Saturday, February 13, 2016 4:00:21 PM
Bài liên quan
- Người Hoa đang thâu tóm khu vực ven biển Đà Nẵng
- Đà Nẵng tràn ngập người lao động Trung Quốc
- Đà Nẵng 'ngộp thở' vì người Trung Quốc
- Ông Trung Quốc truy sát cả nhà vợ Việt
Bài và hình: Phi Khanh/Người Việt
Đi đâu cũng gặp du khách Trung Quốc.
Trong khi đó, có vẻ như kinh tế miền Trung năm nay ảm đạm, không khí Tết của người Việt tẻ nhạt và chẳng có gì là Tết. Dạo một vòng xuống phố cổ Hội An, Tết với kẹt xe và người Trung Quốc hiện ra trước mắt.Lẽ thường tình, con người, dù như thế nào chăng nữa, khi sống xa cố quốc, gặp một người có giọng nói quê hương, người ta có thiện cảm ngay. Nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ, như trường hợp người Minh Hương ở Hội An khi gặp khách du lịch Trung Quốc chẳng hạn.
Tết, Mồng Hai, Mồng Ba, Mồng Bốn, Hội An kẹt xe vì những đoàn khách Trung Quốc lũ lượt kéo đến. Cố gắng len lỏi để tìm đường thoát ra ngoài, đi vòng đường ngoại ô, vào một con hẻm trên đường Cửa Đại, chúng tôi lọt vào phố cổ Hội An. Việc đầu tiên là tìm đến một quán của người Minh Hương ngồi uống cà phê và tìm hiểu xem thử họ có thấy vui khi khách du lịch Trung Quốc đến Hội An đông một cách bất thường.
Chủ quán tên Nhạn, người Minh Hương, sống ở Việt Nam đã nhiều đời, cho hay: “Cụ tổ của tôi nằm trong phong trào ‘phản Thanh phục Minh,’ lưu vong sang đây đã mấy trăm năm. Với tôi, Việt Nam là quê hương, không suy nghĩ gì nhiều nữa!”
“Thấy người Trung Quốc sang đây nhiều, thực lòng mà nói tôi không mừng. Bởi khi chúng tôi sang Việt Nam với tâm lý mất quê hương chứ không phải với tâm lý như những người bây giờ. Chúng tôi mang ơn Việt Nam và xem Việt Nam là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nó khác, khác xa lắm!”
Khách du lịch Trung Quốc trong các khu vui chơi ở phố cổ Hội An.
“Chuyện này nói ra đôi khi hơi đụng chạm, tâm lý của chúng tôi với Việt Nam cũng giống như tâm lý của những người Bắc vào miền Nam những năm 1945 và 1954. Họ hoàn toàn khác với tâm lý của người Bắc 1975 vào Sài Gòn. Thú thực là chúng tôi không thích khách du lịch Trung Quốc.”“Tôi không kì thị, cộng đồng minh Hương chúng tôi biết sống, biết làm ăn lắm. Nhưng chúng tôi không chịu được hành xử hách dịch và ồn ào của du khách Trung Quốc. Họ xả rác bừa bãi còn hơn cả người Việt Nam, ồn ào thì miễn bàn! Họ mua bất kì thứ gì thì trả tới trả lui cả chục lần. Trong khi đó Hội An quen với văn hóa Tây, không có nói thách. Gặp khách trả chắc mình chán lắm!”
“Tết ở Hội An ít nhiều mang tính tâm linh, người ta giữ yên tĩnh, Tết thơm tho hương trầm. Khách Tây đa phần rất lịch sự, văn minh, họ biết im lặng, họ đón Tết Việt Nam còn sành điệu, hồn vía hơn cả người Việt. Khách Trung Quốc thì khác, họ đón Tết quá ồn ào và làm cho thành phố cổ trở nên lộn xộn vô cùng!”
“Cũng xin nói thêm đây là cái Tết đầu tiên trong lịch sử Hội An bị kẹt xe. Và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hội An bị kẹt xe. Tôi nghĩ rằng cả một vấn đề để suy nghĩ chứ không giỡn chơi đâu. Vì có nhiều khách Trung Quốc từng đến nhờ tôi tìm nhà ở Hội An để mua ở. Tôi đã từ chối nhưng không biết có bao nhiêu người Việt Nam từ chối giống tôi?”
Người Việt Nam nói về Hội An
Tiếp tục dạo một vòng loanh quanh thành phố du lịch Hội An, tìm gặp những người Việt Nam để tìm hiểu xem họ suy nghĩ gì về lượng khách du lịch Trung Quốc phình to ra ở Hội An trong dịp Tết. Điều làm chúng tôi hơi bất ngờ là có vẻ như số đông người Việt kinh doanh hàng quán, khách sạn lại mừng vì thành phố có nhiều khách, ngoại trừ một số người như ông Lự mà chúng tôi đã gặp trong quán nước dừa bên bờ sông Hoài.
Kẹt xe, dân Hội An đi vòng ra ngoại ô, đi băng qua những vườn thuốc lá.
Ông Lự, cư dân lâu năm ở phường Cẩm Nam, Hội An, buồn bã: “Nếu như khách du lịch Trung Quốc đông đúc mấy chục năm nay rồi thì mọi chuyện bình thường thôi. Còn hiện tại, khách Trung Quốc đông như nêm ở Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang... Làm tôi nhớ lại cái thời khách Liên Xô sống đông đúc ở Đà Nẵng.”“Những năm 1980, Hội An nghèo đói, không có khách sạn gì nên người Liên Xô sống rất đông ở ngã năm Phan Châu Trinh - Trần Quốc Toản - Trần Bình Trọng và Hoàng Diệu. Nhìn đâu cũng thấy người Liên Xô. Bây giờ, mình nhìn đâu cũng thấy người Trung Quốc, khách Tây thì ít và khách Trung Quốc thì nhiều.”
“Mà điều này làm tôi lo nhiều thứ. Tôi cũng kinh doanh dịch vụ du lịch, tôi sợ là rồi đây khách Tây sẽ bỏ Hội An, bỏ Việt Nam bởi khách Trung Quốc quá đông, gây ồn ào thì khách Tây sẽ tìm đến nơi khác yên tĩnh hơn. Đây sẽ là một thất bại trong làm du lịch.”
“Hơn nữa, mình biết họ đi du lịch hay họ làm gì nữa? Hiện tại thì giữa Việt Nam và Trung Quốc căng thẳng, lẽ ra không nên để họ sang mình nhiều vô tội vạ như vậy! Sẽ khó mà lường được họ định làm gì. Không nên đánh đổi mấy đồng lãi từ du lịch với an nguy đất nước. Người Trung Quốc họ muốn gì ở Việt Nam thì ai cũng rõ, không cần bàn thêm!”
“Họ chỉ mới đi du lịch không thôi mà cả cái Tết náo động lên, ồn ào như cái chợ, kẹt xe, mua bán ồn ào... Như thế thì đủ rõ. Tự dưng tôi thấy tiếc những cái Tết yên bình, những cái Tết chỉ có mùi hương trầm, đầu phố ho thì cuối phố cũng nghe, lòng người thơm thảo... xa xưa. Hình như là những cái Tết như vậy đã chấm hết rồi!”
Kẹt xe đêm Mồng Bốn Tết ở Hội An, xe máy băng lên lề đường để thoát kẹt.
Tạm biệt ông Lự, chúng tôi tiếp tục đi dạo những con phố Hội An, lan man ra ngoại ô thăm vườn rau Trà Quế, vườn hoa ở khu phố mới. Dường như mọi thứ vẫn diễn ra như thường lệ, vẫn có nhiều rau không kịp bán Tết, vườn hoa vẫn còn rất nhiều hoa bán không chạy sau mùa Tết. Người trồng rau và trồng hoa vẫn cứ sống trầm trầm, không giàu mà cũng không nghèo. Người ta vẫn cúng bái đầu năm.Nhưng, dường như có một điều gì đó bất an đã len lỏi vào thành phố cổ hơn ba trăm năm tuổi này! Mọi chuyện dường như đã có sự đổi thay nào đó mà người ta chưa kịp nhận ra. Tết ở Hội An không còn là Tết của Hội An nhiều năm trước nữa!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=222570&zoneid=310
Đà Nẵng... 'ngộp thở' vì người Trung Quốc
Thursday, December 24, 2015 5:02:06 PM
- Người Hoa đang thâu tóm khu vực ven biển Đà Nẵng
- Đà Nẵng tràn ngập người lao động Trung Quốc
- Tết ở Hội An, nhìn đâu cũng thấy người Trung Quốc
Phi Hùng/Người Việt
Sòng bạc phục vụ người Trung Quốc do người Trung Quốc xây dựng tại Đà Nẵng. (Hình: Phi Hùng/Người Việt)
Đi đâu cũng đụng người Trung Quốc
Chuyện đi đâu cũng gặp người Trung Quốc, đụng người Trung Quốc, đây vốn là vấn đề không phải mới mẻ đối với người dân Đà Nẵng. Bởi trước năm 1980, nghĩa là trước chiến tranh Việt Trung 1979 ở Tây Bắc Việt Nam, người Đà Nẵng vốn sống hòa đồng và thân thiết với Hoa Kiều. Hoa Kiều ở Đà Nẵng khá đông đúc, họ là những người Hoa được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên thân thương “Hoa Minh Hương.”
Hầu như giữa người Đà Nẵng và người Hoa Minh Hương có một mối quan hệ tương đối gắn bó từ kinh tế cho đến văn hóa, xã hội. Có không ít các cô gái Đà Nẵng làm dâu những người Hoa Minh Hương và cũng có không ít các cô gái Hoa Minh Hương làm dâu các gia đình Việt ở Đà Nẵng. Điều này cho thấy có sự giao thoa, cộng hưởng về tình cảm, dòng máu và nhiều vấn đề khác, không có sự tách biệt nặng nề.
Thế rồi chiến tranh biên giới 1979 nổ ra. Những người Hoa nhanh chân rời bỏ Đà Nẵng để về lại cố quốc. Những dãy nhà của họ trên đường Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Lê Độ, Hai Bà Trưng và Trần Quốc Toản... được bán nhanh chóng cho người Việt.
Và sau nhiều năm, người Hoa lại xuất hiện ở Đà Nẵng trong một tư thế khác, như lời của bà Vinh, một cư dân lâu năm ở quận Hải Châu, Đà Nẵng: “Người Hoa trước 1979 là những người Hoa lưu vong, họ bị mất đất sống, họ gần với mình hơn. Còn người Hoa bây giờ là người Hoa xâm chiếm, họ hành động theo lối bành trướng.”
“Bằng chứng của việc này là có rất nhiều người Hoa sang đây mua cả hàng chục lô đất, họ mua không công khai, có dấu hiệu mờ ám, trong khi đó, họ mua toàn ở những vị trí nhạy cảm. Như Đèo Hải Vân, dọc bờ biển, trên dãy Trường Sơn. Tất cả những vị trí này đều là chiến lược quân sự...”
Những ngôi nhà của người Trung Quốc xây dựng tại khu vực gần phi trường Nước Mặn, Đà Nẵng. (Hình: Phi Hùng/Người Việt)
“Và rõ ràng mua đất bỏ không, sau đó vây kín để xây công sự bên trong, hầm hố đầy rẫy, bởi tôi có con đi làm thợ hồ, từng xây dựng trong khu của người Trung Quốc, nó mô tả nghe sợ lắm, nói chung là hành tung của họ quá mờ ám. Không hiểu vì lý do gì mà một ông nghèo kiết xác mới đi vay tiền nhà nước để mua máy tính cho con lại có thể đứng tên mua mười hai lô đất để rồi sau đó sang tên cho người Trung Quốc mà không ai phát hiện được!”
“Vì thủ tục sang tên phải thông qua công chứng chứ. Còn nếu như không thông qua công chứng thì đâu có giá trị pháp lý gì, họ đâu có quyền xây dựng. Ở đây họ ngang nhiên xây dựng, làm chủ, chứng tỏ phải có một sự hợp pháp nào đó theo cách của họ.”
“Thực sự là chúng tôi, người dân Đà Nẵng hết sức bực mình về chuyện này. Đến thời điểm hiện nay, đi đâu cũng gặp người Trung Quốc, từ siêu thị cho đến chợ bán lẻ đều có họ. Họ ở chỗ ngon nhất Đà Nẵng, những mảnh đất vàng đều có mặt của họ. Chính vì vậy mà họ nghênh ngang rất khó chịu.”
Mối nguy ‘sính Trung Quốc’
“Sính Trung Quốc,” chuyện nghe tưởng đùa bởi hiện tại, với cục diện chính trị, xã hội cũng như những biến cố trên Biển Đông sẽ không bao giờ làm cho người Việt sính Trung Quốc. Nhưng đó là lý thuyết, trên thực tế đã có rất nhiều người sinh Trung Quốc, bởi điều này tạo cho họ một nguồn lợi nhuận không nhỏ. Một bộ phận không nhỏ người Đà Nẵng cũng rơi vào tình trạng này.
Ông Cư, sống ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng, cho hay: “Cái vụ sính Trung Quốc thì nhiều chứ không ít đâu! Bởi người ta chỉ cần biết kiếm được đồng tiền trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài nên người ta theo Trung Quốc làm chuyện bậy bạ!”
“Ví dụ như toa rập với người Trung Quốc để mua đất của Việt Nam, biến dần đất của người Việt thành đất của Trung Quốc cũng là một chuyện nổi cộm. Rồi hầu hết các nhà hàng, quán xá đều ghi chữ Trung Quốc, thậm chí khách sạn liên doanh với nhà nước cũng ghi chữ Trung Quốc. Cái không khí trên đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp ngợm mùi Trung Quốc.”
Những quán nhậu dọc bờ biển Đà Nẵng đều ghi chữ Trung Quốc. (Hình: Phi Hùng/Người Việt)
“Như vậy thì chính người dân của mình tiếp tay cho Trung Quốc họ bành trướng một cách hợp pháp chứ ai nữa? Cái này lẽ ra người dân phải biết, phải tố cáo và đưa ra công luận, đằng này, có lẽ do dân trí thấp quá và cũng quá tin vào cái gọi là tình bạn bốn tốt mười sáu vàng gì đó nên đâm ra hỏng bét!”“Đến giờ thì không còn nói được gì nữa rồi, ngoài biển thì ngư dân Việt Nam bị đánh đập, bị bắn, trong bờ thì người Trung Quốc họ đi nghênh ngang. Đương nhiên tôi cũng như bao người dân Đà Nẵng hay người dân Việt Nam khác, tôi không bao giờ kỳ thị, tôi sống hòa đồng. Nhưng một khi người ta có biểu hiện xâm lược thì chúng tôi không thể thân thiện hay hòa đồng được.”
“Cách tốt nhất bây giờ là không nên để người Trung Quốc xuất hiện ở Đà Nẵng, thậm chí Việt Nam. Chỉ khi nào họ ngưng chiếm biển Đông và họ thật sự tôn trọng dân tộc Việt Nam thì lúc đó để họ sang thăm thú, du lịch cũng chưa muộn! Đừng vì mấy đồng bạc lẻ của họ mà để tương lai dân tộc bị rách nát!”
Câu nói của ông Cư cũng là câu kết trong bài viết này. Bởi nó hàm chứa nhiều điều, trong đó, mỗi chữ của nó nặng trĩu nỗi buồn của một cư dân yêu thành phố Đà Nẵng, yêu đất nước, yêu dân tộc!
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=219824&zoneid=310
Geen opmerkingen:
Een reactie posten