zaterdag 11 augustus 2018

Nhà báo Bùi Tín, bút danh Thành Tín, nhà bất đồng chính kiến tỵ nạn ở Pháp, từng là đại tá "bộ đội"... từ trần ngày 11-8-2018 ở Paris, thọ 91 tuổi



Nhà báo Bùi Tín qua đời, hưởng thọ 91 tuổi



Nhà báo Bùi Tín. (Hình: Facebook Từ Thức)
PARIS, Pháp (NV) – Nhà báo kỳ cựu Bùi Tín vừa qua đời ở Paris, Pháp, lúc 1 giờ 25 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Bảy, 11 Tháng Tám, hưởng thọ 91 tuổi.
Tin này được nhà báo Từ Thức cho biết trên trang Facebook của ông.
Nhà báo Từ Thức viết như sau: “Nhà báo Tường An cho hay anh Bùi Tín đã ra đi vĩnh viễn lúc 1 giờ 25 phút sáng nay, 11 Tháng Tám (giờ Paris), hưởng thọ 91 tuổi.”
“Con gái nuôi của anh có mặt ở bên cạnh cho biết anh ra đi nhẹ nhàng. Con gái anh đang lo thủ tục làm hộ chiếu tới Pháp làm tang lễ,” nhà báo Từ Thức viết tiếp.
Nhà báo Từ Thức, tức ông Trần Công Sung, cũng cho biết, hôm Thứ Sáu ông có đến thăm nhà báo Bùi Tín ở bệnh viện André Grégoire, tại Montreuil sous Bois, một thị xã ngoại ô Paris. Lúc đó, nhà báo Bùi Tín trong tình trạng hôn mê bất tỉnh, không nhận ra người tới thăm.
“Anh Tín trước đó được chở vào bệnh viện dưỡng lão René Muret, vừa được chuyển về André Grégoire để lọc máu. Thận suy yếu, chỉ còn hoạt động 5% (13% khi vào bệnh viện). Bác sĩ chưa lọc máu, vì bệnh nhân quá yếu, tạm thời cho thuốc để có thể đi tiểu, vì cơ thể quá nhiều nước, kể cả tim, phổi.”
Theo Wikipedia.org, ông Bùi Tín, bút danh Thành Tín, là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, và từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, và từng là đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, từng là Thượng Thư Bộ Hình của triều đình Huế và từng là chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt).
Ông học ở Huế. Trong Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó ông gia nhập Việt Minh, nhập ngũ năm 18 tuổi, vừa cầm súng và vừa viết cho báo Quân Đội Nhân Dân với bút danh Thành Tín.
Ông cũng từng phỏng vấn các tù binh Mỹ bị bắt ở miền Bắc trong thời chiến tranh Việt Nam.
Ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông có mặt ở Dinh Độc Lập, Sài Gòn, với tư cách phóng viên chiến trường.
Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, và làm đến phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật.
Tháng Chín, 1990, ông sang Pháp dự hội hàng năm của báo L’Humanité (Nhân Đạo, báo của đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tị nạn tại đây.
Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo đảng CSVN mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng Cộng Sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chế độ Cộng Sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam.
Ông cũng cộng tác với nhiều tờ báo và cơ quan truyền thông, mà sau cùng là Ban Việt Ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Theo nhà báo Từ Thức, ký giả Bùi Tín là tác giả nhiều cuốn sách tố cáo thực chất của chế độ CSVN, như Hoa Xuyên Tuyết (1991), Mặt Thật (1995)…
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Hoa Kỳ) đã cùng với tác giả Bùi Tín chọn lựa 200 bài báo, in trong một tuyển tập, với tựa đề Thao Thức Cùng Quê Hương, sẽ ra mắt cuối Tháng Tám hay đầu Tháng Chín. (Đ.D.)
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nha-bao-bui-tin-qua-doi-huong-tho-91-tuoi/?utm_medium=push-notification&utm_source=oneSignal&utm_campaign=Tin-noi-bat

Thi hài nhà báo Bùi Tín được hỏa táng tại Paris


Gia đình cựu ký giả Bùi Tín tại tang lễ. (Hình: Navaz Mouhamadaly)
PARIS, Pháp (NV) – Tang lễ nhà báo Bùi Tín diễn ra từ 10 giờ 30 sáng đến 12 giờ 30 trưa hôm Thứ Hai, 27 Tháng Tám 2018 tại quàn Funérarium de Joncherolles, 95 rue Marchel Sembat, 93430 Villetaneuse phía Bắc thủ đô Paris, Pháp.
Theo tường thuật của nhà báo Hoàng Kỳ trên Youtube, đại diện cho gia đình có trưởng nữ của ông là bà Bùi Thị Bạch Liên, trưởng nam là ông Bùi Xuân Vinh và các con, cháu.
Nữ ký giả Tường An đã thay mặt gia đình ông Bùi Tín để đứng ra tổ chức và điều hành tang lễ trong không khí trang nghiêm và ấm cúng.
Hiện diện tại tang lễ có mặt nhiều trí thức người Việt từng du học và sinh sống tại Pháp. Cũng như hầu hết những người Việt đấu tranh vì tự do và nhân quyền cho Việt Nam cùng nhiều phóng viên thuộc các cơ quan truyền thông Việt ngữ và nhiều người ái mộ đã đến tham dự, tiễn biệt cựu ký giả Bùi Tín về chốn vĩnh hằng.
Tại tang lễ, đại diện của nhiều hội đoàn, bạn bè thân hữu đã chia sẻ những hồi ức và cảm nghĩ về nhà báo Bùi Tín.
Vào lúc 11 giờ 30 lễ cầu siêu theo nghi thức Phật giáo đã do Thượng Tọa Thích Quảng Đạo chủ trì. Đến 12 giờ 30 linh cữu nhà báo Bùi Tín được hỏa táng theo di nguyện.
Quang cảnh tang lễ cựu ký giả Bùi Tín. (Hình: Navaz Mouhamadaly)
Nhà báo kỳ cựu Bùi Tín qua đời ở Paris, Pháp, lúc 1 giờ 25 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Bảy, 11 Tháng Tám, hưởng thọ 91 tuổi.
Theo Wikipedia.org, ông Bùi Tín, bút danh Thành Tín, là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, và từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, và từng là đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt).
Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, từng là Thượng Thư Bộ Hình của triều đình Huế và từng là chủ tịch Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt).
Ông học ở Huế. Trong Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông trở thành người hoạt động chính trị về mặt báo chí. Sau đó ông gia nhập Việt Minh, nhập ngũ năm 18 tuổi, vừa cầm súng và vừa viết cho báo Quân Đội Nhân Dân với bút danh Thành Tín.
Ông cũng từng phỏng vấn các tù binh Mỹ bị bắt ở miền Bắc trong thời chiến tranh Việt Nam.
Ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông có mặt ở Dinh Độc Lập, Sài Gòn, với tư cách phóng viên chiến trường.
Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, và làm đến phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật.
Tháng Chín, 1990, ông sang Pháp dự hội hàng năm của báo L’Humanité (Nhân Đạo, báo của đảng Cộng Sản Pháp), rồi quyết định xin tị nạn tại đây.
Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo đảng CSVN mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng Cộng Sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chế độ Cộng Sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam.
Ông cũng cộng tác với nhiều tờ báo và cơ quan truyền thông, mà sau cùng là Ban Việt Ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Ký giả Bùi Tín là tác giả nhiều cuốn sách tố cáo thực chất của chế độ CSVN, như Hoa Xuyên Tuyết (1991), Mặt Thật (1995)… (UV)
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/thi-hai-nha-bao-bui-tin-duoc-hoa-tang-tai-paris/




Bui Tin, a writer and former colonel of North Vietnam, speaks about Ho Chi Minh and the Vietnam War. This interview is part of the ...



Bui Tin, a writer and former colonel of North Vietnam, speaks about Ho Chi Minh and the Vietnam War. This interview is part of the ...



Ông Bùi Tín lý giải các góc độ trận Mậu Thân


Nhà báo BBC Đỗ Văn nhớ về Đại tá Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín và Học Giả Đỗ Thông Minh tại Paris: Những điều chưa kể.

PHỎNG VẤN CỰU ĐẠI TÁ CSVN BÙI TÍN, MỘT ĐẢNG VIÊN CS KỲ CỰU, PHẢN TỈNH SAU 60 NĂM THEO CS

PV Nhà báo Bùi Tín sau ĐH 11 Đảng CSVN (Phần 3)

1 Buoi chat van Cưu DT Bui Tin thu vi

Người Việt TV Phỏng vấn nhà báo Bùi Tín Kỳ 1(2/2)


Ông Bùi Tín lý giải các góc độ trận Mậu Thân

BBC News Tiếng Việt
153K weergaven

BUI TIN XAC NHAN CO 5 TEN BCT THEO TRUNG QUOC

VFC - Phỏng vấn Bùi Tín - 2014

Geen opmerkingen:

Een reactie posten