(An Ninh Quốc Phòng) - Năm 2015, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều loại vũ khí mới, trong đó có tên lửa hiện đại, tạo sự thay đổi về chất, đáp ứng yêu cầu của Quân đội trong giai đoạn mới.
Tự chủ vũ khí trang bị là chủ trương lớn của Quân đội ta, để làm được điều này, trong những năm qua, nên công nghiệp quốc phòng đã có những sự phát triển vượt bậc. Năm 2015 đã đánh dấu một bước phát triển mới với nhiều thành tựu nổi bật.
Công nghiệp tên lửa – bùng nổ
Tên lửa diệt hạm KCT-15 được giới thiệu không chỉ gây bất ngờ lớn với đa phần bạn đọc yêu quân sự trong nước và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia quân sự nước ngoài.
Mặc dù chưa có thông số kỹ thuật và tiến độ triển khai bắn thử, đưa vào sản xuất loạt để trang bị cho Quân đội ta, nhưng có thể thấy KCT-15 được phát triển trên cơ sở một trong những loại tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay là Kh-35.
Rất có thể từ viên gạch ban đầu là KCT-15, sẽ có nhiều biến thể được phát triển như tên lửa bờ, tên lửa không đối hạm, tên lửa hành trình đối đất,… góp phần nâng cao sức sẵn sàng chiến đấu và tạo sự răn đe nhất định, khiến các thế lực thù địch phải chùn bước.
Trước đó, các nhà máy thuộc Tổng cục CNQP đã làm chủ công nghệ lắp ráp tên lửa phòng không tầm thấp Igla trên cơ sở chuyển giao công nghệ của nước bạn. Đồng thời, nhiều bộ phận quan trọng đã được nghiên cứu chế tạo thành công như nhiên liệu phóng, pin…
Nội địa hóa thành công tên lửa phòng không tầm thấp cho phép trong tương lai gần, các tổ hợp tên lửa Strela-2 và Strela-2M đã “luống tuổi” sẽ được thay thế bằng thế hệ tên lửa mới hơn, có khả năng kháng nhiễu và mồi bẫy tốt hơn, nâng cao xác suất trúng đích.
Gần đây nhất, bên lề Đại hội XII, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã hé lộ về khả năng Tập đoàn này sẽ chế tạo tên lửa phòng không hiện đại.
Chắn chắn rằng với tiềm lực con người, công nghệ, cơ sở vật chất và đặc biệt nguồn tài chính dồi dào, Viettel sẽ sớm cho ra đời các tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh phóng thẳng đứng hiện đại.
Đóng tàu quân sự – tiến nhanh và vững chắc
2015 là một năm thành công rực rỡ của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam. Các Dự án đóng tàu cho Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng và Kiểm ngư đều đạt và vượt tiến độ.
Ngày 24/09/2015, 2 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya (tàu M) số hiệu 379 và 380 do Tổng công ty Ba Son thi công đã chính thức được thượng cờ và bàn giao cho Hải quân. Đây là cặp tàu M thứ hai với tiến độ thi công được rút ngắn đáng kể so với cặp đầu tiên.
Các tàu Molniya có khả năng tác chiến độc lập hoặc trong đội hình nhóm tàu, với hỏa lực mạnh, số lượng lớn đủ sức giải quyết nhanh trận đánh then chốt.
Trong 5 năm qua, Tổng công ty Ba Son đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực. Tính chung cho chương trình đóng 6 tàu M, dự kiến tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Với tổng số vốn 4.725 tỷ đồng đầu tư từ nguồn tăng thu, giảm chi ngân sách TW năm 2013, chỉ trong vòng hơn 1 năm, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và BQP, đã có 7 con tàu hiện đại được hoàn thành bàn giao cho CSBVN.
Trong đó, có 2 tàu DN-2000, 4 tàu tuần tra TT-400, 01 tàu vận tải đa năng, được các nhà máy lớn, có đủ năng lực, kinh nghiệm thi công với tiến độ nhanh nhất có thể.
Điển hình là việc hạ thủy gần như đồng thời 2 tàu tuần tra đa năng lớp DN-2000 với thời gian chỉ sau tròn 1 năm, phá vỡ mọi kỷ lục về tiến độ trước đó.
Vũ khí bộ binh – nhiều đột phá mới
Nhà máy Z111 với dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE thế hệ mới được chuyển giao từ Israel đã gấp rút hiệu chỉnh để đi vào sản xuất, nhanh chóng cung cấp 7.000 khẩu súng bộ binh hiện đại phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành 2/9/2015.
Như vậy có thể thấy, chỉ trong một thời gian ngắn, Z111 với năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế đã bằng mọi cố gắng sản xuất một lượng lớn súng bộ binh hiện đại, gồm cả phiên bản dành cho các lực lượng đặc biệt.
Giữa tháng 9/2015, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức bắn trình diễn 10 loại vũ khí mới tự nghiên cứu, chế thử. Trong đó có nhiều loại vũ khí lục quân hiện đại, đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa lục quân.
Trong năm qua, cùng lúc có tới 4 loại pháo mới được Bộ Quốc phòng giới thiệu, đó là 2 phiên bản pháo phòng không cải tiến trên cơ sở pháo ZU-23, pháo 105mm cơ động và pháo phản lực BM-21-1 cải tiến.
Mặc dù không phải là vũ khí hoàn toàn mới, nhưng qua nâng cấp, các cỗ pháo này như được “sinh ra lần thứ hai” với nhiều tính năng vượt trội so với nguyên bản.
Tất cả các vũ khí trên đều vũ khí được nghiên cứu, sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình tác chiến, cách đánh của Quân đội ta.
Khí tài thông tin, trinh sát, quản lý vùng trời hiện đại
Đây là một năm bứt phá của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel với việc trình làng Hệ thống quản lý vùng trời VQ-01M và 2 hệ thống radar hiện đại “Made in Vietnam”, gồm đài radar bắt thấp VRS-2DM và đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét VRS-M2D.
VRS-2DM là đài radar 2D cảnh giới bắt thấp, cơ động cao dùng để cảnh giới vùng trời quốc gia và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.
VRS-M2D là đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét 2 tọa độ (2D), dùng để phát hiện các mục tiêu trên không trong vùng phủ sóng của đài và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.
Được biết, trên Thế giới hiện nay mới chỉ có 8 nước phát triển tự nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia.
Bên cạnh đó, Viettel cũng sản xuất nhiều thiết bị thông tin liên lạc hiện đại với giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia phát triển, giúp tiết kiệm một lượng lớn ngân sách nếu phải nhập khẩu.
Ngoài ra, trong năm 2015, radar băng sóng mét RV-02 do Việt Nam chế tạo đã được nghiệm thu và đưa vào trang bị cho các trạm radar, bước đầu phát huy hiệu quả rất tốt, góp phần “không để Tổ quốc bất ngờ vì những tình huống trên không”.
Hy vọng, với những “bản lề” vững chắc đã đạt được trong năm 2015 vừa qua, năm 2016 và những năm tiếp theo, CNQP Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ và đạt thêm nhiều thành tựu mới.
(Theo Thế giới trẻ)
Tự chủ vũ khí trang bị là chủ trương lớn của Quân đội ta, để làm được điều này, trong những năm qua, nên công nghiệp quốc phòng đã có những sự phát triển vượt bậc. Năm 2015 đã đánh dấu một bước phát triển mới với nhiều thành tựu nổi bật.
Công nghiệp tên lửa – bùng nổ
Tên lửa diệt hạm KCT-15 được giới thiệu không chỉ gây bất ngờ lớn với đa phần bạn đọc yêu quân sự trong nước và thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia quân sự nước ngoài.
Mặc dù chưa có thông số kỹ thuật và tiến độ triển khai bắn thử, đưa vào sản xuất loạt để trang bị cho Quân đội ta, nhưng có thể thấy KCT-15 được phát triển trên cơ sở một trong những loại tên lửa chống hạm tiên tiến nhất của Nga hiện nay là Kh-35.
Rất có thể từ viên gạch ban đầu là KCT-15, sẽ có nhiều biến thể được phát triển như tên lửa bờ, tên lửa không đối hạm, tên lửa hành trình đối đất,… góp phần nâng cao sức sẵn sàng chiến đấu và tạo sự răn đe nhất định, khiến các thế lực thù địch phải chùn bước.
Trước đó, các nhà máy thuộc Tổng cục CNQP đã làm chủ công nghệ lắp ráp tên lửa phòng không tầm thấp Igla trên cơ sở chuyển giao công nghệ của nước bạn. Đồng thời, nhiều bộ phận quan trọng đã được nghiên cứu chế tạo thành công như nhiên liệu phóng, pin…
Nội địa hóa thành công tên lửa phòng không tầm thấp cho phép trong tương lai gần, các tổ hợp tên lửa Strela-2 và Strela-2M đã “luống tuổi” sẽ được thay thế bằng thế hệ tên lửa mới hơn, có khả năng kháng nhiễu và mồi bẫy tốt hơn, nâng cao xác suất trúng đích.
Gần đây nhất, bên lề Đại hội XII, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã hé lộ về khả năng Tập đoàn này sẽ chế tạo tên lửa phòng không hiện đại.
Chắn chắn rằng với tiềm lực con người, công nghệ, cơ sở vật chất và đặc biệt nguồn tài chính dồi dào, Viettel sẽ sớm cho ra đời các tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh phóng thẳng đứng hiện đại.
Đóng tàu quân sự – tiến nhanh và vững chắc
2015 là một năm thành công rực rỡ của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam. Các Dự án đóng tàu cho Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng và Kiểm ngư đều đạt và vượt tiến độ.
Ngày 24/09/2015, 2 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya (tàu M) số hiệu 379 và 380 do Tổng công ty Ba Son thi công đã chính thức được thượng cờ và bàn giao cho Hải quân. Đây là cặp tàu M thứ hai với tiến độ thi công được rút ngắn đáng kể so với cặp đầu tiên.
Các tàu Molniya có khả năng tác chiến độc lập hoặc trong đội hình nhóm tàu, với hỏa lực mạnh, số lượng lớn đủ sức giải quyết nhanh trận đánh then chốt.
Trong 5 năm qua, Tổng công ty Ba Son đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực. Tính chung cho chương trình đóng 6 tàu M, dự kiến tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Với tổng số vốn 4.725 tỷ đồng đầu tư từ nguồn tăng thu, giảm chi ngân sách TW năm 2013, chỉ trong vòng hơn 1 năm, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và BQP, đã có 7 con tàu hiện đại được hoàn thành bàn giao cho CSBVN.
Trong đó, có 2 tàu DN-2000, 4 tàu tuần tra TT-400, 01 tàu vận tải đa năng, được các nhà máy lớn, có đủ năng lực, kinh nghiệm thi công với tiến độ nhanh nhất có thể.
Điển hình là việc hạ thủy gần như đồng thời 2 tàu tuần tra đa năng lớp DN-2000 với thời gian chỉ sau tròn 1 năm, phá vỡ mọi kỷ lục về tiến độ trước đó.
Vũ khí bộ binh – nhiều đột phá mới
Nhà máy Z111 với dây chuyền sản xuất súng bộ binh Galil ACE thế hệ mới được chuyển giao từ Israel đã gấp rút hiệu chỉnh để đi vào sản xuất, nhanh chóng cung cấp 7.000 khẩu súng bộ binh hiện đại phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành 2/9/2015.
Như vậy có thể thấy, chỉ trong một thời gian ngắn, Z111 với năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế đã bằng mọi cố gắng sản xuất một lượng lớn súng bộ binh hiện đại, gồm cả phiên bản dành cho các lực lượng đặc biệt.
Giữa tháng 9/2015, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tổ chức bắn trình diễn 10 loại vũ khí mới tự nghiên cứu, chế thử. Trong đó có nhiều loại vũ khí lục quân hiện đại, đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa lục quân.
Trong năm qua, cùng lúc có tới 4 loại pháo mới được Bộ Quốc phòng giới thiệu, đó là 2 phiên bản pháo phòng không cải tiến trên cơ sở pháo ZU-23, pháo 105mm cơ động và pháo phản lực BM-21-1 cải tiến.
Mặc dù không phải là vũ khí hoàn toàn mới, nhưng qua nâng cấp, các cỗ pháo này như được “sinh ra lần thứ hai” với nhiều tính năng vượt trội so với nguyên bản.
Tất cả các vũ khí trên đều vũ khí được nghiên cứu, sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình tác chiến, cách đánh của Quân đội ta.
Khí tài thông tin, trinh sát, quản lý vùng trời hiện đại
Đây là một năm bứt phá của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel với việc trình làng Hệ thống quản lý vùng trời VQ-01M và 2 hệ thống radar hiện đại “Made in Vietnam”, gồm đài radar bắt thấp VRS-2DM và đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét VRS-M2D.
VRS-2DM là đài radar 2D cảnh giới bắt thấp, cơ động cao dùng để cảnh giới vùng trời quốc gia và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.
VRS-M2D là đài radar cảnh giới tầm trung sóng mét 2 tọa độ (2D), dùng để phát hiện các mục tiêu trên không trong vùng phủ sóng của đài và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tên lửa phòng không.
Được biết, trên Thế giới hiện nay mới chỉ có 8 nước phát triển tự nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống cảnh giới vùng trời quốc gia.
Bên cạnh đó, Viettel cũng sản xuất nhiều thiết bị thông tin liên lạc hiện đại với giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia phát triển, giúp tiết kiệm một lượng lớn ngân sách nếu phải nhập khẩu.
Ngoài ra, trong năm 2015, radar băng sóng mét RV-02 do Việt Nam chế tạo đã được nghiệm thu và đưa vào trang bị cho các trạm radar, bước đầu phát huy hiệu quả rất tốt, góp phần “không để Tổ quốc bất ngờ vì những tình huống trên không”.
Hy vọng, với những “bản lề” vững chắc đã đạt được trong năm 2015 vừa qua, năm 2016 và những năm tiếp theo, CNQP Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ và đạt thêm nhiều thành tựu mới.
(Theo Thế giới trẻ)
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@nguyentandung.org
Chủ đề / Dòng sự kiện:
- Tàu ngầm Đà Nẵng về đến vịnh Cam Ranh
- Tàu ngầm Đà Nẵng về đến vịnh Cam Ranh
- Tàu ngầm Đà Nẵng đến vịnh Cam Ranh
- Tại sao Su-27SM và Su-30M2 của Sukhoi lại sơn cả cờ Việt Nam?
- Việt Nam làm chủ công nghệ huấn luyện mô phỏng tàu chiến
http://nguyentandung.org/cnqp-viet-nam-2015-bung-no-bang-ten-lua-va-vu-khi-moi-hien-dai.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten