zondag 12 augustus 2018

Đại học Quốc gia Seoul Phát hiện ra phim 'nô lệ tình dục' cho lính Nhật trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ + Nhật và 'nô lệ tình dục' thời Thế chiến II

Phát hiện ra phim 'nô lệ tình dục' cho lính Nhật

  • 10 tháng 7 2017
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Phim bằng chứng 'nô lệ tình dục' Hàn Quốc

Phim bằng chứng 'nô lệ tình dục' Hàn Quốc
Hàn Quốc vừa công bố những hình ảnh video mà họ nói là lần đầu tiên về những phụ nữ bị buộc phải làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật trong Đại chiến thế giới thứ hai.
Do các quân nhân Mỹ quay tại Trung Quốc, đoạn video này được các nhà nghiên cứu do chính phủ tài trợ tại Đại học Quốc gia Seoul tìm thấy trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Đoạn video cho thấy một số phụ nữ đứng dàn hàng ngang đang nói với một số binh lính Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau khi họ tiến vào một địa phương bị Nhật chiếm đóng trước đó.
'Lính Hàn Quốc lạm dụng phụ nữ VN'
Seoul phản đối Nhật về nô lệ tình dục
Nhật và 'nô lệ tình dục' thời Thế chiến II
Các nhà hoạt động Nam Hàn ước tính 200.000 phụ nữ đã bị buộc phải vào các nhà chứa để phục vụ cho quân đội Nhật Bản.
Họ được xác định là người Hàn nhưng cũng có cả phụ nữ người Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Đài Loan.
Trong các tài liệu lịch sử từng có cách gọi họ là 'phụ nữ mua vui' (comfort women) cho lính Nhật, nhưng về sau này, báo chí quốc tế gọi thẳng đây là 'nô lệ tình dục' (sex slaves).

Lần đầu tiên có phim tư liệu

Cho tới nay, các tư liệu duy nhất về những phụ nữ bị buộc phải làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Đại chiến thế giới thứ hai chỉ là ảnh và lời kể của những người sống sót.
Hình ảnh từ đoạn phim mới tìm được cho thấy những phụ nữ bị buộc làm 'nô lệ tình dục' cho binh lính Nhật thời Đại chiến thế giới thứ haiBản quyền hình ảnh US National Archive
Image caption Hình ảnh từ đoạn phim mới tìm được cho thấy những phụ nữ bị buộc làm 'nô lệ tình dục' cho binh lính Nhật thời Đại chiến thế giới thứ hai
Nhóm nghiên cứu nói đoạn phim này được các binh lính Trung Hoa Dân quốc và Hoa Kỳ quay tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nơi trước đây bị Nhật chiếm đóng.
Bảy phụ nữ Hàn Quốc được giải thoát năm 1944 và viên sĩ quan nói chuyện với họ được xác định là một vị chỉ huy của lực lượng phối hợp Trung - Mỹ, nhóm nghiên cứu nói.
Vấn đề này đã gây căng thẳng cho quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về chuyện bị cho là thiếu những hành động xin lỗi và đền bù thích đáng từ Nhật Bản.
Hồi năm 2015, hai nước đã đạt được một dàn xếp mà theo đó chính phủ Nhật Bản đã chính thức xin lỗi và đồng ý trả một tỷ yên Nhật (tương đương 8,3 triệu đô la) cho các nạn nhân.
Nhiều người Hàn Quốc cho rằng lời xin lỗi đó là chưa đủ và vấn đề này tiếp tục ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai quốc gia.
Hồi tháng Giêng, Nhật Bản đã tạm thời rút đại sứ của họ tại Hàn Quốc liên quan tới một bức tượng 'những phụ nữ mua vui' được đặt bên ngoài Tòa lãnh sự Nhật ở Busan.
Một bức tượng tương tự cũng được đặt bên ngoài Tòa lãnh sự Nhật ở Seoul, và chính phủ Nhật muốn cả hai bức tượng này phải được dời đi.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-40555654

03 Tháng 3 2007 - Cập nhật 11h17 GMT

Seoul phản đối Nhật về nô lệ tình dục

Nam Hàn đã chỉ trích thủ tướng Nhật vì đưa ra câu hỏi liệu quân đội Nhật có buộc phụ nữ làm nô lệ tình dục thời Thế Chiến 2 hay không.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã làm nhiều người tức giận khi tuyên bố hôm thứ năm rằng "không có bằng chứng cho thấy một sự ép buộc nào."
Bộ trưởng ngoại giao Nam Hàn Song Min-soon nói rằng tuyên bố này "không có ích gì" và cần phải đối mặt với sự thật.
Các nhà sử học tin rằng ít nhất 200.000 phụ nữ đã bị buộc phải phục vụ trong các nhà thổ dành cho binh sĩ Nhật hồi Thế Chiến II.
Một người phát ngôn của nội các Nhật bản có vẻ đã làm dịu bớt những nhận xét của thủ tướng Abe khi nói rằng thủ tướng có cùng quan điểm với lời xin lỗi của chính phủ hồi năm 1993 về việc sử dụng phụ nữ làm tiêu khiển hồi Thế Chiến.
Nhưng ông Song nói rằng những nhận xét của thủ tướng Nhật không thể hiện nỗ lực xây dựng quan hệ tốt hơn giữa hai nước Nhật bản và Nam Hàn.
Xem xét lại
Ông Abe nói với báo chí hôm thứ năm: "Vẫn luôn có những tranh cãi về việc liệu những người phụ nữ có bị ép buộc hay không."
"Nhưng trên thực tế không có bằng chứng nào cho thấy có sự ép buộc này."
Quốc hội Mỹ hiện đang xem xét một nghị quyết kêu gọi Tokyo "chính thức công nhận, xin lỗi và chấp nhận trách nhiệm lịch sử" về vấn đề bắt phụ nữ tiêu khiển cho lính.
Bản thảo nghị quyết này được đưa ra bàn tại Hạ viện hồi tuần trước. Bộ trưởng ngoại giao Nhật bản đã chỉ trích điều này là "không dựa trên những thông tin khách quan."
Một số chính trị gia bảo thủ của Nhật đã đặt ra câu hỏi về quy mô của những hành hạ thời chiến tại Nhật.
Một số đang tìm cách làm thu hẹp những công nhận của chính phủ hồi năm 1993 rằng Quân đội Nhật đã lập ra và quản lý các nhà thổ để phục vụ quân lính thời chiến.
Bồi thường
Nghị quyết của quốc hội Mỹ đang tìm cách phản đối lại những động thái nhằm thu hẹp phạm vi những công nhận trước đây của chính phủ Nhật.
Ba phụ nữ trước đây làm tiêu khiển cho lính Nhật đã ra làm chứng tại Mỹ, họ kể về những cuộc tra tấn và hãm hiếp mà họ phải hứng chịu từ phía lính Nhật.
Rất nhiều người trong số những phụ nữ phải phục vụ lính Nhật thời chiến tới từ Triều tiên và Trung quốc. Nhiều người vẫn đang đòi bồi thường từ phía chính phủ Nhật bản.

Tokyo đã thành lập một quỹ bồi thường năm 1995, nhưng quỹ này lệ thuộc vào tiền quyên góp được chứ không phải được chính phủ tài trợ.

https://www.bbc.com/vietnamese/regionalnews/story/2007/03/printable/070303_skorea_sexslave.shtml

Nhật và 'nô lệ tình dục' thời Thế chiến II

  • 4 tháng 8 2015
Bản quyền hình ảnh Getty
Image caption Nhật bị cáo buộc là đã ép nhiều phụ nữ Triều Tiên làm nô lệ tình dục phục vụ binh lính Nhật trong thời gian Đại chiến Thế giới II
Bảy mươi năm sau khi Đại chiến Thế giới II kết thúc, chủ nghĩa xét lại tại Nhật đang ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong vấn đề phụ nữ bị buộc làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong cuộc chiến.
Một trong những người lên tiếng mạnh mẽ về chủ nghĩa xét lại là Toshio Tamogami.
Ông là người có học, có kiến thức và khi gặp thì tôi thấy là ông người rất lịch sự.
Người từng là tổng tham mưu trưởng không lực Nhật hồi năm ngoái đã chạy đua chức thị trưởng Tokyo. Ông về thứ tư, đạt được 600 ngàn phiếu của cử tri.
"Là một quốc gia bại trận, chúng tôi chỉ dạy sử theo những gì bên chiến thắng bắt chúng tôi phải theo," ông nói.
Trong lịch sử "thực sự" ở thế kỷ 20, theo ông Tamogami thì Nhật Bản không phải là kẻ hiếu chiến mà là người giải phóng. Binh lính Nhật đã dũng cảm chiến đấu để đánh đuổi những kẻ thực dân da trắng bị căm ghét, những kẻ đã nô dịch hóa nhân dân Á châu trong suốt 200 năm.
Nội dung môn sử cũng không có chỗ nào nói về việc Nhật Bản đã tiến hành các vụ thảm sát người Á châu.
Ông Tamogami tin rằng Nhật Bản không xâm lược bán đảo Triều Tiên, mà là "đầu tư vào Triều Tiên và cả Đài Loan, Mãn Châu nữa".
Tôi hỏi ông về cuộc xâm chiếm Trung Quốc hồi 1937 và vụ thảm sát dân thường ở thủ đô Nam Kinh.
"Tôi có thể tuyên bố rằng chả hề có vụ Thảm sát Nam Kinh," ông nói.
Khi tôi hỏi về chuyện phụ nữ Triều Tiên phải làm nô lệ tình dục cho lính Nhật, ông Tamogami bác bỏ.
Bản quyền hình ảnh ap
Ông tuyên bố rằng đó là "một sự thêu dệt khác" và nói: "Nếu như điều đó là đúng, thì bao nhiêu binh sĩ đã được huy động để dùng vũ lực lôi các phụ nữ đó đi?"
Đây là một cách hiểu lịch sử mà nhiều người Nhật theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tin vào.
Hồi đầu năm, tại một phiên họp chung tại Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington DC, Thủ tướng Shinzo Abe đã tỏ ý hối tiếc sâu sắc về những đau khổ mà Nhật đã gây ra trong thời Đại chiến Thế giới II.
Ông Abe không bác bỏ chuyện đã có những phụ nữ Triều Tiên phải làm nghề mua vui ở các chiến tuyến tại Trung Quốc và Đông Nam Á.
Nhưng ông nói đi nói lại rằng không hề có bằng chứng cho thấy những phụ nữ này bị ép buộc hoặc quân đội Nhật có liên quan tới việc tuyển mộ, giam hãm họ, với ý nói đó là những người làm nghề mại dâm.
Đây là một lĩnh vực khá mù mờ.
Các cô gái từ các gia đình nghèo đã bị bán đi để làm nghề mãi dâm tại Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc trong hàng thế kỷ, và chuyện này rõ ràng là vẫn diễn ra trong thời thập niên 1930-1940.
Tuy nhiên, điều đó không loại trừ trách nhiệm của quân đội Nhật.
Điều rõ ràng là vấn đề phụ nữ làm nghề mua vui đang được chính phủ Nam Hàn dùng vì các mục đích chính trị. Nhưng cũng có đủ những bằng chứng khác cho thấy quân đội Nhật đã tổ chức ra cả hệ thống phụ nữ hành nghề này.
Bản quyền hình ảnh getty images
Image caption Tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe về chuyện 'nô lệ tình dục' phục vụ lính Nhật khiến nhiều người giận dữ

'Chối cãi là lố bịch'

Masayoshi Matsumoto hiện 93 tuổi và sống cùng con gái ở rìa Tokyo. Ông có gương mặt cởi mở, ấm áp và đôi mắt sắc sảo như của thanh niên.
Thời 20 tuổi, ông làm trong đơn vị cứu thương ở vùng tây bắc Trung Quốc.
"Có sáu phụ nữ làm nghề mua vui chỗ chúng tôi," ông nói với tôi. "Mỗi tháng một lần tôi lại kiểm tra họ xem có bị bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục không."
"Các phụ nữ Triều Tiên này chủ yếu là phục vụ các sỹ quan," ông nói. "Cho nên lính trơn khi tấn công các ngôi làng thường hét to, 'Có gái ngoan nào ở đây không?' Họ cướp bóc, hãm hiếp hoặc giết chết những người không chịu nghe lời."
Những người bị bắt được đưa tới đơn vị của ông Matsumoto để làm các phụ nữ mua vui.
Sau cuộc chiến, ông Matsumoto trở thành tu sỹ. Trong nhiều thập niên, ông đã không hề nói gì về những điều ông từng chứng kiến.
Nhưng khi những tiếng nói chối bỏ ngày càng vang lên mạnh mẽ, ông đã cảm thấy giận dữ và quyết định lên tiếng.
"Thật lố bịch... Ông Abe nói như thể đó là điều ông ấy chứng kiến, nhưng ông ấy không hề. Tôi thì có," ông Matsumoto nói.
"Có người nói với tôi thế này, 'Người thất bại trong việc nhìn lại và nhận thức được quá khứ thì rồi sẽ lặp lại sai lầm'. Nhưng ông Abe nghĩ rằng chúng ta nên xóa bỏ đi mọi thứ xấu xa mà Nhật đã làm trong quá khứ và giả đò như chả hề có chuyện gì xảy ra. Tôi không tha thứ cho ông ấy được," ông nói thêm.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten