Tin tức / Việt Nam
LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ
Việc Việt Nam bỏ tù ba nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi công nhân gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là hành động giam giữ tùy tiện, đi ngược lại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân mà Hà Nội đã tham gia ký kết. Đó là kết luận của Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện (UNWGAD) trong bản công bố số 42/2012 vừa được Liên đoàn Lao động Việt phổ biến ngày 1/3.
UNWGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam có biện pháp cần thiết để sửa chữa sai lầm trong vụ án của Hạnh, Chương, Hùng và tuân thủ các tiêu chuẩn, tiêu chí của những cam kết nhân quyền quốc tế.
Theo UNWGAD, xét về tất cả các khía cạnh của vụ việc, biện pháp sửa chữa thích hợp nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội là phóng thích ngay lập tức ba nhà hoạt động công đoàn này cũng như bồi thường những thiệt hại cho họ theo điều 9 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Phán quyết vừa nêu của Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện được đưa ra sau khi tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Freedom Now cùng với công ty luật Woodley & McGillivary chuyên bảo vệ quyền lợi cho người lao động và các tổ chức công đoàn có trụ sở tại Mỹ đại diện cho 3 nhà hoạt động Hạnh, Chương, Hùng gửi thư yêu cầu các chuyên gia độc lập của Liên hiệp quốc điều tra và xác nhận rằng việc Hà Nội bỏ tù 3 nhân vật đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân là tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế.
Thỉnh nguyện thư tố cáo chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền căn bản của công dân bao gồm quyền tự do lập hội và tự do bày tỏ quan điểm khi tống giam Hạnh, Chương, Hùng vì các hoạt động hợp pháp của 3 nhà tổ chức công đoàn này.
Đối tác cao cấp của công ty luật Woodley & McGillivary, ông Gregory McGillivary, nói với VOA Việt ngữ:
“Ba nhà hoạt động này bị tùy tiện kết tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’, một điều hoàn toàn không có thật. Thật ra, họ bị kêu án từ 7 tới 9 năm tù dựa trên các hoạt động tổ chức công nhân. Chính quyền Việt Nam tuyên bố ủng hộ quyền của công nhân, quyền được tổ chức hoạt động. Nhưng thực tế, họ lại dành các bản án về tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’ cho các hoạt động tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi cho người lao động.”
Sau khi Nhóm Công tác Liên hiệp quốc nhận được thỉnh nguyện thư, họ đã chuyển cho Việt Nam để Hà Nội hồi đáp trong 90 ngày.
Trong phần phúc đáp của mình, Việt Nam nói các tố cáo này “thiếu bằng chứng thuyết phục, sai lệch, và xuất phát từ động cơ chính trị xấu nhằm bôi nhọ hệ thống tư pháp của Việt Nam”.
Hà Nội tố cáo ngược lại rằng ba nhà hoạt động Hạnh, Chương, Hùng thành lập và là thành viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, một tổ chức độc lập bị nhà nước xem là bất hợp pháp.
Việt Nam nói Hạnh, Hùng, Chương đã “hợp tác với các thế lực phản động trong và ngoài nước, kích động công nhân xí nghiệp giày Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công gây mất trật tự -an ninh xã hội”.
Ngoài ra, Hà Nội còn cáo buộc ba nhà hoạt động này đã “in và rải truyền đơn chống phá nhà nước”.
Việt Nam khẳng định việc bắt giữ, điều tra, và giam cầm ba nhà hoạt động trẻ này hoàn toàn tuân thủ luật Việt Nam, theo đúng các chuẩn mực và quy ước quốc tế về nhân quyền.
Ba nhà hoạt động trong độ tuổi đôi mươi đấu tranh bênh vực cho quyền lợi công nhân bị tuyên án từ 7 đến 9 năm tù hồi năm 2010 về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự.
Nhà hoạt động Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2007. Anh là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông.
Vụ việc của Hạnh, Chương, Hùng đã khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên án thành tích nhân quyền của Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch gọi các bản án này là “tàn nhẫn” và “vi phạm quyền con người nghiêm trọng”.
Theo Freedom Now, tại phiên xử, cả ba nhà hoạt động đều không có người đại diện pháp lý, không được trình bày để tự bảo vệ mình, và trong suốt thời gian bị giam cầm, họ bị đánh đập nhiều lần cũng như bị cưỡng bức lao động dù tình trạng sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng.
UNWGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam có biện pháp cần thiết để sửa chữa sai lầm trong vụ án của Hạnh, Chương, Hùng và tuân thủ các tiêu chuẩn, tiêu chí của những cam kết nhân quyền quốc tế.
Theo UNWGAD, xét về tất cả các khía cạnh của vụ việc, biện pháp sửa chữa thích hợp nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội là phóng thích ngay lập tức ba nhà hoạt động công đoàn này cũng như bồi thường những thiệt hại cho họ theo điều 9 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.
Phán quyết vừa nêu của Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện được đưa ra sau khi tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Freedom Now cùng với công ty luật Woodley & McGillivary chuyên bảo vệ quyền lợi cho người lao động và các tổ chức công đoàn có trụ sở tại Mỹ đại diện cho 3 nhà hoạt động Hạnh, Chương, Hùng gửi thư yêu cầu các chuyên gia độc lập của Liên hiệp quốc điều tra và xác nhận rằng việc Hà Nội bỏ tù 3 nhân vật đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân là tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ba nhà hoạt động này bị tùy tiện kết tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’, một điều hoàn toàn không có thật...Chính quyền Việt Nam tuyên bố ủng hộ quyền của công nhân, quyền được tổ chức hoạt động. Nhưng thực tế, họ lại dành các bản án về tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’ cho các hoạt động tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi cho người lao động...
Đối tác cao cấp của công ty luật Woodley & McGillivary, ông Gregory McGillivary, nói với VOA Việt ngữ:
“Ba nhà hoạt động này bị tùy tiện kết tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’, một điều hoàn toàn không có thật. Thật ra, họ bị kêu án từ 7 tới 9 năm tù dựa trên các hoạt động tổ chức công nhân. Chính quyền Việt Nam tuyên bố ủng hộ quyền của công nhân, quyền được tổ chức hoạt động. Nhưng thực tế, họ lại dành các bản án về tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’ cho các hoạt động tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi cho người lao động.”
Sau khi Nhóm Công tác Liên hiệp quốc nhận được thỉnh nguyện thư, họ đã chuyển cho Việt Nam để Hà Nội hồi đáp trong 90 ngày.
Trong phần phúc đáp của mình, Việt Nam nói các tố cáo này “thiếu bằng chứng thuyết phục, sai lệch, và xuất phát từ động cơ chính trị xấu nhằm bôi nhọ hệ thống tư pháp của Việt Nam”.
Hà Nội tố cáo ngược lại rằng ba nhà hoạt động Hạnh, Chương, Hùng thành lập và là thành viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, một tổ chức độc lập bị nhà nước xem là bất hợp pháp.
Việt Nam nói Hạnh, Hùng, Chương đã “hợp tác với các thế lực phản động trong và ngoài nước, kích động công nhân xí nghiệp giày Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công gây mất trật tự -an ninh xã hội”.
Ngoài ra, Hà Nội còn cáo buộc ba nhà hoạt động này đã “in và rải truyền đơn chống phá nhà nước”.
Việt Nam khẳng định việc bắt giữ, điều tra, và giam cầm ba nhà hoạt động trẻ này hoàn toàn tuân thủ luật Việt Nam, theo đúng các chuẩn mực và quy ước quốc tế về nhân quyền.
Ba nhà hoạt động trong độ tuổi đôi mươi đấu tranh bênh vực cho quyền lợi công nhân bị tuyên án từ 7 đến 9 năm tù hồi năm 2010 về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự.
Nhà hoạt động Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2007. Anh là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông.
Vụ việc của Hạnh, Chương, Hùng đã khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên án thành tích nhân quyền của Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch gọi các bản án này là “tàn nhẫn” và “vi phạm quyền con người nghiêm trọng”.
Theo Freedom Now, tại phiên xử, cả ba nhà hoạt động đều không có người đại diện pháp lý, không được trình bày để tự bảo vệ mình, và trong suốt thời gian bị giam cầm, họ bị đánh đập nhiều lần cũng như bị cưỡng bức lao động dù tình trạng sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten