zondag 12 augustus 2018

Không gian: NASA phóng thành công phi thuyền thăm dò..."hào quang" mặt trời Parker + Chinh phục không gian : Robot thay thế con người ? + Châu Âu chinh phục sao Hỏa




Không gian: NASA phóng thành công phi thuyền thăm dò khí quyển mặt trời


mediaParker, phi thuyền thám hiểm mặt trời đầu tiên của nhân loại, được phóng lên không gian ngày 12/08/2018 từ trung tâm khôn gian Kennedy ở Canaveral, bang Florida, Mỹ.REUTERS/Mike Brown
Chậm hơn một ngày theo dự kiến, Parker, phi thuyền thám hiểm mặt trời đầu tiên của nhân loại đã được phóng lên không gian ngày 12/08/2018. Được trang bị hệ thống máy móc tối tân và vỏ bọc « công nghệ cao », Paker có nhiệm vụ tìm hiểu bí mật của hào quang mặt trời và vì sao « bão mặt trời » có thể tác động đến hệ thống điện của trái đất.
Hỏa tiển Delta IV-Heavy đã rời dàn phóng ở Cap Canaveral, bang Florida, Mỹ, vào lúc 7 giờ 30 giờ quốc tế mang theo một phi thuyền có khả năng xuyên qua khí quyển mặt trời, một « bửu bối » của NASA và cộng đồng khoa học gia quốc tế, trị giá 1,5 tỷ đô la.
Nhiệm vụ của Parker rất rõ ràng : Chứng tỏ phi thuyền đầu tiên của nhân loại có khả năng đương đầu với điều kiện khắc nghiệt của hào quang mặt trời và một phần khí quyển có sức nóng gấp 300 lần nhiệt độ tại mặt trời. Trong phi vụ kéo dài 7 năm, Parker, to bằng một chiếc xe du lịch, với vỏ bọc bằng « carbon tổng hợp » chịu sức nóng 1.400 độ C, sẽ bay cách mặt trời 6,2 triệu km, xuyên qua vòng hào quang vành đai 24 lần.
Ngoài kỳ công về công nghệ, những khám phá của phi thuyền Parker sẽ có giá trị then chốt. Đó là tìm hiểu vì sao vành đai hào quang của mặt trời nóng hơn 300 lần nhiệt độ mặt trời và vì sao các phân tử năng lượng của mặt trời gây ra bão điện từ trường có thể làm rối loạn hệ thống dẫn điện tại địa cầu, cách mặt trời 150 triệu km.
Một tín hiệu cho thấy tầm quan trọng của phi vụ thám hiểm mặt trời là lần đầu tiên tên của một nhà khoa học còn tại thế được NASA chọn để đặt tên cho phi thuyền. Eugene Parker, nhà vật lý không gian nổi tiếng năm nay 91 tuổi, là cha đẻ của thuyết « gió mặt trời siêu thanh » năm 1958.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180812-khong-gian-nasa-phong-thanh-cong-phi-thuyen-tham-do-khi-quyen-mat-troi

Tàu thăm dò NASA bắt đầu sứ mệnh lịch sử 'chạm vào Mặt Trời'

Xem thông tin chi tiết
00:00
00:00
NASA phóng tàu thăm dò tiến sát Mặt Trời 3h31 ngày 12/8 (giờ địa phương), tàu thăm dò Mặt Trời Parker đã được phóng thành công từ trạm Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ, nhằm thực hiện sứ mệnh khám phá vành nhật hoa.
Fox News đưa tin tên lửa Delta IV mang phi thuyền thăm dò Mặt Trời Parker đã được phóng thành công từ trạm Mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ, vào lúc 3h31 ngày 12/8 (giờ địa phương). Theo dự kiến, tàu Parker sẽ đến Mặt Trời vào tháng 11/2018.
Trước đó, kế hoạch phóng tàu thăm dò Mặt Trời được NASA lên lịch trình vào ngày 11/8, nhưng bị hoãn 24 giờ do trục trặc kỹ thuật.
Trong hành trình lịch sử tiến gần Mặt Trời hơn bất cứ tàu vũ trụ nào trước đây, phi thuyền Parker sẽ phải chống chọi với nhiệt độ và bức xạ khủng khiếp phát sinh từ Mặt Trời, ngôi sao cách Trái Đất gần 150 triệu km.
Tên lửa Delta IV mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA rời khỏi mặt đất. Ảnh: NASA.
Tàu Parker sẽ thực hiện nhiệm vụ thăm dò vành nhật hoa, khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời, ở vị trí cách Mặt Trời khoảng 6,16 triệu km, gần hơn gấp 7 lần so với tàu vũ trụ Helios 2 được phóng năm 1976.
Để chịu mức nhiệt lên đến 1.400 độ C, tàu Parker được bảo vệ bởi lớp vỏ dày 11,43 cm, nhiệt độ bên trong tàu sẽ được duy trì trong khoảng 29 độ C.
Chiếc tàu thám hiểm Mặt Trời của NASA sẽ dần thu hẹp khoảng cách với Mặt Trời trong vòng 7 năm, dự kiến đến gần ngôi sao này nhất vào năm 2024. Tàu Parker đồng thời lập kỷ lục là vật thể nhân tạo nhanh nhất trong vũ trụ khi di chuyển với vận tốc 193.000 m/s.
Vành nhật hoa có thể được nhìn thấy bằng mắt thường trong quá trình diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần. Trong điều kiện bình thường, vành này thường bị ánh sáng Mặt Trời che khuất.
Khi thám hiểm vành nhật hoa, con tàu vũ trụ được đặt theo tên tiến sĩ Eugene Parker, người tiên phong trong lĩnh vực vật lý Mặt Trời, sẽ cung cấp nguồn thông tin vô giá về ngôi sao cung cấp nhiệt và ánh sáng, tạo nên sự sống cho Trái Đất.
Mục tiêu chính của chuyến thăm dò lần này là hé lộ bí mật về vành nhật hoa, khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời. Khu vực này không chỉ nóng gấp 300 lần bề mặt Mặt Trời mà còn là nơi tán xạ bức xạ điện từ, gây ra bão Mặt Trời thường làm tê liệt mạng lưới điện trên Trái Đất.
“Mặt Trời ẩn chứa nhiều điều huyền bí. Chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi biết những câu hỏi mà mình muốn trả lời”, Nicky Fox, nhà khoa học trong dự án thuộc Phòng Thí nghiệm Vật lý Ứng dụng, Đại học Johns Hopkins, chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết
  • Quảng cáo
    Không gián đoạn video
  • Tốc độ
    Bình thường
  • Quảng cáo
  • Tắt
  • Gián đoạn videoTùy chọn này giúp giảm số lượng quảng cáo ban đầu, tuy nhiên trong lúc xem sẽ bị gián đoạn bởi các quảng cáo khác.
  • ✓ 
    Không gián đoạn videoTuỳ chọn này giúp trải nghiệm trong lúc xem của bạn tốt hơn, tuy nhiên số lượng quảng cáo phải xem trước video có thể sẽ gây phiền.
  • Tốc độ
  • 0.25x
  • 0.5x
  • Bình thường
  • 1.25x
  • 1.5x
  • 2x
  • 3x
Tàu vũ trụ Thiên Châu 1 ghép thành công với trạm Thiên Cung 2 Tàu chở hàng đầu tiên của Trung Quốc Thiên Châu 1 đã lần đầu ghép nối thành công với trạm Thiên Cung 2 vào ngày 22/4, 2 ngày sau khi được phóng từ trạm vũ trụ ở tỉnh Hải Nam.

Chuyến bay lịch sử đến Mặt Trời của NASA bị hoãn 24 giờ

Phi thuyền của NASA, dự định bay thẳng về hướng Mặt Trời trong nhiệm vụ thâm nhập bầu khí quyển sôi sục xung quanh ngôi sao này, đã bị hoãn thêm 24 giờ.

NASA đếm ngược tới giờ phóng tàu vũ trụ đầu tiên chạm tới Mặt Trời

Tàu thăm dò Mặt Trời Parker sẽ bắt đầu sứ mệnh tiếp cận Mặt Trời ở khoảng cách gần nhất trong lịch sử vào lúc 14h33 ngày 11/8 (giờ Hà Nội).
Chi Mai 

https://news.zing.vn/tau-tham-do-nasa-bat-dau-su-menh-lich-su-cham-vao-mat-troi-post868212.html



Chinh phục không gian : Robot thay thế con người ?


mediaMô hình Robot Philæ được trưng bày tại Thành phố không gian ở Toulouse.AFP PHOTO / REMY GABALDA
Trong khi các báo ra hôm nay đều tập trung vào các đề tài chính trị Pháp, với công cuộc tái thiết đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến châu Phi, hay sự kiện Liên hiệp Châu Âu quyết định cho phép sử dụng thêm 5 năm nữa thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp Glysophate, đang gây tranh cãi vì gây độc hại cho môi trường, trang Ý kiến và Tranh luận của nhật báo Les Echos (28/11/2017) có bài về cuộc chinh phục không gian với câu hỏi hình ảnh thú vị : « Liệu robot có đuổi con người ra khỏi không gian ? »
Trong khi tiến bộ khoa học công nghệ tiến nhanh đến chóng mặt như ngày nay, các robot ngày càng trở nên tinh xảo, tự chủ, liệu con người có còn vai trò gì trong cuộc chinh phục vũ trụ ? Đây cũng là vấn đề được đặt ra tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) hôm Chủ Nhật 26/11 vừa rồi với chủ đề « Còn gì để khám phá ? ».
Theo Les Echos, trong cuộc chinh phục vũ trụ, « con người hay robot » không phải là một câu hỏi mới. Nó vẫn luôn được đặt ra, nhưng ngày càng được quan tâm. Theo nhà vật lý thiên văn Sylvestre Maurice, phụ trách phần trang bị cho tàu đổ bộ nghiên cứu sao Hỏa nổi tiếng Curiosity của NASA, thì « cả hai yếu tố bổ trợ cho nhau, chúng ta vẫn cần cả con người và robot ».
Les Echos viết: "Những bước đi đầu tiên của Neil Armstrong trên mặt trăng là một minh họa rõ nét. Trước Armstrong và 11 người khác lui tới mặt trăng từ 1969 đến 1972, Mỹ và Nga đã mở đường bằng hàng loạt các chuyến bay không người lên cung trăng. Không có các máy thăm dò Lunar Orbiter hay Surveyor thu thập dữ liệu thông tin về mặt trăng, thì chuyến đáp xuống mặt Trăng của tàu Appollo chắc chắn sẽ không có."
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là làm các thực nghiệm khoa học qua máy móc từ những nơi xa xôi như sao Hỏa cũng có giới hạn nhất định. Ở khía cạnh này, con người mới là công cụ tốt nhất.
Nhà khoa học Sylvestre Maurice lý giải: « Các mẫu đất trên mặt Trăng được các các máy thăm dò Luna của Liên Xô mang về một cách máy móc. Không phải ngẫu nhiên mà các mẫu tốt nhất mà chúng ta có được chính lại là do bàn tay con người lựa chọn… đó là những mẫu của nhà địa chất học Harrison Schmitt trên con tàu Apollo 17 ».
Mặt khác, Les Echos lý giải vai trò của con người trong công cuộc chinh phục vũ trụ còn mang ý nghĩa chính trị. Những chuyến bay hỗn hợp các phi hành gia nhiều nước, Trạm Không gian Quốc tế ISS đã góp phần làm hòa dịu quan hệ đông-tây.
Bài viết cho rằng, đúng là đưa người vào vũ trụ rất tốn kém. Một chuyến bay có người đắt tiền và phức tạp hơn rất nhiều chuyến bay không người. Nhưng trái lại các chuyến bay có người thu hút sự quan tâm và phấn khích của công chúng nhiều hơn chuyến bay đơn thuần của máy móc. Tuy nhiên, với những cuộc chinh phục nơi xa thẳm như sao Hỏa thì một chuyến bay có người là chưa thể có được. Trước mắt vẫn robot vẫn đóng vai trò chính để giúp con người khám phá những vô số những trở ngại trên con đường rất dài đó.
Con người khó lặp lại được kỳ tích đầu tiên
Les Echos còn đặt ra vấn đề khá thú vị khác: Máy tính dùng cho con tàu Apollo chạy chậm hơn so với chiếc máy tính xách tay của chúng ta hiện nay 100 nghìn lần. Một câu hỏi được đặt ra là với thiết bị thô sơ mà người Mỹ đã làm thành công năm 1969, liệu chúng ta sẽ có khả năng làm lại trong năm 2017 hay không ? Đáng ngạc nhiên câu trả lời là không, theo ông Sylvestre Maurice. Vị chuyên gia này cho rằng việc đưa người lên mặt trăng hay sao Hỏa cần phải hội đủ những yếu tố thuận lợi như : Kiến thức chuyên môn của con người, nhà máy, quyết tâm chính trị, ngân sách. Các yếu tố này giờ đây không hội đủ.
Trung Quốc kéo dài « con đường tơ lụa » đến Đông Âu
Một thời sự kinh tế được báo Pháp chú ý nhiều là cuộc họp giữa thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với 16 nước Đông Âu diễn ra ngày hôm qua (27/11) tại Hungary, một thành viên ngang bướng của Liên Hiệp Châu Âu.
Diễn đàn kinh tế tại Budapest thể hiện rõ tham vọng bành trướng sang châu Âu của Bắc Kinh. Le Figaro nhận định khái quát qua hàng tựa : « Bắc Kinh trải dài những « con đường tơ lụa mới của mình » qua Đông Âu. Việc thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được đón tiếp long trọng trong một diễn đàn kinh tế quy tụ lãnh đạo chính phủ và các bộ trưởng của 16 nước Đông Âu, trong đó nhiều nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu cho thấy Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đang đi từng bước, có phương pháp để « củng cố vị thế và ảnh hưởng tại Trung và Đông Âu ».
Một lần nữa Trung Quốc lại chơi bài vung tiền để lôi kéo. Hôm qua, thủ tướng Lý Kkhắc Cường thông báo dành 3 tỷ euro đầu tư vào các quốc gia Đông Âu. Một chi tiết khác cũng được le Figaro chú ý: Việc chọn thủ đô Hungary là nơi diễn ra cuộc họp cũng không hề ngẫu nhiên chút nào.
Hungary của thủ tướng Viktor Orban là nước châu Âu cởi mở nhất với đầu tư Trung Quốc và cũng là thành viên hay chống đối lại những chủ trương của Bruxelles nhất. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto được Le Figaro trích dẫn đã khẳng định : « Trong vùng này, chúng tôi nhìn thấy vai trò lớn của Trung Quốc trong trật tự thế giới mới như là một cơ hội chứ không phải là một đe dọa ».
Còn thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras, trong bài phỏng vấn của Le Figaro hôm 24/11 thì lý giải sự hấp dẫn Trung Quốc: « Châu Âu vẫn chỉ ưu tiên phạt Hy Lạp bằng áp đặt chính sách kham khổ mà chẳng đầu tư gì. Với các nước khác thì Hy Lạp rất cuốn hút, vì thế người Trung Quốc đã nắm bắt cơ hội này để đầu tư ».
Theo le Figaro, năm 2016, tập đoàn hàng hải Cosco của Trung Quốc đã kiểm soát cảng Pirée chiến lược của Hy Lạp. Để chuyển được đống của cải « made in China » đến tận trung tâm châu Âu, Bắc Kinh chuyển cấp vốn để hiện đại hóa trục đường sắt nối cảng Pirée-Budapest.
Tờ báo nhận định, « các đầu tư Trung Quốc vào hạ tầng cơ sở ( sân bay, cảng biển, đường sắt) ở châu Âu nằm trong chiến lược « Một con đường, một vành đai » hay còn được gọi bằng một cái tên mỹ miều hơn là "con đường tơ lụa mới" ».
Để thực thi ý đồ lớn này, Trung Quốc đang dệt lên tấm vải của họ không chỉ bằng tiền tỷ mà cả bằng các điểm chuyển tiếp ảnh hưởng mà các nhà ngoại giao ngày nay vẫn thường gọi là "quyền lực mềm". Một thí dụ là tuần trước, Trung Quốc và Bulgari đã kết hợp thành lập trung tâm nghiên cứu về cơ sở hạ tầng giao thông tại Sofia, trong khi mà tại đất nước Đông Âu này đã có 11 cơ sở, tổ chức của Trung Quốc.
Le Figaro dẫn số liệu của Viện Mercator nghiên cứu Trung Quốc cho biết: Đầu tư Trung Quốc năm ngoái đổ vào Liên Hiệp Châu Âu đạt 35 tỷ euro. Hơn 2/3 số này là từ các doanh nghiệp Nhà nước nhằm phục vụ tham vọng lớn của Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171128-chinh-phuc-khong-gian-robot-con-nguoi-qt



Châu Âu chinh phục sao Hỏa


mediaSơ đồ hạ cánh của tàu đổ bộ Schiaparelli xuống sao Hỏa.Ảnh : European Space Agency
Sao Hỏa, hành tinh gần Trái đất nhất trong hệ Mặt trời, ám ảnh nhân loại từ hàng nghìn năm nay. Kể từ khi công nghệ không gian phát triển trong những năm 1960, đã có khoảng 40 cuộc thám hiểm, nhưng đa số thất bại. Tiếp theo cuộc đổ bộ lịch sử năm 2012 của Hoa Kỳ, đến lượt sứ mạng ExoMars của châu Âu đưa phi thuyền lên hành tinh Đỏ, tìm kiếm các điều kiện cho sự sống. Cuộc hạ cánh của tàu đổ bộ Schiaparelli hôm nay, 19/10/2016, vào khoảng 14g42 giờ quốc tế, tức 16g42 giờ Paris, rất được trông đợi.
Được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Proton của Nga tại sân bay vũ trụ Baikonour (Kazakhstan) hồi tháng 3/2016, vượt gần 500 triệu cây số trong vòng bảy tháng, phi thuyền TGO (Trace Gas orbiter), do châu Âu và Nga phối hợp sản xuất, đã đến khu vực ngoại vi sao Hỏa hôm chủ nhật, 16/10. Tàu đổ bộ Schiaparelli tách khỏi phi thuyền mẹ hướng về bề mặt sao Hỏa.
Đưa được Schiaparelli, với trọng lượng 577 kg, hạ cánh an toàn là một thách thức rất lớn về kỹ thuật. Cho đến nay, chỉ có người Mỹ đã thành công. Cách nay 13 năm, phi thuyền châu Âu Mars Express đã từng thả một tàu đổ bộ xuống sao Hỏa nhưng sau đó bị mất tín hiệu.
Tàu đổ bộ đổ phải vượt thêm một triệu km trong vòng ba ngày. Riêng thời gian xuyên qua bầu khí quyển của sao Hỏa chỉ kéo dài khoảng 6 phút, nhưng đó là 6 phút vô cùng gian nan.
Cách bề mặt sao Hỏa khoảng 120 km, con tàu rớt với tốc độ khoảng 21.000 km/giờ. Tàu sẽ giảm tốc trước hết nhờ một hệ thống lá chắn nhiệt (Thermal Protection system), sau đó một dù lớn sẽ mở ra và cuối cùng là 9 tên lửa đẩy lùi giúp tàu giảm tốc xuống mức gần như bằng không.
Cuộc đổ bộ rất khó khăn
Đến sát mặt đất, vận tốc của tàu gần như bằng không, và tàu sẽ rơi tự do ở độ cao từ một đến hai mét. Theo một chuyên gia của tập đoàn Pháp-Ý Thales Alenia Space phụ trách kỹ thuật cho cuộc chinh phục này, thì với lực hấp dẫn bằng khoảng 1/3 trên Trái đất, rơi từ một đến hai mét tương đương với khoảng 25 centimet trên Trái đất.
Theo nhà vũ trụ học François Forget, giám đốc nghiên cứu CNRS, Pháp, trong quá khứ thất bại trong việc hạ cánh tàu đổ bộ là rất phổ biến, do việc toàn bộ quá trình được vận hành theo chuỗi, « một trục trặc duy nhất » là đủ để hỏng việc.
Cuộc hạ cánh được các trạm vô tuyến viễn vọng trên Trái đất theo sát. Về nguyên tắc, một vô tuyến viễn vọng của Ấn Độ sẽ là nơi đầu tiên nhận được tín hiệu, 10 phút sau khi tàu hạ cánh, tức thời gian tín hiệu truyền về Trái đất.
Tàu đổ bộ Schiaparelli sẽ hạ xuống vùng đồng bằng xích đạo của sao Hỏa, mang tên « Meridiani Planum ». Con tàu nhỏ này có trang bị một trạm đo thời tiết, để thu nhận các thông tin về áp suất, nhiệt độ, tốc độ gió cũng như trường điện từ xung quanh bề mặt sao Hỏa. Điều có thể khiến nhiều người thất vọng là tàu đổ bộ Schiaparelli sẽ chỉ hoạt động tối đa là 8 ngày, bởi con tàu chỉ được trang bị một bộ dự trữ điện dùng một lần.
Thực ra, châu Âu và Nga coi chuyến thám hiểm này là một bước đệm. Năm 2020, hai bên sẽ phối hợp đưa lên sao Hỏa một tàu tự hành lớn, nhờ các kinh nghiệm của Schiaparelli. Con tàu sẽ tiến hành nhiều hoạt động khoan thăm dò để tìm kiếm các dấu vết của vi khuẩn trên hành tinh Đỏ.
Schiaparelli chỉ là một phần trong sứ mạng của ExoMars, phi thuyền mẹ TGO sẽ ở lại trên quỹ đạo sao Hỏa trong một thời gian dài. Năm 2018, TGO sẽ bắt đầu hoạt động. Một trong những nhiệm vụ của phi thuyền là « đánh hơi » bầu khí quyển sao Hỏa để xác định các dấu vết của khí methan, yếu tố cho thấy sự hiện diện của một hình thức sự sống nhất định trên hành tinh Đỏ.
Cùng với đài vô tuyến viễn vọng Ấn Độ, như đã nói ở trên, phi thuyền Mars Express của châu Âu – quay xung quanh sao Hỏa từ 2003 - cũng theo sát cuộc hạ cánh lịch sử này. Theo các chuyên gia, vào ban đêm, phi thuyền mẹ TGO sẽ ghi nhận chính xác hơn các dữ liệu từ Schiaparelli.
Một mục tiêu lớn của các cuộc thám hiểm là nhằm chuẩn bị cho cuộc du hành của con người tới hành tinh Đỏ. Hồi tuần trước, tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Hoa Kỳ quyết tâm đưa người lên sao Hỏa trong những năm 2030, và đưa họ trở về nhà an toàn. Theo Obama, « bước tiến khổng lồ » này sẽ được thực hiện nhờ hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân.
Về kế hoạch này, chuyên gia Pháp François Forger, CNRS, giải thích với AFP là « từ nhiều thập niên nay, người ta thường xuyên nói trong hai mươi năm nữa sẽ đưa người lên sao Hỏa, với hy vọng NASA, cơ quan không gian Mỹ, sẽ được cấp nhiều tiền hơn ». Điều thay đổi rất lớn, theo nhà nghiên cứu Pháp, « là giờ đây người ta lập kế hoạch dựa trên những khả năng thực sự của NASA, trong sự phối hợp có thể có với các đối tác nước ngoài, với một ngân sách gần như ổn định ».
Kế hoạch du lịch sao Hỏa 2024 của Elon Musk
Khát vọng sớm chinh phục sao Hỏa đã có một người phất cờ mới. Đó là triệu phú Elon Musk, người sáng lập công ty SpaceX. Cuối tháng 9/2016, ông công bố dự án xây dựng « một thành phố » trên sao Hỏa. Ông tỏ ra « lạc quan » về khả năng tiến hành chuyến bay đầu tiên đưa người lên sao Hỏa vào năm 2024, hành trình dự kiến kéo dài một năm. Elon Musk cũng cho biết vé cho một chỗ đi sao Hỏa là 100.000 đô la. Một chuyến đi của phi thuyền sẽ chở được khoảng 100 hành khách.
Theo Elon Musk, với sự phát triển của các công nghệ mới cho phép phi thuyền trở lại Trái đất sao mỗi chuyến đi, giá thành của việc đi lại lên sao Hỏa sẽ hạ xuống rất nhanh. Mục tiêu của lãnh đạo công ty Space X là đưa hàng  triệu người Trái đất lên sinh sống trên sao Hỏa.
Trở lại với các hoạt động chinh phục sao Hỏa trong hiện tại. Hiện nay, có tổng cộng năm phi thuyền đang ở trên quỹ đạo sao Hỏa. Ngoài phi thuyền châu Âu Mars Express, là 3 phi thuyền Mỹ Mars Odyssey hoạt động từ năm 2001, và hai phi thuyền đến sau này là Marc Reconnaissance Orbiter (MRO), từ năm 2006 và Maven, 2014.
Ấn Độ cũng có mặt trong nhóm các cường quốc sao Hỏa, với phi thuyền Mars Orbiter Mission hoạt động từ năm 2013.
Sao Hỏa đang trở thành đích ngắm của các cường quốc không gian. Trung Quốc có kế hoạch đưa một phi thuyền tới sao Hỏa vào khoảng năm 2020. Ngay cả Các tiểu vương quốc Ả Rập cũng tuyên bố sẽ gửi một phi thuyền nhỏ đi sao Hỏa.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161019-chau-au-chinh-phuc-sao-hoa

Geen opmerkingen:

Een reactie posten