Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »
Giải thường Netizen - Công dân mạng 2013 của RSF và Google
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, chủ nhân một blog được nhiều cư dân mạng Việt Nam theo dõi, vừa mới được đề cử làm ứng viên giải thưởng Công dân mạng – Netizen 2013. Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực, tuy nhiên ông vẫn tha thiết theo đuổi con đường đã chọn.
Netizen là giải thưởng do tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), có trụ sở tại Pháp, phối hợp với tập đoàn Google trao tặng hàng năm vào ngày 12/03/2013 để biểu dương những người có công trong việc vượt qua kiểm duyệt, thúc đẩy tự do ngôn luận trên mạng internet.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, vốn là một nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh Niên. Ít lâu trước khi về hưu, ông đã dành nhiều tâm huyết cho trang blog cá nhân. « Huỳnh Ngọc Chênh. Đôi lời tâm sự lúc buồn vui » - tên và hàng tựa của blog - là trang mạng theo sát các biến chuyển xã hội – chính trị tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực. Cuối năm 2011, ông từng chấp nhận chia tay với trang blog, qua bài « Lời cuối chân thành », nhưng chỉ ít tuần sau ông lại trở về với thế giới mạng, vì biết không thể sống thiếu blog. Một trong những điều tâm đắc của blogger về sức mạnh của thế giới mạng là : « suy nghĩ của người dân càng ngày càng cởi mở hơn, mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. (…) các luồng thông tin từ giới blog (…) giúp cho người dân bớt sợ hãi, biết giành được cái quyền mà bản thân mình có, để nói lên tiếng nói tự do của mình (…) ».
RFI xin chuyển đến quý vị phần phỏng vấn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn), nhân sự kiện này.
RFI : Xin ông cho biết cảm tưởng của ông sau khi biết tin có mặt trong danh sách đề cử giải Công dân mạng.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Được đề cử trong 9 người, ban đầu tôi cũng hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng thấy vinh dự vì được mọi người tin tưởng, đồng tình để giới thiệu như vậy, nhưng rồi thấy cũng phần nào lo lắng. Lo là mình thấy mình cũng chưa xứng đáng với nhiều người cũng hoạt động trên lĩnh vực blog ở Việt Nam. Nhiều người cũng làm đã lâu, cũng có tiếng tăm. Cũng lo lắng là liệu mình có xứng đáng về lâu, về dài, trong tương lai mình có xứng đáng để giữ được lòng tin của mọi người dành cho mình hay không.
Và cũng phần nào lo lo là sau đó mình lại khó khăn trong việc viết lách. Dĩ nhiên mình viết là để thể hiện những suy nghĩ của mình. Nhưng những suy nghĩ của mình cũng khác với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hiện nay. Cho nên, về lâu dài, sợ sẽ khó hơn.
RFI : Trước mắt là, từ khi có tin này cho đến giờ, trong nước đã có phản ứng như thế nào, và ông cảm thấy có gì bị phiền hà không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Trước hết là được phản ứng từ giới bạn bè, thân hữu, lạ cũng như quen, qua mạng, qua facebook, qua điện thoại, chúc mừng ; gửi gắm, chúc mừng, hoan nghênh. Còn phản ứng tiêu cực thì chưa thấy. Về phía chính quyền thì cũng mới quá, mới thứ bảy, chủ nhật đây, thì chắc cũng chưa có động tĩnh gì. Và cũng hy vọng là cũng chẳng có phản ứng tiêu cực gì với mình.
RFI : Ông nhận xét như thế nào về tình trạng kiểm duyệt mạng và kiểm duyệt nói chung ở Việt Nam hiện nay ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Về tự do ngôn luận, thì ở Việt Nam đang bị kiểm soát, vì tất cả hệ thống truyền thông, các công ty truyền thông thì đang trực thuộc vào Nhà nước, được đảng viên nắm giữ, làm theo mệnh lệnh, chỉ thị của tổ chức đảng, cho nên những tiếng nói mà nó khác với ý kiến của Đảng, có lẽ không được đưa lên trên mặt báo, trên công luận. Cho nên có giới blogger, với lại có mạng xã hội, để người ta đưa tiếng nói của người ta lên, thì người dân cũng có những suy nghĩ cũng khác, chứ không thể một chiều, một hướng theo đường lối của Đảng. Và nhờ cái hệ thống đó, mà các ý kiến khác càng ngày càng được đưa lên nhiều. Và một phần nào đó, cái tự do ngôn luận cũng đã được thực hiện. Dần dần người ta đòi được quyền tự do đó, và kèm theo tự do ngôn luận mà các tự do khác được đi theo, nhờ hệ thống blog, hệ thống mạng.
Đến bây giờ cũng có những ngăn chặn bằng tường lửa, bằng chặn đường truyền, bằng nhiều cách này cách khác để giảm thiểu của các blog, của các mạng xã hội. Tức là làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua mạng internet. Nhưng ngược lại, người dân cũng có nỗ lực chống lại chuyện đó. Bằng cách vượt tường lửa, bằng cách truyền cho nhau những kinh nghiệm, bằng cách share cho nhau những bài vở hay, những ý kiến hay, như vừa rồi ý kiến của anh Kiên phát biểu, trao đổi lại với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đấy, được lan rộng với tốc độ rất nhanh, đi vào hầu hết giới cộng đồng mạng. Ai cũng có thể đọc, ai cũng có thể biết. Và người ta đã lập ra một cái nhóm ủng hộ ý kiến đó, thông qua cái Tuyên bố Công dân. Thì thấy rằng tác dụng của mạng internet rất tốt cho việc truyền bá tự do ngôn luận.
RFI : Động lực nào khiến ông dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều trở ngại này, như ông từng chia sẻ ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Từ sau 1975, tôi đã tham gia vào hệ thống của Nhà nước, qua công việc dạy học. Dạy học cũng là công chức. Trong hệ thống tôi bắt đầu tôi thấy ra những cái nghịch lý, những cái sai trái, mà có thể làm chậm phát triển đất nước. Từ năm 88, tôi đã có những bài viết « Việt Nam xứ sở của nghịch lý » hay là « Việt Nam thời phung phí » chẳng hạn, để phản biện lại cái đường lối, chính sách kinh tế bao cấp sai trái của Nhà nước.
Và từ đó đến giờ, tôi tiếp tục quan sát và nghĩ rằng, phải có cách phát triển kinh tế khác, và thông qua một cái thể chế chính trị khác. Chứ đi theo cái đường lối này, thì càng ngày sẽ càng sai. Trong thời gian làm báo, tôi có điều kiện để tiếp cận hiểu hơn cái thực tiễn của Việt Nam, mà đi theo con đường « chủ nghĩa xã hội », càng ngày nó càng sai. Mặc dầu có đổi mới về kinh tế, nhưng đổi mới vẫn chưa hết, chưa tới nơi. Kinh tế trong cái áo chính trị cũ, thì cũng không thích hợp. Do đó, cần phải có một thể chế dân chủ để tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của đất nước, để giúp đất nước phát triển tiến lên. Cái mục tiêu đó thì hình như nằm lòng trong mọi người dân Việt Nam, ai cũng muốn như vậy. Ai cũng muốn đất nước mình càng ngày càng phát triển nhanh, theo kịp các nước xung quanh. Thì đó là cái động lực thôi thúc tôi nghĩ đến cái chuyện viết lách, rồi cổ súy cho một định chế dân chủ ở Việt Nam và một đường lối kinh tế tương đối phù hợp với sự phát triển chung của thời đại.
RFI : Ông từng là nhà báo trong hệ thống truyền thông chính thức, mà như nhiều người nghĩ đây là hệ thống buộc người ta phải nói theo, và né tránh những vấn đề của thực tại. Bây giờ, khi mà ông trở thành một « nhà báo tự do », tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến của mình, ông có phải vượt qua những trở lực trong quan niệm của chính mình hay không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Nếu như từ năm 88, mà tôi làm báo, thì có lẽ tôi cũng không viết được bài « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ». Khi tôi làm báo, vào trong hệ thống báo chí này, thì dĩ nhiên, tôi hơi bị những ràng buộc. Những ràng buộc nó làm cho mình « tự định hướng » bản thân trong khi viết lách, không thể viết được những bài như « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ».
Trong những năm đấy, tôi làm giáo viên chứ không làm báo, cho nên cái suy nghĩ của tôi được tự do, mà tôi suy nghĩ thế nào, tôi viết thế đó.
Còn trong thời gian tôi làm cho báo Thanh niên, thì tôi có những suy nghĩ, những bài vở, những này khác, nhưng dần dần mình cũng bị định vào cái hướng chung, vì những gì mình suy nghĩ khác, thì không được đăng. Rồi nằm trong bộ máy đó, thì mặc dầu những suy nghĩ này khác, mình có những nhận định không theo một hướng chung, nhung những cái đó mình chỉ nghĩ trong đầu, trong nhật ký, trong sổ ghi chép phóng viên, chứ không đưa lên mặt báo được. Chính những tích lũy đó càng lúc càng nhiều, sau đó có blog để mà tâm sự, để mà giãi bày, thì những suy nghĩ tôi đã ghi chép từ lâu rồi bắt đầu bộc lộ ra, thông qua những cái đó mà bộc lộ ra được, như những bài sau này. Dĩ nhiên, bây giờ không còn làm báo nữa, nhưng mà viết tự do trên blog của mình dễ hơn. Mình nghĩ thế nào, viết thế đó. Vấn đề thử thách, đó chính là kiến thức của mình, Mình phải biết vượt qua mình, vượt qua các trở ngại, mà mình lại không đủ điều kiện để tiếp xúc, như hồi làm báo nữa. Cái khó khăn nhất bây giờ là điều đó.
RFI : Trong thời gian tới, trang blog của ông sẽ tập trung vào những điểm gì ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Thật ra thì, cái blog của tôi, như tiêu đề của nó là « tâm trạng lúc buồn vui », là tôi phát triển từ những cái ghi chép khi tôi làm báo. Tôi phát triển nó ra như là một cái tâm sự, chứ cũng không nghĩ nó là một cái gì ghê gớm. Cái tâm sự này được cái là, nhờ qua internet mà chia sẻ được với bạn bè, và cũng đón nhận được những ý kiến, chia sẻ của bạn bè khắp nơi gửi về, và tạo cho mình những cảm hứng mới hơn, và cũng giúp cho mình có được những thông tin.
Từ hồi ấy đến giờ, khi viết tôi cũng chăm vào cổ súy cho nhân quyền, cho những quyền tự do của con người, mà pháp luật đã khẳng định. Và Việt Nam đi vào tham gia các tổ chức thế giới cũng cam kết bảo vệ những quyền đó, nhưng thực tế ở Việt Nam những quyền đó lại không được công nhận. Mục tiêu của tôi vẫn là đấu tranh cho nhân quyền, các quyền tự do căn bản của con người, cho những định chế dân chủ để giúp đất nước phát triển tốt hơn. Dĩ nhiên là cũng có những bình luận về vài sự kiện xảy ra, để nói ý mình về những sự kiện đó. Và xuyên suốt cũng vẫn là vấn đề nhân quyền và vấn đề dân chủ.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có chia sẻ gì thêm ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi thấy có một chút lạc quan, suy nghĩ của người dân càng ngày càng được cởi mở hơn, rồi mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. Cái đó cũng do tác động của những luồng thông tin, từ giới blog, những báo đài, từ bên nước ngoài, giống như RFI chẳng hạn. Rồi các ý kiến của các nhân sĩ, trí thức… Những cái đó cũng tác động và làm cho người dân càng lúc càng bớt sợ hãi và biết giành được những quyền mà bản thân mình có, nói lên tiếng nói của tự do của mình, không còn ngần ngại nữa.
Thì tất cả những cái đó đang dần dần càng ngày, tôi thấy rằng, phát triển tương đối tốt đẹp. Mong rằng : Mọi người cũng nên hiểu và nắm được những quyền đó của mình. Đừng ngần ngại ! Mình đòi những quyền tự do mình có. Mình đòi trong khuôn khổ pháp luật, thì Nhà nước không làm gì được mình. Thế nên, không phải sợ hãi !
RFI xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130303-internet-giup-nguoi-dan-%C2%AB-bot-so-hai-%C2%BB
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, vốn là một nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh Niên. Ít lâu trước khi về hưu, ông đã dành nhiều tâm huyết cho trang blog cá nhân. « Huỳnh Ngọc Chênh. Đôi lời tâm sự lúc buồn vui » - tên và hàng tựa của blog - là trang mạng theo sát các biến chuyển xã hội – chính trị tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Mong muốn đưa những thông tin trung thực, cùng những suy nghĩ cá nhân về một xã hội, mà nhiều quyền tự do căn bản của công dân không được tôn trọng, đã khiến blogger Huỳnh Ngọc Chênh phải chịu một số áp lực. Cuối năm 2011, ông từng chấp nhận chia tay với trang blog, qua bài « Lời cuối chân thành », nhưng chỉ ít tuần sau ông lại trở về với thế giới mạng, vì biết không thể sống thiếu blog. Một trong những điều tâm đắc của blogger về sức mạnh của thế giới mạng là : « suy nghĩ của người dân càng ngày càng cởi mở hơn, mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. (…) các luồng thông tin từ giới blog (…) giúp cho người dân bớt sợ hãi, biết giành được cái quyền mà bản thân mình có, để nói lên tiếng nói tự do của mình (…) ».
RFI xin chuyển đến quý vị phần phỏng vấn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn), nhân sự kiện này.
RFI : Xin ông cho biết cảm tưởng của ông sau khi biết tin có mặt trong danh sách đề cử giải Công dân mạng.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Được đề cử trong 9 người, ban đầu tôi cũng hơi bất ngờ, nhưng rồi cũng thấy vinh dự vì được mọi người tin tưởng, đồng tình để giới thiệu như vậy, nhưng rồi thấy cũng phần nào lo lắng. Lo là mình thấy mình cũng chưa xứng đáng với nhiều người cũng hoạt động trên lĩnh vực blog ở Việt Nam. Nhiều người cũng làm đã lâu, cũng có tiếng tăm. Cũng lo lắng là liệu mình có xứng đáng về lâu, về dài, trong tương lai mình có xứng đáng để giữ được lòng tin của mọi người dành cho mình hay không.
Và cũng phần nào lo lo là sau đó mình lại khó khăn trong việc viết lách. Dĩ nhiên mình viết là để thể hiện những suy nghĩ của mình. Nhưng những suy nghĩ của mình cũng khác với các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước hiện nay. Cho nên, về lâu dài, sợ sẽ khó hơn.
RFI : Trước mắt là, từ khi có tin này cho đến giờ, trong nước đã có phản ứng như thế nào, và ông cảm thấy có gì bị phiền hà không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Trước hết là được phản ứng từ giới bạn bè, thân hữu, lạ cũng như quen, qua mạng, qua facebook, qua điện thoại, chúc mừng ; gửi gắm, chúc mừng, hoan nghênh. Còn phản ứng tiêu cực thì chưa thấy. Về phía chính quyền thì cũng mới quá, mới thứ bảy, chủ nhật đây, thì chắc cũng chưa có động tĩnh gì. Và cũng hy vọng là cũng chẳng có phản ứng tiêu cực gì với mình.
RFI : Ông nhận xét như thế nào về tình trạng kiểm duyệt mạng và kiểm duyệt nói chung ở Việt Nam hiện nay ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Về tự do ngôn luận, thì ở Việt Nam đang bị kiểm soát, vì tất cả hệ thống truyền thông, các công ty truyền thông thì đang trực thuộc vào Nhà nước, được đảng viên nắm giữ, làm theo mệnh lệnh, chỉ thị của tổ chức đảng, cho nên những tiếng nói mà nó khác với ý kiến của Đảng, có lẽ không được đưa lên trên mặt báo, trên công luận. Cho nên có giới blogger, với lại có mạng xã hội, để người ta đưa tiếng nói của người ta lên, thì người dân cũng có những suy nghĩ cũng khác, chứ không thể một chiều, một hướng theo đường lối của Đảng. Và nhờ cái hệ thống đó, mà các ý kiến khác càng ngày càng được đưa lên nhiều. Và một phần nào đó, cái tự do ngôn luận cũng đã được thực hiện. Dần dần người ta đòi được quyền tự do đó, và kèm theo tự do ngôn luận mà các tự do khác được đi theo, nhờ hệ thống blog, hệ thống mạng.
Đến bây giờ cũng có những ngăn chặn bằng tường lửa, bằng chặn đường truyền, bằng nhiều cách này cách khác để giảm thiểu của các blog, của các mạng xã hội. Tức là làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân thông qua mạng internet. Nhưng ngược lại, người dân cũng có nỗ lực chống lại chuyện đó. Bằng cách vượt tường lửa, bằng cách truyền cho nhau những kinh nghiệm, bằng cách share cho nhau những bài vở hay, những ý kiến hay, như vừa rồi ý kiến của anh Kiên phát biểu, trao đổi lại với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đấy, được lan rộng với tốc độ rất nhanh, đi vào hầu hết giới cộng đồng mạng. Ai cũng có thể đọc, ai cũng có thể biết. Và người ta đã lập ra một cái nhóm ủng hộ ý kiến đó, thông qua cái Tuyên bố Công dân. Thì thấy rằng tác dụng của mạng internet rất tốt cho việc truyền bá tự do ngôn luận.
RFI : Động lực nào khiến ông dấn thân vào một lĩnh vực có nhiều trở ngại này, như ông từng chia sẻ ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Từ sau 1975, tôi đã tham gia vào hệ thống của Nhà nước, qua công việc dạy học. Dạy học cũng là công chức. Trong hệ thống tôi bắt đầu tôi thấy ra những cái nghịch lý, những cái sai trái, mà có thể làm chậm phát triển đất nước. Từ năm 88, tôi đã có những bài viết « Việt Nam xứ sở của nghịch lý » hay là « Việt Nam thời phung phí » chẳng hạn, để phản biện lại cái đường lối, chính sách kinh tế bao cấp sai trái của Nhà nước.
Và từ đó đến giờ, tôi tiếp tục quan sát và nghĩ rằng, phải có cách phát triển kinh tế khác, và thông qua một cái thể chế chính trị khác. Chứ đi theo cái đường lối này, thì càng ngày sẽ càng sai. Trong thời gian làm báo, tôi có điều kiện để tiếp cận hiểu hơn cái thực tiễn của Việt Nam, mà đi theo con đường « chủ nghĩa xã hội », càng ngày nó càng sai. Mặc dầu có đổi mới về kinh tế, nhưng đổi mới vẫn chưa hết, chưa tới nơi. Kinh tế trong cái áo chính trị cũ, thì cũng không thích hợp. Do đó, cần phải có một thể chế dân chủ để tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của đất nước, để giúp đất nước phát triển tiến lên. Cái mục tiêu đó thì hình như nằm lòng trong mọi người dân Việt Nam, ai cũng muốn như vậy. Ai cũng muốn đất nước mình càng ngày càng phát triển nhanh, theo kịp các nước xung quanh. Thì đó là cái động lực thôi thúc tôi nghĩ đến cái chuyện viết lách, rồi cổ súy cho một định chế dân chủ ở Việt Nam và một đường lối kinh tế tương đối phù hợp với sự phát triển chung của thời đại.
RFI : Ông từng là nhà báo trong hệ thống truyền thông chính thức, mà như nhiều người nghĩ đây là hệ thống buộc người ta phải nói theo, và né tránh những vấn đề của thực tại. Bây giờ, khi mà ông trở thành một « nhà báo tự do », tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến của mình, ông có phải vượt qua những trở lực trong quan niệm của chính mình hay không ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Nếu như từ năm 88, mà tôi làm báo, thì có lẽ tôi cũng không viết được bài « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ». Khi tôi làm báo, vào trong hệ thống báo chí này, thì dĩ nhiên, tôi hơi bị những ràng buộc. Những ràng buộc nó làm cho mình « tự định hướng » bản thân trong khi viết lách, không thể viết được những bài như « Việt Nam xứ sở của nghịch lý ».
Trong những năm đấy, tôi làm giáo viên chứ không làm báo, cho nên cái suy nghĩ của tôi được tự do, mà tôi suy nghĩ thế nào, tôi viết thế đó.
Còn trong thời gian tôi làm cho báo Thanh niên, thì tôi có những suy nghĩ, những bài vở, những này khác, nhưng dần dần mình cũng bị định vào cái hướng chung, vì những gì mình suy nghĩ khác, thì không được đăng. Rồi nằm trong bộ máy đó, thì mặc dầu những suy nghĩ này khác, mình có những nhận định không theo một hướng chung, nhung những cái đó mình chỉ nghĩ trong đầu, trong nhật ký, trong sổ ghi chép phóng viên, chứ không đưa lên mặt báo được. Chính những tích lũy đó càng lúc càng nhiều, sau đó có blog để mà tâm sự, để mà giãi bày, thì những suy nghĩ tôi đã ghi chép từ lâu rồi bắt đầu bộc lộ ra, thông qua những cái đó mà bộc lộ ra được, như những bài sau này. Dĩ nhiên, bây giờ không còn làm báo nữa, nhưng mà viết tự do trên blog của mình dễ hơn. Mình nghĩ thế nào, viết thế đó. Vấn đề thử thách, đó chính là kiến thức của mình, Mình phải biết vượt qua mình, vượt qua các trở ngại, mà mình lại không đủ điều kiện để tiếp xúc, như hồi làm báo nữa. Cái khó khăn nhất bây giờ là điều đó.
RFI : Trong thời gian tới, trang blog của ông sẽ tập trung vào những điểm gì ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Thật ra thì, cái blog của tôi, như tiêu đề của nó là « tâm trạng lúc buồn vui », là tôi phát triển từ những cái ghi chép khi tôi làm báo. Tôi phát triển nó ra như là một cái tâm sự, chứ cũng không nghĩ nó là một cái gì ghê gớm. Cái tâm sự này được cái là, nhờ qua internet mà chia sẻ được với bạn bè, và cũng đón nhận được những ý kiến, chia sẻ của bạn bè khắp nơi gửi về, và tạo cho mình những cảm hứng mới hơn, và cũng giúp cho mình có được những thông tin.
Từ hồi ấy đến giờ, khi viết tôi cũng chăm vào cổ súy cho nhân quyền, cho những quyền tự do của con người, mà pháp luật đã khẳng định. Và Việt Nam đi vào tham gia các tổ chức thế giới cũng cam kết bảo vệ những quyền đó, nhưng thực tế ở Việt Nam những quyền đó lại không được công nhận. Mục tiêu của tôi vẫn là đấu tranh cho nhân quyền, các quyền tự do căn bản của con người, cho những định chế dân chủ để giúp đất nước phát triển tốt hơn. Dĩ nhiên là cũng có những bình luận về vài sự kiện xảy ra, để nói ý mình về những sự kiện đó. Và xuyên suốt cũng vẫn là vấn đề nhân quyền và vấn đề dân chủ.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có chia sẻ gì thêm ?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh : Tôi thấy có một chút lạc quan, suy nghĩ của người dân càng ngày càng được cởi mở hơn, rồi mọi người càng ngày càng bớt sợ hãi hơn. Cái đó cũng do tác động của những luồng thông tin, từ giới blog, những báo đài, từ bên nước ngoài, giống như RFI chẳng hạn. Rồi các ý kiến của các nhân sĩ, trí thức… Những cái đó cũng tác động và làm cho người dân càng lúc càng bớt sợ hãi và biết giành được những quyền mà bản thân mình có, nói lên tiếng nói của tự do của mình, không còn ngần ngại nữa.
Thì tất cả những cái đó đang dần dần càng ngày, tôi thấy rằng, phát triển tương đối tốt đẹp. Mong rằng : Mọi người cũng nên hiểu và nắm được những quyền đó của mình. Đừng ngần ngại ! Mình đòi những quyền tự do mình có. Mình đòi trong khuôn khổ pháp luật, thì Nhà nước không làm gì được mình. Thế nên, không phải sợ hãi !
RFI xin cảm ơn nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130303-internet-giup-nguoi-dan-%C2%AB-bot-so-hai-%C2%BB
Geen opmerkingen:
Een reactie posten