maandag 29 februari 2016

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng gấp đôi,nhiều hàng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, chiếm gần 6% lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới

Thứ hai, 29/02/2016
Sắp tới
00:00 - 00:14 Truyền hình vệ tinh VOA
00:15 - 00:29 Học tiếng Anh cùng VOA


    Tin tức / Thế giới / Châu Á

    Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng gấp đôi

    Quân đội Trung Quốc thực tập bắn đại bắc tại một căn cứ quân sự ở Bắc Kinh, ngày 1/8/2015.
    Quân đội Trung Quốc thực tập bắn đại bắc tại một căn cứ quân sự ở Bắc Kinh, ngày 1/8/2015.
    Một tổ chức nghiên cứu ở Thuỵ Điển cho biết lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong 5 năm qua đã tăng gần gấp đôi trong lúc nước này cố gắng trở thành một nhà cung ứng vũ khí lớn trên thị trường toàn cầu. Thông tín viên đài VOA Shannon Van Sant tường thuật từ Hồng Kông.
    Một cuộc khảo cứu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Stockholm cho thấy lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng 88% trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.
    Ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của viện này cho biết như sau.
    "Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu. Rất nhiều những vụ xuất khẩu này là tới những nước mà Trung Quốc có những mối quan hệ tốt đẹp từ lâu, cho nên việc Trung Quốc cung ứng vũ khí cũng có một mục tiêu chiến lược. Thí dụ như Pakistan, Bangladesh và Myanmar."
    Trung Quốc giờ đây là nước xuất khẩu vũ khí nhiều hàng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, chiếm gần 6% lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới từ năm 2011 đến năm 2015.
    Chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở Á châu. Chúng ta có thể thấy các nước đã phản ứng trước những gì mà các nước láng giềng của họ đang làm, và một lực đẩy mạnh cho xu thế này chính là công cuộc hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc, sự gia tăng năng lực của Trung Quốc gắn liền một chính sách khá hung hãn của Trung Quốc.
    Trong cùng thời gian này, xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga đã tăng với tỉ lệ lần lượt là 27% và 28% và vẫn tiếp tục dẫn đầu khá xa Trung Quốc và những nước khác trên thế giới.
    Trong 5 năm trước, lượng nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 25%, cho thấy nước này bây giờ đã có đủ trình độ công nghệ để tự sản xuất nhiều loại vũ khí.
    Ông Wezeman cho biết những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái.
    "Chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở Á châu. Chúng ta có thể thấy các nước đã phản ứng trước những gì mà các nước láng giềng của họ đang làm, và một lực đẩy mạnh cho xu thế này chính là công cuộc hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc, sự gia tăng năng lực của Trung Quốc gắn liền một chính sách khá hung hãn của Trung Quốc."
    Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, Việt Nam đã nhảy vọt từ hạng 43 để trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều hàng thứ 8, chiếm khoảng 3% tổng số những vụ mua bán vũ khí trên thế giới. Ấn Độ chiếm khoảng 14% trong cùng thời gian này.
    Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng những hoạt động trong thời gian gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho căng thẳng gia tăng trên khắp vùng Đông Nam Á.
    "Rõ ràng là việc này ngay trước mắt đã tạo ra bất ổn cho khu vực, vì những nước như Việt Nam, Philippines và Indonesia vốn dĩ muốn tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường kiến trúc khu vực, nhưng họ bị vướng vào điều mà họ xem là một nhu cầu gần như là sinh tử để tăng cường sức mạnh quân sự của mình, để mua vũ khí, để chuyển ngân sách sang mục tiêu hiện đại hoá quân đội. Đó là một việc bất đắc dĩ, nhưng đó là việc mà họ phải làm trong lúc đối mặt với một Bắc Kinh mà họ xem là một mối đe dọa an ninh mỗi ngày một tăng."
    Rõ ràng là việc này ngay trước mắt đã tạo ra bất ổn cho khu vực, vì những nước như Việt Nam, Philippines và Indonesia vốn dĩ muốn tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường kiến trúc khu vực, nhưng bị vướng vào điều mà họ xem là một nhu cầu gần như là sinh tử để tăng cường sức mạnh quân sự, để mua vũ khí, để chuyển ngân sách sang mục tiêu hiện đại hoá quân đội. Đó là một việc bất đắc dĩ, nhưng đó là việc mà họ phải làm trong lúc đối mặt với một Bắc Kinh mà họ xem là một mối đe dọa an ninh mỗi ngày một tăng.
    Bà Bonnie Glaser, một nhà nghiên cứu cấp cao về Á châu và là giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng tuy những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có thể làm tăng mạnh những vụ mua bán vũ khí ở Á châu, các nước láng giềng của Trung Quốc không thể theo kịp Trung Quốc.
    "Họ muốn có những sự lựa chọn khác thay vì cảm thấy họ phải ứng phó với Trung Quốc và họ không có đủ khả năng, cho dù họ đã gia tăng chi tiêu để mua vũ khí. Không nước nào giáp ranh với Trung Quốc có thể theo kịp Trung Quốc. Quí vị cứ nhìn vào chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là thấy ngay. Cho nên các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm kiếm những cách thức có tính chất sáng tạo hơn. Họ có thể gia tăng khả năng của chính mình."
    Các nước láng giềng của Trung Quốc đã gia tăng hợp tác để bảo vệ những yêu sách chủ quyền của mình. Hồi đầu tháng này Việt Nam loan báo họ cho phép Ấn Độ thiết lập một trung tâm theo dõi vệ tinh ở miền nam Việt Nam. Trung tâm này sẽ giúp cho Việt Nam có được những hình ảnh về tình hình ở Biển Đông.

    http://www.voatiengviet.com/content/xuat-khau-vu-khi-cua-trung-quoc-tang-gan-gap-doi/3212521.html

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten