HÀ NỘI (NV) .- Các công ty quốc doanh “lời giả lỗ thật” của Việt Nam nuông chiều tối đa, vay tiền bừa bãi do các “lệnh mồm” hay “cách này cách khác” từ cấp cao, bất chấp luật lệ.
Cái tên Vinashin vang dội một thời để rồi mang lại bao hờn tủi cho các ngân hàng và đè gánh nặng lên vai mỗi người dân Việt Nam. (Hình: Đất Việt) |
Đây là cách điều hành “linh hoạt” công thức “kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội” của CSVN dẫn đến sự sụp đổ hoặc ngắc ngoải của rất nhiều xí nghiệp quốc doanh lớn nhỏ tại Việt Nam, được báo Đất Việt nêu ra trong số ra ngày Thứ Sáu 19/4/2013.
Nguồn tin vừa nói kể một trường hợp cụ thể. Các ngân hàng quốc doanh của chế độ đã cho tập đòan đóng tàu “quả đấm thép” Vinashin vay vượt quá 15% “vốn tự có” theo quy định của luật lệ tín dụng ngân hàng.
Trong số 4,004 tỉ đồng hiện trở thành “nợ khó đòi” mà Vinashin đi vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), tính đến cuối năm 2012, phần lớn là do ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HBB) mang tới SHB bán cái. Vì vậy món nợ của Vinashin “là nguyên nhân khiến HBB phải sát nhập vào SHB”.
Số tiền cho Vinashin vay nói trên “vượt quá vốn tự có” của ngân hàng theo quy định tại sao vẫn xảy ra?
Một ông “giám đốc pháp chế” của một ngân hàng giải thích, thứ nhất HBB “không cho vay một công ty duy nhất” (Vinashin) mà tổng số tín dụng đó bị chia nhỏ cho hơn một trăm công ty con, cháu chắt của Vinashin, coi như cho vay các 'công ty độc lập'.
Thứ hai, nhiều tín dụng cho vay dưới hình thức 'trái phiếu doanh nghiệp' nên “trái phiếu doanh nghiệp không bị tính vào tăng trưởng tín dụng của ngân hàng như hiện nay, lại không có các quy định hạn chế”.
Thứ ba, nghiêm trọng nhất, “nhiều năm nay trên thị trường có rất nhiều hợp đồng tín dụng cho vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng và theo quy định, được cơ quan quản lý (Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ) phê duyệt cho phép. Có những hợp đồng cấp tín dụng cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn như xăng dầu, dầu khí, điện lực vẫn thường xuyên được “chỉ đạo” bằng hình thức này hay hình thức khác và các ngân hàng quốc doanh phải thực hiện”, báo Đất Việt kể.
Nguồn tin thuật lời một ông 'lãnh đạo ngân hàng quốc doanh' cho biết “99% những trường hợp đó có một trong hai đầu dính líu đến quốc doanh, hoặc là ngân hàng quốc doanh cho vay hoặc là doanh nghiệp nhà nước đi vay. Ngân hàng cổ phần nếu tham gia chỉ là cùng cho vay hợp vốn hay có khi được ăn theo thôi”.
Tức là những cái chỉ đạo “ở trên” đó bất chấp luật lệ.
“Gần như toàn bộ các hợp đồng tín dụng cung cấp cho các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp nhà nước ngành điện, dầu khí, đóng tàu, vận chuyển đường biển, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều vượt 15% vốn tự có của ngân hàng. Thường đó là những dự án lớn, giá trị đầu tư vài chục triệu đô la Mỹ và phải cho vay với thời hạn dài. Vì vậy, không phải ngân hàng nào cũng đáp ứng được nguồn vốn cho các dự án đó nên các ngân hàng xoay qua đồng tài trợ”, Đất Việt thuật lại.
Mặt khác, theo nguồn tin “đôi khi các ngân hàng quốc doanh cũng sợ rủi ro nên muốn kéo các ngân hàng khác vào để cùng cho vay. Thế nên đã có những dự án được cho vay sau khi cả một “nhóm ngân hàng” cùng nhau vượt quá tỷ lệ cho vay 15% vốn tự có.”
Khi con nợ ỳ ra với những khỏan nợ khổng lồ thì cả nhóm ngân hàng cũng khốn đốn theo.
Để có thể luồn lách qua luật lệ, các khoản tín dụng “vuợt quá định mức” đi lắt léo “qua công ty con, qua hợp đồng ủy thác đầu tư, qua công ty chứng khoán.
“Ví dụ như ngân hàng ủy thác cho một công ty chứng khoán đi ủy thác đầu tư. Công ty này vác tiền đi mua trái phiếu, cổ phiếu... Tiền chạy lòng vòng, cuối cùng lại quay về đúng ông chủ ngân hàng” báo Đất Việt kể.
Từ sự tiết lộ này, người ta tin rằng một số không nhỏ trong tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể lên đến hơn $40 tỉ đô la đều là những khỏan tín dụng “vượt định mức”. Chắc hẳn phải dính đến rất nhiều đại gia quốc doanh ngòai “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines.
Nguồn tin đặt câu hỏi “Điều mà dư luận quan tâm ở đây, tại sao có nhiều trường hợp 'cố tình' cho vay vượt vốn tự có của doanh nghiệp như vậy mà không ai bị xử lý?”
Trả lời câu hỏi này không khó khi tất cả những kẻ dính líu từ cấp thấp tới cấp cao nhất của chế độ bị bắt buộc khai ra sự thật. Nếu không có lệnh 'ở trên' thì không có chuyện cấp tín dụng bừa bãi tràn lan đang làm khốn đốn cả nền kinh tế.
Hiện chế độ Hà Nội đang lúng túng đối phó với hai đại công ty quốc doanh Vinashin và Vinalines đang gần như “chết lâm sàng” mà đúng ra phải khai tử lâu rồi.
Nguồn tin vừa nói kể một trường hợp cụ thể. Các ngân hàng quốc doanh của chế độ đã cho tập đòan đóng tàu “quả đấm thép” Vinashin vay vượt quá 15% “vốn tự có” theo quy định của luật lệ tín dụng ngân hàng.
Trong số 4,004 tỉ đồng hiện trở thành “nợ khó đòi” mà Vinashin đi vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), tính đến cuối năm 2012, phần lớn là do ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HBB) mang tới SHB bán cái. Vì vậy món nợ của Vinashin “là nguyên nhân khiến HBB phải sát nhập vào SHB”.
Số tiền cho Vinashin vay nói trên “vượt quá vốn tự có” của ngân hàng theo quy định tại sao vẫn xảy ra?
Một ông “giám đốc pháp chế” của một ngân hàng giải thích, thứ nhất HBB “không cho vay một công ty duy nhất” (Vinashin) mà tổng số tín dụng đó bị chia nhỏ cho hơn một trăm công ty con, cháu chắt của Vinashin, coi như cho vay các 'công ty độc lập'.
Thứ hai, nhiều tín dụng cho vay dưới hình thức 'trái phiếu doanh nghiệp' nên “trái phiếu doanh nghiệp không bị tính vào tăng trưởng tín dụng của ngân hàng như hiện nay, lại không có các quy định hạn chế”.
Thứ ba, nghiêm trọng nhất, “nhiều năm nay trên thị trường có rất nhiều hợp đồng tín dụng cho vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng và theo quy định, được cơ quan quản lý (Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ) phê duyệt cho phép. Có những hợp đồng cấp tín dụng cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn như xăng dầu, dầu khí, điện lực vẫn thường xuyên được “chỉ đạo” bằng hình thức này hay hình thức khác và các ngân hàng quốc doanh phải thực hiện”, báo Đất Việt kể.
Nguồn tin thuật lời một ông 'lãnh đạo ngân hàng quốc doanh' cho biết “99% những trường hợp đó có một trong hai đầu dính líu đến quốc doanh, hoặc là ngân hàng quốc doanh cho vay hoặc là doanh nghiệp nhà nước đi vay. Ngân hàng cổ phần nếu tham gia chỉ là cùng cho vay hợp vốn hay có khi được ăn theo thôi”.
Tức là những cái chỉ đạo “ở trên” đó bất chấp luật lệ.
“Gần như toàn bộ các hợp đồng tín dụng cung cấp cho các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp nhà nước ngành điện, dầu khí, đóng tàu, vận chuyển đường biển, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều vượt 15% vốn tự có của ngân hàng. Thường đó là những dự án lớn, giá trị đầu tư vài chục triệu đô la Mỹ và phải cho vay với thời hạn dài. Vì vậy, không phải ngân hàng nào cũng đáp ứng được nguồn vốn cho các dự án đó nên các ngân hàng xoay qua đồng tài trợ”, Đất Việt thuật lại.
Mặt khác, theo nguồn tin “đôi khi các ngân hàng quốc doanh cũng sợ rủi ro nên muốn kéo các ngân hàng khác vào để cùng cho vay. Thế nên đã có những dự án được cho vay sau khi cả một “nhóm ngân hàng” cùng nhau vượt quá tỷ lệ cho vay 15% vốn tự có.”
Khi con nợ ỳ ra với những khỏan nợ khổng lồ thì cả nhóm ngân hàng cũng khốn đốn theo.
Để có thể luồn lách qua luật lệ, các khoản tín dụng “vuợt quá định mức” đi lắt léo “qua công ty con, qua hợp đồng ủy thác đầu tư, qua công ty chứng khoán.
“Ví dụ như ngân hàng ủy thác cho một công ty chứng khoán đi ủy thác đầu tư. Công ty này vác tiền đi mua trái phiếu, cổ phiếu... Tiền chạy lòng vòng, cuối cùng lại quay về đúng ông chủ ngân hàng” báo Đất Việt kể.
Từ sự tiết lộ này, người ta tin rằng một số không nhỏ trong tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể lên đến hơn $40 tỉ đô la đều là những khỏan tín dụng “vượt định mức”. Chắc hẳn phải dính đến rất nhiều đại gia quốc doanh ngòai “quả đấm thép” Vinashin, Vinalines.
Nguồn tin đặt câu hỏi “Điều mà dư luận quan tâm ở đây, tại sao có nhiều trường hợp 'cố tình' cho vay vượt vốn tự có của doanh nghiệp như vậy mà không ai bị xử lý?”
Trả lời câu hỏi này không khó khi tất cả những kẻ dính líu từ cấp thấp tới cấp cao nhất của chế độ bị bắt buộc khai ra sự thật. Nếu không có lệnh 'ở trên' thì không có chuyện cấp tín dụng bừa bãi tràn lan đang làm khốn đốn cả nền kinh tế.
Hiện chế độ Hà Nội đang lúng túng đối phó với hai đại công ty quốc doanh Vinashin và Vinalines đang gần như “chết lâm sàng” mà đúng ra phải khai tử lâu rồi.
(TN)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten