vrijdag 5 februari 2016

Ông Hoàng Trung Hải nhậm chức Bí thư Hà Nội + Ông Đinh La Thăng làm Bí thư TP HCM

Thứ sáu, 5/2/2016 | 09:48 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 5/2/2016 | 09:48 GMT+7

Ông Hoàng Trung Hải nhậm chức Bí thư Hà Nội

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
ong-hoang-trung-hai-nham-chuc-bi-thu-ha-noi
Danh sách 19 Ủy viên Bộ Chính trị (xem chi tiết)

Sáng 5/2, tại Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định phân công ông Hoàng Trung Hải tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, giữ chức Bí thư Thành ủy.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định, tân Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay: “Đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm hết sức nặng nề trước Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trước Đảng bộ Thủ đô”.
Theo ông Hải, với vị trí của Hà Nội là trung tâm chính trị quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là động lực phát triển của đồng bằng sông Hồng và của cả nước nói chung, ông ý thức được những đòi hỏi và nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho cá nhân cũng như tập thể lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ thành phố.
“Để đáp ứng được những yêu cầu đó, chúng tôi sẽ cùng nhau đoàn kết. nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô; và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Hà Nội; quyết tâm tiếp tục nâng cao sự lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, phát huy sức mạnh toàn dân, huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nói.
ong-hoang-trung-hai-nham-chuc-bi-thu-ha-noi-1
Nguyên Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị (phải) tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Hoàng Trung Hải. Ảnh: Q.P
Chúc mừng ông Hoàng Trung Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, cá nhân ông và Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố rất vui mừng đón nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Hải nhận chức Bí thư Hà Nội khóa 16 nhiệm kỳ 2015-2020.
“Đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội, đây là quyết định quan trọng, kể từ hôm nay, thành phố và Đảng bộ có người đứng đầu cấp ủy, và quan trọng hơn là có người nhận trách nhiệm lãnh đạo trước Đảng bộ và nhân dân thủ đô”, ông Nghị nói.
Trong phát biểu của mình, ông Phạm Quang Nghị cũng chúc mừng Ủy viên Bộ chính trị Đinh Thế Huynh vừa được phân công làm Thường trực Ban Bí thư; chúc mừng Ủy viên Bộ chính trị Phạm Minh Chính vừa được phân công làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Sinh năm 1959, quê xã Quỳnh Giao (Quỳnh Phụ, Thái Bình), tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải có thời gian làm việc tại Nhà máy Điện Phả Lại (Hải Dương), sau đó theo học và tốt nghiệp khóa đào tạo sau đại học Khoa Hệ thống điện.
Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa VIII (1987-1992), ông Hải trở thành một trong những đại biểu trẻ nhất trúng cử khi mới 28 tuổi. Sau 3 năm công tác tại Công ty Điện lực I Hà Nội, ông chuyển lên làm Phó văn phòng kiêm Trưởng phòng Tổng hợp, Bộ Năng lượng.
Chuyển sang làm công tác quản lý, ông Hải sau đó học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Dublin, Cộng hòa Ailen. Sau khóa học, ông lần lượt trải qua các vị trí Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty Điện lực Việt Nam; Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Công nghiệp; Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông Hải được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng; từ tháng 8/2002 đến 7/2007 trở thành Bộ trưởng Công nghiệp và là bộ trưởng trẻ nhất trong số thành viên Chính phủ của nhiệm kỳ (43 tuổi). Các Đại hội Đảng lần thứ X và XI, ông tiếp tục là ủy viên Trung ương và từ tháng 8/2007 đến nay là Phó thủ tướng, một trong những phó thủ tướng trẻ nhất từ trước tới nay.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ông Hoàng Trung Hải được bầu vào Bộ Chính trị.
ong-hoang-trung-hai-nham-chuc-bi-thu-ha-noi-2
Ông Hoàng Trung Hải.
Trước đó tháng 11/2015, Đại hội Đảng bộ Hà Nội mới bầu 4 Phó bí thư Thành ủy gồm: bà Ngô Thị Thanh Hằng (hiện là Phó bí thư thường trực), bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố); ông Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an thành phố); ông Đào Đức Toàn (Trưởng ban Tổ chức Thành ủy). Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Hà Nội, được giao phụ trách Đảng bộ Hà Nội trong khi chờ Bộ Chính trị phân công.
Là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2 sau đợt mở rộng hành chính năm 2008, cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7,5 triệu người (năm 2015), Hà Nội đang đối mặt với nhiều thách thức khi dân số tăng nhanh, trong khi hạ tầng không đáp ứng, môi trường đô thị, giao thông quá tải.
Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ 16, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 là 8,5-9,0%; GRDP bình quân/người 140-145 triệu đồng (tương đương 6.700-6.800 USD).
Võ Hải


58
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-hoang-trung-hai-nham-chuc-bi-thu-ha-noi-3353215.html

Thứ sáu, 5/2/2016 | 16:44 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ sáu, 5/2/2016 | 16:44 GMT+7

Ông Đinh La Thăng làm Bí thư TP HCM

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư thành ủy TP HCM.
Chiều 5/2, Đoàn công tác của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh dẫn đầu đã trao quyết định phân công ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Giao thông Vận tải - làm Bí thư Thành ủy TP HCM.
56 tuổi, ông Đinh La Thăng (quê Nam Định) có học vị Tiến sĩ, vừa được bầu vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá XII diễn ra hồi cuối tháng 1.
ong-dinh-la-thang-lam-bi-thu-tp-hcm
Tân Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng. 
Ông Thăng nổi tiếng với những phát ngôn mạnh mẽ trong thời gian làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Thời điểm nhậm chức, ông nói: "Là tư lệnh ngành phải cho tôi toàn quyền quyết định. Tư lệnh ra chiến trường phải được quyết định chiến đấu, tiến hay lùi".
Sau đó, ông "vi hành" để đốc thúc hàng loạt công trình trọng điểm, liên tục gây chú ý vì những vụ "trảm tướng" dự án chậm tiến độ. Trên công trường đường Nội Bài - Nhật Tân, Bộ trưởng Thăng từng nhắc nhở Giám đốc Ban quản lý dự án: "Ghế của ông lung lay rồi đấy. Chỉ có hiệu quả công việc cao thì mới giữ được ông ở vị trí tổng giám đốc".
Trong thời gian này, Bộ trưởng Thăng cũng cho cách chức hàng loạt cán bộ dưới quyền. Trong đó có việc đình chỉ chức vụ Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng vì phát ngôn thiếu trách nhiệm liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tháng 4/2014. Hai tháng sau, ông Thăng cho thôi chức Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Đạt Tường vì "Tổng giám đốc tốt mà để ngành trì trệ thì phải thay".
Mới đây nhất, hôm 3/2 ông Thăng yêu cầu cách chức Tổng giám đốc Đường sắt Hà Nội ngay sau thông tin Đường sắt Việt Nam muốn nhập hàng trăm toa xe cũ từ Trung Quốc.
Trước đó, khởi nghiệp là kế toán viên, ông Thăng từng có 5 năm (1983-1988) công tác tại Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà. 5 năm tiếp theo (1989-1994) ông làm Phó, rồi Kế toán trưởng Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, đồng thời giữ chức Bí thư Đoàn Thanh niên tại đây.
Ông Thăng cũng từng làm Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà đến tháng 10/2003, sau đó được điều về giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đến cuối năm 2005.
Đầu năm sau ông Thăng làm Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến cuối năm 2008. Tiếp đó ông làm Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), ông Thăng được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Giao thông vận tải cho đến nay
Chuyển từ vị trí tư lệnh ngành Giao thông sang vai trò đứng đầu Thành ủy TP HCM trong 5 năm tới, ông Thăng được cho sẽ gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức. TP HCM với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước (đóng góp hơn 20% GDP và 30% nguồn thu ngân sách quốc gia), song đang đối diện với hàng loạt những yếu kém như: tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò của thành phố; chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao.
Đặc biệt, TP HCM phải đối diện với những vấn đề phức tạp của đô thị lớn đang phát triển và có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, như: quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển; cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập; tình trạng quá tải bệnh viện, trường học, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; nạn ùn tắc giao thông; tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu...
Sáng cùng ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Hữu Công


17
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-dinh-la-thang-lam-bi-thu-tp-hcm-3353071.html

Ông Đinh La Thăng làm Bí thư TP. HCM

  • 2 phút trước

Image copyright Getty

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chiều 5/2 đã công bố quyết định phân công ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, làm Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Cùng ngày tại Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, được xác nhận là Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Công việc cuối cùng của ông Đinh La Thăng trong tư cách bộ trưởng dường như là việc ký văn bản chỉ đạo cách chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội do mắc sai phạm trong mua toa tàu cũ của Trung Quốc.
Báo chí trong nước ca ngợi đây là quyết định "dũng cảm".
Trong số 19 Ủy viên Bộ Chính trị vừa được bầu tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 12, ông Đinh La Thăng là trường hợp duy nhất không được giới thiệu trước, nhưng đã trúng cử nhờ phiếu bầu của Ban chấp hành trung ương khóa 12.
Vì thế, việc ông được phân công lãnh đạo TP. HCM được xem là một bất ngờ.
Các bình luận trên mạng xã hội đa số bày tỏ hy vọng hai lãnh đạo tương đối trẻ (Hoàng Trung Hải sinh năm 1959, Đinh La Thăng sinh năm 1960) sẽ thúc đẩy sự phát triển của hai thành phố quan trọng nhất Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, ông Võ Văn Thưởng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP. HCM, sẽ ra Hà Nội làm Trưởng ban Tuyên giao trung ương.
Sinh năm 1970, ông Thưởng là người trẻ nhất trong Bộ chính trị mới được bầu.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160205_dinh_la_thang_bi_thu_tphcm

Hà Nội có tân Bí thư Thành ủy sau ĐH 12

  • 5 giờ trước

Image copyright
Image caption Ông Hoàng Trung Hải bắt tay Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hồi tháng 9/2014 tại The Hague

Ông Hoàng Trung Hải được bổ nhiệm chức Bí thư Thành ủy Hà Nội trong lúc báo Việt Nam nói ông Đinh La Thăng đã 'nhận nhiệm vụ mới'.
Hôm 5/2 tại Thành ủy Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định Bí thư Thành ủy Hà Nội cho ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Hải được báo Tuổi Trẻ hôm 5/2 dẫn lời phát biểu: “Cá nhân tôi xem đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm hết sức nặng nề trước Trung ương Đảng, Bộ chính trị, trước Đảng bộ và nhân dân thủ đô.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục kinh tế và giao dịch quốc tế, là một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung”.

'Thay đổi rất lớn'

Ông Hoàng Trung Hải sinh ngày 27/9/1959, quê quán Thái Bình, là thạc sĩ, cử nhân Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ông cũng có bằng thạc sĩ ĐH Dublin, CH Ireland.
Ông từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, phó thủ tướng hai nhiệm kỳ và vừa được bầu vào Bộ Chính trị khóa XII.
Trước đó, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, từ Viện Chiến lược Quốc tế và Viện Đông Nam Á của Singapore, bình luận với BBC: "Trường hợp của ông Hoàng Trung Hải rất là quan trọng vì ông Hoàng Trung Hải là người đã làm Phó Thủ tướng hai nhiệm kỳ và lần này đưa vào Bộ Chính trị là một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc xem xét về nhân thân, và có nghe nói là có khả năng ông Hải sẽ là một trong những ứng cử viên để về làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội..."

Image copyright dinhlathang
Image caption Ông Đinh La Thăng vừa được bầu vào Bộ Chính trị khóa 12
Trong ngày 5/2, một số báo Việt Nam đã đưa tin các tân Ủy viên Bộ Chính trị gồm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Võ Văn Thưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình… đều đã được phân công 'những nhiệm vụ mới'.
Tuy nhiên, các nguồn tin này chưa nói rõ 'những nhiệm vụ mới' của họ là gì, trong lúc từ hôm 4/2 trên mạng xã hội ở Việt Nam đã đặt câu hỏi có phải ông Đinh La Thăng sẽ được điều vào làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn.
Cũng trong tuần này, báo chí Việt Nam và nước ngoài nói đến chuyện ông Đinh La Thăng vừa chỉ đạo cách chức Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội vì mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc.
Tin này cũng được trang tiếng Trung của BBC loan tải.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160205_hoang_trung_hai_hn

Một quan chức gốc Tàu làm bí thư Hà Nội


Thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh trao quyết định bổ nhiệm bí thư Hà Nội cho Hoàng Trung Hải.
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ Online
Bạn đọc Danlambao - Sau nhiều tháng để trống, chiếc ghế bí thư thành uỷ Hà Nội, nhiệm kỳ 2015 – 2020 cuối cùng cũng đã lọt về tay một uỷ viên bộ chính trị gốc Tàu là phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Buổi lễ trao quyết định của bộ chính trị vừa được diễn ra sáng ngày 5/2/2016 tại trụ sở thành uỷ Hà Nội, với sự tham dự của tân trưởng ban tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và tân thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh.

Khai man lý lịch gốc Tàu

Việc để một quan chức gốc Tàu lên làm bí thư Hà Nội cho thấy Trung Cộng đã dễ dàng thao túng bộ chính trị khoá mới do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.

Hoàng Trung Hải sinh năm 1959 tại Thái Bình. Tiểu sử chính thức được đăng trên Thông tấn xã Việt Nam viết rằng ông này thuộc “dân tộc Kinh”

Hoàng Trung Hải mừng rỡ bắt tay thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo.
Tuy nhiên, các tài liệu gửi đến Danlambao khẳng định Hoàng Trung Hải là người Tàu. Trong một đơn thư tố cáo hồi năm 2012, một cán bộ lão thành cộng sản tên Phạm Hiện nói rõ:

“Bố đẻ ông Hoàng Trung Hải người Trung Quốc tên là Sì Sói (tên Việt là Hoàng Tài), trong lý lịch đảng viên năm 1952 còn lưu trữ ở Cục Cán bộ Bộ Quốc phòng đã khai: dân tộc Trung Hoa, trong lý lịch khai lại tháng 4/1954 khai: Hoa Kiều.”

Để hợp thức hoá hành vi khai man lý lịch, ông Hải được cho là đã hối lộ, chạy chọt hàng triệu đô-la cho nhiều quan chức chóp bu cộng sản như: Phan Diễn, Phan Văn Khải, Nông Đức Mạnh…

Khu mộ gia đình Hán tộc Hoàng Trung Hải tại thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Ảnh: Lê Anh Hùng
Thông tin này tiếp tục được khẳng định qua các tài liệu của blogger Lê Anh Hùng về khu mộ gia đình Hán tộc Hoàng Trung Hải, với dòng chữ viết bằng tiếng Tàu:  "Hoa kiều tiên hữu tổng mộ".

Dưới hai nhiệm kỳ làm phó thủ tướng, Hoàng Trung Hải đã ngấm ngầm để cho Trung Cộng trúng thầu trên 90% các công trình trọng điểm quốc gia, trải dài từ Bắc đến Nam. Đây đều là những khu vực hiểm yếu về mặt an ninh quốc phòng.

Với việc Hoàng Trung Hải lên làm bí thư Hà Nội, Trung Cộng thậm chí không cần dùng đến một viên đạn nhưng vẫn dễ dàng chiếm được đầu não Ba Đình. 

Từ thiếu tá Hồ Quang đến "thái thú" Hoàng Trung Hải, một thời kỳ Bắc thuộc đang đến gần hơn bao giờ hết.


http://www.danlambao.blogspot.nl/2016/02/mot-quan-chuc-goc-tau-lam-bi-thu-ha-noi.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten