Bình Nhưỡng cấm người dân mang tên Kim Jong Un
Chỉ thị nghiêm cấm dân Bắc Triều Tiên mang tên họ Kim Jong Un được ban hành vào đàu năm 2011 - REUTERS /KCNA
Tính chất độc tài của chế độ Bình Nhưỡng thường xuyên được giới phân tích nhắc đến. Nhưng vào hôm qua, 02/12/2014, một đài truyền hình Hàn Quốc đã nêu bật một khía cạnh ít được nói đến : Lãnh tụ Bắc Triều Tiên có luật lệ bảo vệ tính chất độc quyền sở hữu tên của mình, với một ví dụ tiêu biểu là trường hợp Kim Jong Un.
Trong một chương trình được phát sóng tối hôm qua 02/12, đài truyền hình nhà nước Hàn Quốc KBS đã trích dẫn một tài liệu lưu hành nội bộ tại Bắc Triều Tiên nghiêm cấm mọi người dân Bắc Triều Tiên được mang tên họ Kim Jong Un.
Đó là một chỉ thị hành chánh cấp Nhà nước, ban hành vào tháng Giêng năm 2011, tức là một năm trước khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un lên nắm quyền, đòi tất cả những ai mang tên Kim Jong Un là phải thay đổi tên gọi.
Chỉ thị do chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên lúc đó là Kim Il Sung gởi đến tất cả các quan chức trong Đảng Cộng sản, Quân đội và Công an, yêu bảo đảm sao cho chỉ thị được thực hiện nghiêm túc. Tháng Giêng năm 2011 là thời điểm ngay sau khi Kim Jong Un đã được cha mình chọn lên để kế vị. Kim Jong-Il đã qua đời vào tháng 12 năm đó.
Nội dung chỉ thị được đài truyền hình Hàn Quốc trích dẫn nói rõ : « Tất cả các cơ quan đảng và công an phải lên danh sách cư dân mang tên Kim Jong Un... và thuyết phục họ tự nguyện thay đổi tên gọi ». Việc đổi tên được áp dụng cho mọi loại tài liệu chính thức, kể cả giấy tờ bảo hiểm xã hội hay bằng cấp.
Không chỉ thế, các cấp chinh quyền cũng được lệnh từ chối cấp giấy khai sinh cho trẻ sơ sinh nào được đặt tên là Kim Jong Un.
Theo hãng tin Pháp AFP, tính xác thực của các tài liệu do đài truyền hình KBS trích dẫn không thể được kiểm chứng một cách độc lập, và Bộ Thống nhất của Hàn Quốc đã từ chối bình luận.
Tuy nhiên, trả lời hãng tin Pháp, một quan chức chính phủ tại Seoul đã nhắc lại rằng chế độ Bình Nhưỡng nổi tiếng là chuyên cấm người dân sở hữu tên trùng với danh tánh của hai lãnh tụ trước đây là Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Theo quan chức này : « Căn cứ vào việc Bắc Triều Tiên đã duy trì chính sách này dưới thời hai nhân vật lãnh đạo đó, hoàn toàn có khả năng chính sách được tiếp tục vào lúc này ».
Người đã thu thập được tài liệu kể trên, bà Park Jin Hee, một người từ Bắc Triều Tiên đào thoát qua Hàn Quốc vào năm 2008 và hiện làm việc cho đài KBS, khẳng định rằng bà tin chắc là chỉ thị năm 2011 đó đã được thực thi một cách hiệu quả. Theo bà : « Không có ai ở Bắc Triều Tiên mang tên Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, và chắc chắc là luật lệ này cũng được áp dụng trong trường hợp Jong Un".
Hãng tin Mỹ AP cũng cho rằng ở Bắc Triều Tiên, chỉ có duy nhất một Kim Jong Un. Hãng tin này trích dẫn một quan chức chính quyền Seoul, xin giấu tên, xác nhận sự tồn tại của chỉ thị năm 2011 – nhưng từ chối tiết lộ do đâu ông có được thông tin.
Ngoài việc thể hiện rõ nét tính chất độc tài của chế độ Bình Nhưỡng, biện pháp « độc quyền tên riêng » lại càng nêu bật tính chất phong kiến của chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa Bắc Triều Tiên, vừa là cha tuyền con nối, gia đình trị, vừa « cấm phạm húy ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141203-binh-nhuong-cam-nguoi-dan-mang-ten-kim-jong-un/
Đó là một chỉ thị hành chánh cấp Nhà nước, ban hành vào tháng Giêng năm 2011, tức là một năm trước khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un lên nắm quyền, đòi tất cả những ai mang tên Kim Jong Un là phải thay đổi tên gọi.
Chỉ thị do chính lãnh đạo Bắc Triều Tiên lúc đó là Kim Il Sung gởi đến tất cả các quan chức trong Đảng Cộng sản, Quân đội và Công an, yêu bảo đảm sao cho chỉ thị được thực hiện nghiêm túc. Tháng Giêng năm 2011 là thời điểm ngay sau khi Kim Jong Un đã được cha mình chọn lên để kế vị. Kim Jong-Il đã qua đời vào tháng 12 năm đó.
Nội dung chỉ thị được đài truyền hình Hàn Quốc trích dẫn nói rõ : « Tất cả các cơ quan đảng và công an phải lên danh sách cư dân mang tên Kim Jong Un... và thuyết phục họ tự nguyện thay đổi tên gọi ». Việc đổi tên được áp dụng cho mọi loại tài liệu chính thức, kể cả giấy tờ bảo hiểm xã hội hay bằng cấp.
Không chỉ thế, các cấp chinh quyền cũng được lệnh từ chối cấp giấy khai sinh cho trẻ sơ sinh nào được đặt tên là Kim Jong Un.
Theo hãng tin Pháp AFP, tính xác thực của các tài liệu do đài truyền hình KBS trích dẫn không thể được kiểm chứng một cách độc lập, và Bộ Thống nhất của Hàn Quốc đã từ chối bình luận.
Tuy nhiên, trả lời hãng tin Pháp, một quan chức chính phủ tại Seoul đã nhắc lại rằng chế độ Bình Nhưỡng nổi tiếng là chuyên cấm người dân sở hữu tên trùng với danh tánh của hai lãnh tụ trước đây là Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Theo quan chức này : « Căn cứ vào việc Bắc Triều Tiên đã duy trì chính sách này dưới thời hai nhân vật lãnh đạo đó, hoàn toàn có khả năng chính sách được tiếp tục vào lúc này ».
Người đã thu thập được tài liệu kể trên, bà Park Jin Hee, một người từ Bắc Triều Tiên đào thoát qua Hàn Quốc vào năm 2008 và hiện làm việc cho đài KBS, khẳng định rằng bà tin chắc là chỉ thị năm 2011 đó đã được thực thi một cách hiệu quả. Theo bà : « Không có ai ở Bắc Triều Tiên mang tên Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, và chắc chắc là luật lệ này cũng được áp dụng trong trường hợp Jong Un".
Hãng tin Mỹ AP cũng cho rằng ở Bắc Triều Tiên, chỉ có duy nhất một Kim Jong Un. Hãng tin này trích dẫn một quan chức chính quyền Seoul, xin giấu tên, xác nhận sự tồn tại của chỉ thị năm 2011 – nhưng từ chối tiết lộ do đâu ông có được thông tin.
Ngoài việc thể hiện rõ nét tính chất độc tài của chế độ Bình Nhưỡng, biện pháp « độc quyền tên riêng » lại càng nêu bật tính chất phong kiến của chế độ gọi là xã hội chủ nghĩa Bắc Triều Tiên, vừa là cha tuyền con nối, gia đình trị, vừa « cấm phạm húy ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141203-binh-nhuong-cam-nguoi-dan-mang-ten-kim-jong-un/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten