Ấn Độ-Việt Nam trêu gan Trung Quốc với vệ tinh quan sát Biển Đông
Một vệ tinh trên quỹ đạo.Wikipédia
Thông tin Ấn Độ đặt trạm tiếp nhận hình ảnh vệ tinh tại Sài Gòn cho phép Việt Nam theo dõi tình hình Biển Đông và một phần lãnh thổ Trung Quốc đã được giới chức New Delhi xác nhận. Chưa rõ khi nào thì trung tâm bắt đầu hoạt động, nhưng mối quan hệ mật thiết giữa hai nước có xung khắc biên giới với Trung Quốc có thể làm Bắc kinh tức giận, theo nhận định của giới phân tích.
Thông tin về đài tiếp nhận tín hiệu vệ tinh quan sát trái đất của Ấn Độ xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh được báo chí tiết lộ cách nay hơn ba tuần, đã được một số viên chức Ấn Độ xác nhận và cho biết thêm chi tiết. Theo bản tin của Reuteurs ngày 25/01/2016, tuy ngày hoạt động vẫn chưa thông báo, nhưng qua đài tiếp nhận tín hiệu này, Việt Nam có được hình ảnh do vệ tinh cung cấp mà không cần xin phép New Delhi.
Về mặt lý thuyết, vệ tinh của Ấn Độ được mô tả là có nhiệm vụ khoa học, quan sát ruộng nương, môi trường, sông biển một vùng rộng lớn từ Ấn Độ cho đến Việt Nam. Tuy nhiên, do công nghệ không ảnh rất tiến triển của Ấn Độ, hình ảnh do vệ tinh cung cấp có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự. Theo các chuyên gia quốc phòng, hợp tác Ấn Độ –Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho hai nước về mặt quân sự, như nhận định của Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải của Singapore.
Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ một mối lo âu. Cả hai đều có biên giới chung với Trung Quốc và xung khắc lâu năm với Bắc Kinh. Hà Nội cần công nghệ tân tiến để theo dõi hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Ấn Độ cần có một hệ thống vận hành tại châu Á mà trạm ở miền nam Việt Nam là « trung tâm » thứ năm bên cạnh các trạm ở đảo Anmadan trên Ấn Độ Dương, đảo Nocobar ở Brunei, đảo Biak ở miền đông Indonesia và quốc đảo Maurice tại Ấn Độ Dương.
Deviprasad Karnik, một phát ngôn viên của Tổ Chức Nghiên Cứu Không Gian ISRO, cho biết trạm vận hành tại Việt Nam « làm tăng thêm » hiệu năng của vệ tinh. Nhưng điểm đặc biệt của trạm đặt tại Việt Nam là có trang thiết bị cho phép Ấn Độ lẫn Việt Nam cùng khai thác mọi hình ảnh kể cả ở vùng Biển Đông và trên lãnh thổ Trung Quốc do vệ tinh cung cấp tức thời.
Được Reuters đặt câu hỏi, một viên chức Ấn Độ, xin dấu tên vì chưa được phép trình bày với báo chí, nhận định là Việt Nam sẽ trực tiếp khai thác các thông tin này mà không cần đèn xanh của New Delhi. Quan sát các căn cứ hải quân dọc theo vùng duyên hải Hoa lục, theo dõi hoạt động của chiến thuyền Trung Quốc, các đảo nhân tạo mới xây ở Trường Sa là những mục tiêu quân sự của Việt Nam.
Trong hệ thống quan sát này, Ấn Độ đã huy động 11 vệ tinh. Nhưng tổ chức ISRO vẫn chưa biết khi nào thì trung tâm tại Việt Nam vận hành vì vẫn còn « đang đối thoại ». Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có dự án nhưng không cho biết thêm chi tiết. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận, còn bộ Quốc phòng thì cho là dự án hợp tác vệ tinh Việt-Ấn không mang tính quân sự.
Theo Reuteurs, kế hoạch này và nhiều thỏa thuận hợp tác khác cho thấy Ấn Độ và Việt Nam thắt chặt quan hệ an ninh. New Delhi đã cung cấp cho Việt Nam 100 triệu đôla tín dụng để mua tàu tuần duyên và đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Ấn Độ. Giới chuyên gia quốc phòng tại New Delhi giải thích : với thủ tướng Nendra Modi, Ấn Độ gia tăng hợp tác quân sự với Việt Nam vì « đe dọa từ Trung Quốc ». Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói rõ thêm : mối quan tâm chung của hai nước là Trung Quốc và Biển Đông.
Về mặt lý thuyết, vệ tinh của Ấn Độ được mô tả là có nhiệm vụ khoa học, quan sát ruộng nương, môi trường, sông biển một vùng rộng lớn từ Ấn Độ cho đến Việt Nam. Tuy nhiên, do công nghệ không ảnh rất tiến triển của Ấn Độ, hình ảnh do vệ tinh cung cấp có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự. Theo các chuyên gia quốc phòng, hợp tác Ấn Độ –Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho hai nước về mặt quân sự, như nhận định của Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải của Singapore.
Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ một mối lo âu. Cả hai đều có biên giới chung với Trung Quốc và xung khắc lâu năm với Bắc Kinh. Hà Nội cần công nghệ tân tiến để theo dõi hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Ấn Độ cần có một hệ thống vận hành tại châu Á mà trạm ở miền nam Việt Nam là « trung tâm » thứ năm bên cạnh các trạm ở đảo Anmadan trên Ấn Độ Dương, đảo Nocobar ở Brunei, đảo Biak ở miền đông Indonesia và quốc đảo Maurice tại Ấn Độ Dương.
Deviprasad Karnik, một phát ngôn viên của Tổ Chức Nghiên Cứu Không Gian ISRO, cho biết trạm vận hành tại Việt Nam « làm tăng thêm » hiệu năng của vệ tinh. Nhưng điểm đặc biệt của trạm đặt tại Việt Nam là có trang thiết bị cho phép Ấn Độ lẫn Việt Nam cùng khai thác mọi hình ảnh kể cả ở vùng Biển Đông và trên lãnh thổ Trung Quốc do vệ tinh cung cấp tức thời.
Được Reuters đặt câu hỏi, một viên chức Ấn Độ, xin dấu tên vì chưa được phép trình bày với báo chí, nhận định là Việt Nam sẽ trực tiếp khai thác các thông tin này mà không cần đèn xanh của New Delhi. Quan sát các căn cứ hải quân dọc theo vùng duyên hải Hoa lục, theo dõi hoạt động của chiến thuyền Trung Quốc, các đảo nhân tạo mới xây ở Trường Sa là những mục tiêu quân sự của Việt Nam.
Trong hệ thống quan sát này, Ấn Độ đã huy động 11 vệ tinh. Nhưng tổ chức ISRO vẫn chưa biết khi nào thì trung tâm tại Việt Nam vận hành vì vẫn còn « đang đối thoại ». Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có dự án nhưng không cho biết thêm chi tiết. Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận, còn bộ Quốc phòng thì cho là dự án hợp tác vệ tinh Việt-Ấn không mang tính quân sự.
Theo Reuteurs, kế hoạch này và nhiều thỏa thuận hợp tác khác cho thấy Ấn Độ và Việt Nam thắt chặt quan hệ an ninh. New Delhi đã cung cấp cho Việt Nam 100 triệu đôla tín dụng để mua tàu tuần duyên và đào tạo thủy thủ tàu ngầm tại Ấn Độ. Giới chuyên gia quốc phòng tại New Delhi giải thích : với thủ tướng Nendra Modi, Ấn Độ gia tăng hợp tác quân sự với Việt Nam vì « đe dọa từ Trung Quốc ». Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói rõ thêm : mối quan tâm chung của hai nước là Trung Quốc và Biển Đông.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten