Biển Đông : Cam Bốt lại tỏ rõ lập trường ủng hộ Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp đồng nhiệm Cam Bốt Hor Namhong tại Phnom Penh ngày 26/01/2016.EUTERS/Jacquelyn Martin
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khởi sự một vòng công du châu Á chớp nhoáng, lần lượt đưa ông đến Lào từ hôm 24/01/2016, Cam Bốt vào hôm nay 26/01, và Trung Quốc vào ngày mai 27/01. Chuyến thăm Viêng Chăng và Phom Penh của Ngoại trưởng đặc biệt thu hút sự chú ý, vì diễn ra vài tuần trước lúc tổng thống Mỹ Barack Obama làm chủ nhà đón 10 lãnh đạo ASEAN đến California dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN trong hai ngày 15 và 16/02.
Theo các nhà quan sát, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục chính sách dùng thế mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế, gây nên tình hình căng thẳng trên biển, đe dọa ổn định trong khu vực, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ nổi cộm tại hội nghi Mỹ-ASEAN.
Vấn đề là trên hồ sơ này, Hoa Kỳ rất cần một khối Đông Nam Á có lập trường thống nhất chống lại các hành vi gây bất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông, và tỏ rõ quan điểm này nhân hội nghị thượng đỉnh California. Chuyến ghé thăm Lào và Cam Bốt của Ngoại trưởng Kerry nhằm mục tiêu khuyến khích hai nước này tích cực hơn trong việc cùng với toàn khối xử lý tốt vấn đề Biển Đông.
Vấn đề là trong thời gian qua, Bắc Kinh đã dùng chiêu bài trợ giúp kinh tế để lôi kéo một số nước ASEAN, đặc biệt là các nước nhỏ như Lào và Cam Bốt, không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nên rất dễ chấp nhận quan điểm của Trung Quốc.
Cam Bốt tiếp tục theo đuôi Trung Quốc
Cam Bốt là một ví dụ điển hình về lập trường nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, khi vào năm 2012, chỉ vì không muốn làm phật ý Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, nên trong tư cách chủ tịch ASEAN đã ngăn chặn một bản tuyên bố chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN trong đó có đề cập đến thái độ quan ngại về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Dù bị vạch mặt chỉ tên, nhưng Phnom Penh cho đến nay vẫn không thay đổi lập trường, và chỉ mới đây thôi, vào thượng tuần tháng Giêng, đảng cầm quyền tại Cam Bốt đã không ngần ngại ám chỉ Mỹ là kẻ khuấy động tình hình cẳng thẳng tại Biển Đông, một lời cáo buộc được ghi hẳn trong bản báo cáo tại hội nghị trung ương đảng Nhân Dân Cam Bốt : « Trên Biển Đông, sự can thiệp của các cường quốc và một số nước có yêu sách ở Biển Đông đã gây ra tình trạng (căng thẳng) này và ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc và một số nước cố gắng can thiệp, kiềm chế sự trỗi dậy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành nước lớn trong khu vực và trên thế giới ».
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tại Phnom Penh vào hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trong việc thuyết phục Cam Bốt có lập trường cứng rắn hơn trước các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Phát biểu sau cuộc tiếp xúc với ông Kerry, ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong khẳng định rằng lập trường của Phnom Penh về Biển Đông không thay đổi, theo đó các nước có tranh chấp nên tự giải quyết với nhau mà không cần sự tham gia của ASEAN.
Đây rõ ràng là quan điểm của Bắc Kinh, luôn cho rằng ASEAN không phải là một bên tranh chấp, do đó phải để cho các nước giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương. Đây không phải là lần đầu tiên ngoại trưởng Cam Bốt ve vuốt Trung Quốc. Trong buổi nói chuyện với sinh viên một trường đại học ở Phnom Penh ngày 04/01 vừa qua, ông Hor Nam Hong từng tuyên bố : « Tình hình Biển Đông và các vấn đề liên quan đang trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng hơn như hiện nay, là do có sự can thiệp của một siêu cường ». Theo giới quan sát, « siêu cường » ở đây chính là Mỹ.
Lào bảo vệ tự do hàng hải, chống quân sự hóa Biển Đông
Tuy thất bại ở Phnom Penh, nhưng ông Kerry lại thành công ở Lào, một thành công quan trọng hơn, vì Lào hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN. Phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và hôm qua, 25/01/2016, ngoại trưởng Mỹ khẳng định là Viêng Chăng đã tỏ rõ mong muốn là quyền tự do hàng hải được tôn trọng và chống lại việc quân sự hóa Biển Đông.
Quan điểm của Lào như vây hoàn toàn đối nghịch với lập trường của Cam Bốt. Trả lời hãng tin Mỹ AP, Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS ở Washington, cho rằng tuyên bố của giới lãnh đạo Lào hoàn toàn không đáng ngạc nhiên.
Theo chuyên gia Hiebert, nhân Đại hội vào tuần trước, Đảng Cộng sản đương quyền tại Lào đã thay thế một vị tổng bí thư thường được coi là thân Trung Quốc bằng một người có dấu hiệu là có quan điểm cân bằng hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam, một láng giềng lớn khác của Lào cùng thuộc khối ASEAN.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160126-bien-dong-cam-bot-lai-to-ro-lap-truong-ung-ho-trung-quoc
Vấn đề là trên hồ sơ này, Hoa Kỳ rất cần một khối Đông Nam Á có lập trường thống nhất chống lại các hành vi gây bất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông, và tỏ rõ quan điểm này nhân hội nghị thượng đỉnh California. Chuyến ghé thăm Lào và Cam Bốt của Ngoại trưởng Kerry nhằm mục tiêu khuyến khích hai nước này tích cực hơn trong việc cùng với toàn khối xử lý tốt vấn đề Biển Đông.
Vấn đề là trong thời gian qua, Bắc Kinh đã dùng chiêu bài trợ giúp kinh tế để lôi kéo một số nước ASEAN, đặc biệt là các nước nhỏ như Lào và Cam Bốt, không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nên rất dễ chấp nhận quan điểm của Trung Quốc.
Cam Bốt tiếp tục theo đuôi Trung Quốc
Cam Bốt là một ví dụ điển hình về lập trường nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, khi vào năm 2012, chỉ vì không muốn làm phật ý Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, nên trong tư cách chủ tịch ASEAN đã ngăn chặn một bản tuyên bố chung của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN trong đó có đề cập đến thái độ quan ngại về các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Dù bị vạch mặt chỉ tên, nhưng Phnom Penh cho đến nay vẫn không thay đổi lập trường, và chỉ mới đây thôi, vào thượng tuần tháng Giêng, đảng cầm quyền tại Cam Bốt đã không ngần ngại ám chỉ Mỹ là kẻ khuấy động tình hình cẳng thẳng tại Biển Đông, một lời cáo buộc được ghi hẳn trong bản báo cáo tại hội nghị trung ương đảng Nhân Dân Cam Bốt : « Trên Biển Đông, sự can thiệp của các cường quốc và một số nước có yêu sách ở Biển Đông đã gây ra tình trạng (căng thẳng) này và ngày càng trở nên phức tạp. Các cường quốc và một số nước cố gắng can thiệp, kiềm chế sự trỗi dậy của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành nước lớn trong khu vực và trên thế giới ».
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, tại Phnom Penh vào hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trong việc thuyết phục Cam Bốt có lập trường cứng rắn hơn trước các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Phát biểu sau cuộc tiếp xúc với ông Kerry, ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong khẳng định rằng lập trường của Phnom Penh về Biển Đông không thay đổi, theo đó các nước có tranh chấp nên tự giải quyết với nhau mà không cần sự tham gia của ASEAN.
Đây rõ ràng là quan điểm của Bắc Kinh, luôn cho rằng ASEAN không phải là một bên tranh chấp, do đó phải để cho các nước giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương. Đây không phải là lần đầu tiên ngoại trưởng Cam Bốt ve vuốt Trung Quốc. Trong buổi nói chuyện với sinh viên một trường đại học ở Phnom Penh ngày 04/01 vừa qua, ông Hor Nam Hong từng tuyên bố : « Tình hình Biển Đông và các vấn đề liên quan đang trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng hơn như hiện nay, là do có sự can thiệp của một siêu cường ». Theo giới quan sát, « siêu cường » ở đây chính là Mỹ.
Lào bảo vệ tự do hàng hải, chống quân sự hóa Biển Đông
Tuy thất bại ở Phnom Penh, nhưng ông Kerry lại thành công ở Lào, một thành công quan trọng hơn, vì Lào hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN. Phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với thủ tướng Lào Thongsing Thammavong và hôm qua, 25/01/2016, ngoại trưởng Mỹ khẳng định là Viêng Chăng đã tỏ rõ mong muốn là quyền tự do hàng hải được tôn trọng và chống lại việc quân sự hóa Biển Đông.
Quan điểm của Lào như vây hoàn toàn đối nghịch với lập trường của Cam Bốt. Trả lời hãng tin Mỹ AP, Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS ở Washington, cho rằng tuyên bố của giới lãnh đạo Lào hoàn toàn không đáng ngạc nhiên.
Theo chuyên gia Hiebert, nhân Đại hội vào tuần trước, Đảng Cộng sản đương quyền tại Lào đã thay thế một vị tổng bí thư thường được coi là thân Trung Quốc bằng một người có dấu hiệu là có quan điểm cân bằng hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam, một láng giềng lớn khác của Lào cùng thuộc khối ASEAN.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160126-bien-dong-cam-bot-lai-to-ro-lap-truong-ung-ho-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten