuyến sau, lúc đầu là 100 km, 200 km và nâng dần lên 500 km...

Máy bay từng tham gia bảo vệ quần đảo Trường Sa và khu vực kinh tế biển. Ảnh: Hoàng Hà.

Đầu tháng 2/1988, trung đoàn tổ chức chuyến bay đầu tiên ra quần đảo Trường Sa. Phi đội trưởng Phi đội cơ động Vũ Xuân Cương lái chiếc Su-22 số hiệu 8502 (được lắp thêm 4 thùng dầu phụ) thực hiện chuyến bay này.

Chiếc Su-22 do phi công Vũ Xuân Cương và một phi công chuyên gia điều khiển được lệnh cất cánh lúc 8h sáng 10/2/1988. Cách hơn 30 km, các phi công đã nhìn thấy đảo đầu tiên của quần đảo Trường Sa. Hạ thấp độ cao, phi công bay qua đảo rồi trở về căn cứ an toàn.

Chuyến bay đầu tiên thành công, trung đoàn tổ chức rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho những chuyến ra đảo làm nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát và bay ứng dụng chiến đấu bảo vệ khu vực quần đảo và vùng kinh tế biển.

Từng có mặt ở Phan Rang để làm nhiệm vụ bay quan sát, trinh sát khu vực nhà giàn DK1 và quần đảo Trường Sa, phi công Phạm Như Xuân vẫn nhớ lần đầu anh lái Su-22 cất cánh ở sân bay Thành Sơn. Dù chỉ được giao nhiệm vụ bay một vòng quanh đảo, nhưng biên đội đã xuống rất thấp và vòng hai lần bởi người dân, bộ đội trên đảo nghe tiếng máy bay đã ùa ra đón.

"Tôi thấy bộ đội và nhân dân rất vui và rất yên tâm khi những cánh bay của Trung đoàn đã vươn tới Trường Sa. Đó là lời khẳng định bất cứ khi nào quần đảo cần thì đất liền sẽ kịp thời có mặt", anh Xuân nói.

Trong những chuyến bay tuần tiễu, trinh sát ra Trường Sa, phi công Xuân nhớ nhất một chuyến có điều kiện khí tượng phức tạp. Khi ra gần quần đảo thì có một cột mây dựng cao không thể vượt qua, bắt buộc phải vòng tránh, sau đó bay ngược lại để đi đến Trường Sa.

Thời điểm đó phương tiện dẫn dắt và quản lý máy bay chỉ trong vòng 300 km nên sau đó phi công phải tự đi. Giữa mênh mông biển nước, việc xác định vị trí càng khó. Thế nhưng anh Xuân vẫn tính toán đến đúng các đảo theo yêu cầu. Khi hạ cánh trên đất liền, lượng dầu còn lại là 700 kg, tức chỉ bay được khoảng 10 phút nữa.

Đại tá Phạm Như Xuân có gần 30 năm gắn với nghiệp lái máy bay, từng có hai năm bay tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Ảnh: Hoàng Hà.
Đại tá Phạm Như Xuân có gần 30 năm gắn với nghiệp lái máy bay, từng có hai năm bay tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Ảnh: Hoàng Hà.

Là phi công trẻ của Trung đoàn 923 nhưng thượng úy Đỗ Trung Dũng đã nhiều lần bay ra Trường Sa khi còn lái Su-22 ở Trung đoàn 937 (Sư đoàn 370). Theo anh Dũng, bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của mình với khu vực cần đến. Nếu dựa vào thiết bị dẫn đường trên máy bay thì đòi hỏi phải giữ số liệu chính xác.

Chuyến đầu tiên ra Trường Sa năm 2011 khi mới 28 tuổi, anh Dũng bay cùng giáo viên trên chiếc Su-22. "Mọi người trên đảo chạy ùa ra vẫy chào chúng tôi, dù không nói được với nhau nhưng chúng tôi cảm thấy yên tâm vì ngoài đó vẫn yên bình tốt đẹp", thượng úy phi công nhớ lại.

Từng bay trinh sát, tuần tiễu ở các đảo Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Đá Đông, kết hợp quan sát được nhiều đảo khác, anh Dũng chia sẻ, bên cạnh khó khăn về thời tiết, địa tiêu, phi công còn phải đối mặt với các tình huống như gặp máy bay quân sự nước ngoài trên bầu trời khu vực quần đảo Trường Sa...

Nếu như phi công lái Su-22 chỉ biết hướng và cự ly đi đến Trường Sa, trung thành với hướng bay đến đó thì với Su-30 hiện đại, việc bay ra Trường Sa được thực hiện dễ dàng hơn bởi loại máy bay này có thời gian bay dài, định vị vệ tinh, cài đặt tọa độ, tính được thời gian còn lại đến mục tiêu.

"Với Su-30 và nghệ thuật tác chiến trên không, chúng tôi tự tin đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển Tổ quốc", phi công Đỗ Trung Dũng nói.

Hoàng Thùy

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/04/nhung-chuyen-bay-tuan-tieu-truong-sa/

Thứ ba, 26/2/2013, 16:57 GMT+7
Twitter
Facebook

Chiến đấu cơ SU-27 bay canh gác Trường Sa


Từ tháng 6/2012, máy bay chiến đấu từ căn cứ miền Trung được đưa ra tuần tiễu, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. SU-27 có thể đạt tốc độ 2.500 km/h và mang được hơn 8 tấn vũ khí như tên lửa, bom... ở hai bên cánh.
> 8X lái máy bay Su-30 / Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông


Tiêm kích Su-27 của Trung đoàn Không quân tiêm kích 940 (Sư đoàn 372) thường xuyên bay tuần tiễu Trường Sa từ giữa năm 2012. Su-27 là dòng máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi và được sản xuất năm 1977. Ngoài khả năng đánh chặn, Su-27 còn có thể làm nhiệm vụ như một may bay cường kích nên được mệnh danh là “Flanker” - kẻ tấn công sườn.
Các phi công trao đổi kinh nghiệm trước giờ xuất kích...
... và kiểm tra các thông số an toàn trước giờ bay.
Su-27 sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2+ (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao. Phạm vi hoạt động của máy bay khá lớn bởi sự hiệu quả của động cơ.
Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
Gánh vác nhiêm vụ quan trọng là thường xuyên tuần tiễu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Trường Sa, các đơn vị không quân canh giữ khu vực miền Trung còn được trang bị các loại máy bay tiêm kích Mig-21, máy bay cường kích đánh biển Su-22 và loại máy bay huấn luyện đa năng L-39, máy bay trực thăng và đặc biệt là các phi cơ tiêm kích đa nhiệm SU-30 MK2 hiện đại... Tổ phi công máy bay đa năng L-39 trước giờ xuất kích.

Theo Tiền Phong
 
Thứ năm, 28/3/2013, 14:39 GMT+7
Twitter
Facebook

Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu

Sau những tiếng gầm rú inh tai, từng chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 lao vun vút trên đường băng rồi bay lên trời. Nhiệm vụ giả định của chiến đấu cơ này là tập kích đường không, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch.
> 8X lái máy bay Su-30 / Su-30 xuất kích

* Video: Máy bay Su-30MK2 xuất kích
Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) ở sân bay quân sự Sao Vàng đang tiếp quản và sử dụng lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 - chiến đấu cơ hiện đại nhất Việt Nam.
Trước buổi bay luyện tập, đại tá Phạm Như Xuân - Trung đoàn trưởng 923 hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các tổ bay thực hiện nghiêm ngặt các thao tác, quy trình.
Phi công Nguyễn Duy Hùng (29 tuổi) trước giờ cất cánh. Anh Hùng là một trong 9 phi công trẻ thế hệ 8x của Trung đoàn được lái máy bay chiến đấu SU-30MK2.
Sau gần một năm tập luyện, toàn bộ phi công của Trung đoàn đều đã làm chủ được chiếc máy bay Nga thế hệ thứ 4.
Su-30MK2 có 2 buồng lái, mỗi buồng một phi công làm các nhiệm vụ khác nhau.
Phát triển trên nền tảng dòng Su-27, máy bay Su-30 được đánh giá có nhiều ưu thế hơn các dòng máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, thậm chí có thể thách thức siêu chiến cơ F-22 Raptor và F-35 Lightening thế hệ 5.
Pha cất cánh nhả khói cuộn tròn phía sau của Su-30MK2.
Chỉ trong vài giây, chiến đấu cơ bay vút lên trời. Đặc điểm của Su-30MK2 là làm nhiệm vụ tập kích đường không để chế áp và làm tê liệt hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin tình báo các cấp được đối phương bố trí ngay từ thời điểm phát động tiến công hoặc phản công. Ngoài ra, Su-30MK2 có thể ngăn chặn lực lượng tiếp viện chiến đấu của đối phương tiếp cận hoặc tập hợp lực lượng phản công.
Chiến đấu cơ Su-30MK2 chụp từ trên không. Ảnh: Trung đoàn 923 cung cấp.
Hoàn thành buổi bay, Su-30 bung dù để giảm tốc khi hạ cánh.
Mọi hoạt động của các chiến đấu cơ được điều khiển từ đài chỉ huy.
Ngay sau khi máy bay về gara, lực lượng kỹ thuật kiểm tra các thông số trong quá trình bay.
Các phi công chia sẻ kinh nghiệm sau buổi bay an toàn.
Trung đoàn không quân 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) được thành lập ngày 4/8/1965. Đây là trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 của Không quân Nhân dân Việt Nam ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hoàng Hà

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/may-bay-hien-dai-nhat-viet-nam-luyen-tap-chien-dau/

Thứ ba, 2/4/2013, 17:39 GMT+7
Twitter
Facebook

Trung Quốc 'soi' tiêm kích Su-30 của Việt Nam


Những ngày qua, các trang tin quân sự của Trung Quốc đồng loạt đăng tải chùm ảnh về máy bay Su-30MK2 của Việt Nam tập luyện chiến đấu, tỏ rõ sự quan tâm cao.
> Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu


Máy bay tiêm kích đa năng Su-30 của Việt Nam tập luyện. Ảnh: Hoàng Hà

Các trang quân sự của Xinhua, Global Times, China Daily, Sina... đăng tải hình ảnh của máy bay chiến đấu hiện đại nhất Việt Nam tập luyện với tiêu đề "Chiến đấu cơ Su-30 mẫu mới đến Việt Nam, các phi công bận rộn tập luyện", "Việt Nam tăng cường huấn luyện phi công cho máy bay mới Su-30MK2"... Các báo nhỏ lần lượt dẫn lại từ các nguồn báo lớn kể trên.

Nội dung chính mà các báo này tập trung đưa là: sau khi đợt máy bay chiến đấu Su-30MK2V được chuyển đến, không quân Việt Nam tăng cường đào tạo cho các phi công, để nâng cao năng lực tác chiến.

Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 do Nga sản xuất và là chiến đấu cơ hiện đại nhất Việt Nam. Su-30 MK2 được phát triển trên nền tảng dòng Su-27 với nhiều tính năng ưu việt hơn.

Đặc điểm của Su-30MK2 là làm nhiệm vụ tập kích đường không để chế áp và làm tê liệt hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin tình báo đối phương. Ngoài ra, Su-30MK2 có thể ngăn chặn lực lượng tiếp viện chiến đấu của đối phương tiếp cận hoặc tập hợp lực lượng phản công.

Các báo không bình luận nhiều, nhưng chùm ảnh được đặt ở vị trí nổi bật của các trang khá lâu. Các trang quân sự kể trên của Trung Quốc có nhiều lượt người truy cập mỗi ngày, thường đăng tin quân sự quan trọng và các loại vũ khí tối tân trên thế giới và khu vực.

Các phi công điều khiển máy bay Su-30. Ảnh: Hoàng Hà

Vũ Hà

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/04/trung-quoc-soi-tiem-kich-su-30-cua-viet-nam/


Geen opmerkingen:

Een reactie posten