zaterdag 2 maart 2013

Hội đồng Giám mục Việt Nam đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp

Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp
VRNs (01.03.2013) – WHĐ – Sáng ngày 01-03-2013, linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Thường trực Ban biên tập – Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn Thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN.




http://danlambaovn.blogspot.nl/2013/03/thu-cua-hoi-ong-giam-muc-viet-nam-gui.html



Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp Friday, March 01, 2013 5:29:00 PM
Tam quyền phân lập, trả đất, trả mọi quyền tự do cho dân


HÀ NỘI (NV) - Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam vừa gửi một bản góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp theo lời kêu gọi của Quốc Hội, trong đó, yêu cầu tam quyền phân lập và chính quyền phải do nhân dân trực tiếp bầu lên qua cuộc bầu cử, tức không dành quyền cai trị cho một đảng độc tài như hiện nay.

Hàng ngàn người tham dự Thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, cho 17 thanh niên Công Giáo bị nhà cầm quyền độc tài CSVN giam giữ tù tội chỉ vì đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. (Hình: VRNs)


Lần đầu tiên, người ta thấy Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam (HÐGMVN), cơ quan cao nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chính thức lên tiếng về chuyện chính trị quốc gia, nhất là lại đòi đảng CSVN trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân.

Trước đây, một vài lần, người ta thấy (HÐGMVN) sau các phiên họp định kỳ, gửi thư tới nhà cầm quyền CSVN trình bày quan điểm về vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền, vấn đề sở hữu đất đai, nhưng chưa hề đặt vấn đề thể chế, hiến pháp và quyền của người dân một cách toàn diện, và dứt khoát như lần này.

Sự “dấn thân” bày tỏ quan điểm chính trị của (HÐGMVN) qua bản Nhận định và Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013)” cho người cảm tưởng các vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam cảm thấy cần phản ảnh lại quan điểm của giáo dân Công Giáo một cách tích cực, không thể cứ thụ động mãi.

Những năm gần đây, nhiều giáo phận, đặc biệt là giáo phận Hà Nội, Vinh và Sài Gòn, đã tổ chức rất nhiều buổi lễ và thắp nến cầu nguyện cho công lý, cho những người bị bách hại, tù tội chỉ vì bày tỏ quan điểm ngược với nhà cầm quyền.

Theo tin của báo mạng Truyền Thông Chúa Cứu Thế buổi sáng ngày 1 tháng 3, 2013, “Linh Mục Giuse Dương Hữu Tình, thư ký HÐGMVN, đã đến và trao Thư góp ý của Ban Thường Vụ HÐGMVN cho Thường Trực Ban Biên Tập - Ủy Ban Dự Thảo Sửa Ðổi Hiến Pháp năm 1992, tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Ðình, thành phố Hà Nội.”

Bản đề nghị và góp ý của HÐGMVN cho rằng bản Hiếp Pháp của chế độ có từ năm 1992 đã mâu thuẫn khi một mặt cả quyết “Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước” (điều 74) nhưng tại điều 4 thì lại tuyên bố đảng CSVN “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Ðiều này vẫn thấy lại trên bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp công bố trên mạng để yêu cầu góp ý.

HÐGMVN đặt câu hỏi, “Vậy ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc Hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc Hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?”

Theo cái bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp đó và sẽ không có gì thay đổi dù không có chương nào nói về tổng bí thư đảng cầm quyền nhưng ông ta lại là người quyền lực cao nhất nước trong thực tế. Chứng tỏ tổng bí thư đảng CSVN “ở trên pháp luật và ngoài pháp luật.”

HÐGMVN cho rằng “nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả nhà nước và xã hội thì cần gì Quốc Hội, cần gì đến tòa án!”

Theo HÐGMVN, để cho quyền lực nhà nước không bị lạm quyền và lộng quyền, gây nhiều bất công và suy thoái mọi mặt, thì “quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” với sự “độc lập chính đáng của mỗi bên và vì công ích của toàn xã hội.”

Trong bản Hiến Pháp CSVN hiện hành, các quyền của người dân chỉ được ghi nhận trên giấy mà bị giới hạn hoặc tước đoạt trên thực tế. HÐGMVN nói các quyền này “chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.”

Bởi vậy, theo HÐGMVN, “Ðể tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến Pháp, không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (mà hiện nay là dành độc quyền cho đảng CSVN) vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua bầu chọn.”

Bản Hiến Pháp 1992 “chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân” nên đã “gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng,” HÐGMVN viết vậy và yêu cầu “công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.”

Bản nhận định và góp ý của HÐGMVN việc thực thi quyền con người ở Việt Nam lâu nay “ban phát cách tùy tiện.” HÐGMVN nói chế độ Hà Nội đã mâu thuẫn khi sửa đổi Hiến Pháp vẫn một mặt (qua điều 4 sửa đổi) đảng CSVN vẫn “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Theo HÐGMVN, như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là “chủ nghĩa vô thần” thì “làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”? Vì vậy mà quyền tự do tôn giáo chỉ được ban phát “tùy lúc, tùy nơi chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng.”

Nói khác, HÐGMVN đòi hỏi bản Hiến Pháp mới phải bảo đảm hoàn toàn quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng chứ không thể tùy tiện ban phát “xin-cho” co giãn tùy kẻ cai trị độc tài.

Cuối cùng HÐGMVN yêu gọi chế độ Hà Nội “phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến Pháp bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là 'cơ quan quyền lực cao nhất nước' do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.”

Lời lẽ của bản “Nhận định và góp ý” của HÐGMVN tuy bề ngoài có vẻ nhẹ nhàng nhưng hàm ý đòi hỏi chế độ Hà Nội phải trao trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân, đòi dân chủ thật sự, như cao trào đang được phát động rất sôi nổi ở Việt Nam. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162503&zoneid=1
Thứ sáu 01 Tháng Ba 2013

Hội đồng Giám mục Việt Nam đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp

Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Thanh Phương
Sáng ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong thư góp ý này, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi nên bỏ Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.


Trong bản nhận định và góp ý với tư cách công dân, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình ».
Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Theo Hội đồng Giám mục, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Các giám mục cũng thắc mắc là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp. Do đó, Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».
Những ý kiến của Hội đồng Giám mục như vậy là có nhiều điểm tương đồng với những ý kiến của các vị nhân sĩ trí thức trong bản Kiến nghị được đưa ra ngày 19/01/2013 và nay đã thu được hơn 6000 chữ ký ủng hộ.
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Sau đó, phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27/02/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “ lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước ». Theo ông Hùng, hành động đó là « ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn ».

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130301-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-doi-bo-dieu-4-hien-phap

video :  http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Uw4elow1nTw&list=PL477B738603AC718A

Geen opmerkingen:

Een reactie posten