'TQ sẽ có hàng loạt vệ tinh theo dõi Biển Đông'
Bắt đầu từ năm 2019, Bắc Kinh sẽ gửi các vệ tinh lên không gian để theo dõi tình hình trên khắp Biển Đông và củng cố "chủ quyền quốc gia" ở vùng biển có tranh chấp, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Camera và công nghệ nhận dạng từ vệ tinh sẽ cho phép Trung Quốc giám sát tàu thuyền, các rặng san hô và đảo trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.Trung Quốc đang đặt hệ thống tên lửa Biển Đông?
Hàng không mẫu hạm Anh tới Biển Đông
Biển Đông: TQ nâng cấp danh mục quân sự
Chương trình lắp đặt vệ tinh theo dõi trên Biển Đông do Viện Khoa học Trung Quốc thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021.
Tổng cộng có 10 vệ tinh, gồm sáu vệ tinh quang học, hai vệ tinh siêu phổ và hai vệ tinh radar, là một phần của hệ thống chùm vệ tinh Hải Nam, South China Morning Post đưa tin hôm thứ Năm (16/8).
Trong giai đoạn đầu của chương trình, ba vệ tinh quang học sẽ được triển khai vào nửa cuối năm 2019, China News tường thuật.
Các vệ tinh này được trang bị cảm biến quang học từ xa giúp nhận dạng tàu và camera giám sát mặt biển. Các camera chỉ tập trung vào tàu cỡ lớn và trung bình.
Giai đoạn thứ hai sẽ được tiến hành vào năm 2020 với việc lắp đặt hai vệ tinh siêu phổ nhằm đánh giá các mục tiêu trên biển.
Hai vệ tinh radar sẽ được phóng vào năm 2021 ở giai đoạn cuối giúp việc giám sát hình hình trên biển được tiến hành trong mọi điều kiện thời tiết với chất lượng hình ảnh cao.
Các kế hoạch phát triển hệ thống trên đã được Bắc Kinh công bố hồi tháng 12 năm ngoái, Bloombeg nói.
Ưu tiên hàng đầu của hệ thống vệ tinh này là Biển Đông và có thể bao trùm cả những "khu vực quan trọng như Ấn Độ Dương và một phần eo Biển Malacca", Straits Time trích lời ông Chen Xiangmiao - nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông đặt tại Hải Nam.
Yang Tianliang, Giám đốc Viện Viễn thám Sanya (Sanya Institute of Remote Sensing) cho biết hệ thống vệ tinh sẽ giúp các cơ quan có trụ sở tại Hải Nam đẩy nhanh khả năng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, quản lý hiệu quả hơn vùng Biển Đông, và cải thiện khả năng thăm dò và phát triển vùng nước giàu tài nguyên, theo South China Morning Post.
"Mỗi rặng san hô và đảo cũng như tàu trên Biển Đông sẽ được theo dõi bởi 'mắt không gian'," ông Yang nói. "Hệ thống (vệ tinh) sẽ [củng cố] chủ quyền quốc gia, bảo vệ nguồn cá, và tìm kiếm cứu nạn trên biển."
Khả năng giám sát Biển Đông của Trung Quốc cũng sẽ được cải thiện nhanh hơn.
Vệ tinh sẽ giúp quan sát Biển Đông "trong vài ngày so với hai đến ba tháng như hiện tại," ông Yang nói với Global Times hôm thứ Tư (15/8).
Chương trình này cũng sẽ góp phần trợ giúp các nước nằm trong sáng kiến 'Một Vành đai, Một Con đường' của Trung Quốc.
Các vệ tinh có khả năng theo dõi môi trường và thiên tai, và thông tin "có thể dễ dàng được cung cấp cho các nước kém phát triển trong sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường, nếu cần", ông Yang nói trên South China Morning Post.
Các vệ tinh sẽ có tầm quan trọng lớn trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thăm dò hàng hải, an ninh thủy sản trong nước và hợp tác với các nước xung quanh về các vấn đề hàng hải, ông nói thêm và cũng cho Trung Quốc một lợi thế trong việc đàm phán phân giới Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với trên 80% diện tích Biển Đông, nơi có nguồn hải sản dồi dào và là có tuyến thương mại thương mại nhộn nhịp trị giá 3,4 nghìn tỷ đô la mỗi năm.
Có năm quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng tuyên bố chủ quyền từng phần đối với vùng biển này, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc cho đến nay đã bồi đắp hàng ngàn acres đất ở Biển Đông, và đã xây dựng các cảng biển, đường băng cùng các cơ sở quân sự tại bảy đảo nhân tạo.
Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis cảnh báo Bắc Kinh sẽ phải gánh chịu những hậu quả dài hạn nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành những thay đổi ở Biển Đông.
Tổng thống Duterte cảnh báo TQ về Biển Đông
'TQ sẽ công bằng về vấn đề Biển Đông'
Rosneft ngại TQ khi khai thác ở Biển Đông
Hôm thứ Tư, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ trích yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh với không phận trên các đảo mới bồi đắp tại Biển Đông "là sai trái".
Ông nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không nên yêu cầu người của những nước khác rời khỏi những khu vực đó để tránh đụng đột có thể xảy ra.
Trung Quốc phản đối chỉ trích này của Tổng thống Philippines, nói rằng nước này có quyền phản ứng với các tàu hoặc máy bay nước ngoài đến gần các đảo của họ, Reuters đưa tin hôm thứ Năm (16/8).
Trong tuyên bố gửi tới Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết quần đảo Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và không lưu mà tất cả các quốc gia được hưởng ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế.
"Nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đối phó với máy bay và tàu nước ngoài cố ý đến gần hoặc xâm nhập vào không phận và vùng biển gần các đảo có liên quan của Trung Quốc, và hành động khiêu khích đe dọa an ninh của nhân viên Trung Quốc đóng quân ở đó," Trung Quốc tuyên bố.
Xem thêm bài về Biển Đông:
ASEAN tránh đụng TQ trên bầu trời Biển Đông?
Canada và VN có thể bàn Biển Đông và nhân quyền
Philippines-TQ sẽ 'sớm hợp tác ở Biển Đông'?
Biển Đông: VN phản đối việc TQ tập trận
Pháp có nhiều lý do để quan tâm Biển Đông
Geen opmerkingen:
Een reactie posten