donderdag 24 oktober 2013

Việt Nam: Khi lịch sử được viết theo ý Đảng

Khi lịch sử được viết theo ý Đảng

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_SAPA990218235100-305.jpg
CT Hồ Chí Minh (thứ 2 từ phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên, trái) bàn về một chiến dịch quân sự ở Việt Nam vào năm 1950
AFP photo



Tình trạng học sinh VN hiện nay “quay lưng với môn Sử” hẳn là điều không những đáng buồn mà còn tai hại vì, theo nhận xét của TS Sử học Nguyễn Văn Khoan thuộc Hội Khoa học Lịch sử VN, “Không biết lịch sử dân tộc, không biết lịch sử đất nước mình thì tất yếu sẽ không biết được niềm tự hào đất nước, tự hào dân tộc là gì. Học Lịch sử là để học tinh thần yêu nước, mà tinh thần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là nếu lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước bị bóp méo hay bị xóa sổ thì sao?

Không thể viết lại quá khứ

Qua bài “Bàn về tẩy não”, blogger Trần Trung Đạo lưu ý rằng “Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc”, và “Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc”.
Sử gia Trần Gia Phụng từ Toronto, Canada khẳng định rằng hai câu viết này của nhà văn Trần Trung Đạo “hoàn toàn đúng với thực tế”. Theo Sử gia Trần Gia Phụng thì “những người viết sử của đảng CSVN luôn luôn sửa lại quá khứ một cách trắng trợn cho phù hợp với chủ trương đường lối của đảng trong từng giai đoạn, nhằm luôn luôn giành lẽ phải và chính nghĩa về cho đảng CSVN”; và ông nhấn mạnh:
Tôi xin nhấn mạnh là mọi người có thể thay đổi tương lai, nhưng không một ai có thể sửa đổi quá khứ. Lịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ. Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.  Cộng sản có thể nhất thời làm nhiễu xạ quá khứ, nhiễu xạ lịch sử nhưng không thể nào thủ tiêu quá khứ, thủ tiêu lịch sử. Ví dụ cụ thể là mấy chục năm nay, những nhà viết sử CS ra công tô son điểm phấn cho lãnh tụ của họ là Hồ Chí Minh, nào là ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nào là cuộc sống độc thân giản dị, nào là  Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh…

Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc
- Blogger Trần Trung Đạo
Thực tế cho thấy năm 1911, khi đến đất Pháp được hai tháng, Hồ Chí Minh xin vào học trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, đơn xin nhập học còn sờ sờ ra đó.  Vậy là ông ta ra đi để mưu sinh chứ không phải ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT.  Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?  Hồ Chí Minh không bao giờ được UNESCO vinh danh, như mấy vị giáo sư CS ca ngợi. Ví dụ còn nhiều lắm kể không thể hết…
Theo nhà văn Trần Trung Đạo thì “Lịch sử thế giới chỉ riêng từ thế chiến thứ hai cho đến nay có nhiều anh hùng đã đóng góp trí tuệ hay máu xương vào công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước họ hay giải phóng dân tộc họ khỏi ách thực dân. Vài trường hợp điển hình như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), Winston Churchill (Anh), Charles de Gaulle (Pháp), Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc), Franklin D. Roosevelt (Mỹ). Nhưng khi họ qua đời, ngoài tang quyến, không có cảnh ‘Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa’ như khi  ông Hồ Chí Minh mất và ‘ôm thật chặt cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương’ như khi ông Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ở Việt Nam. Bởi vì những lãnh đạo thế giới nêu trên là những anh hùng thật, con người thật, có thành công và thất bại, có điểm tốt và điểm xấu và cuộc đời họ được phô bày trước dư luận chứ không phải là sản phẩm do nhà máy tuyên truyền sản xuất trong một xã hội bị bưng bít thông tin”.
Đó là chuyện viết sử “theo sử quan của đảng”. Thế còn chuyện “phớt lờ lịch sử” hay “xóa sổ lịch sử” thì sao?

Im lặng trước những sự kiện trọng đại

Trong thời gian gần đây, công luận trong và ngòai nước cảnh báo về việc hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền VN cùng giới truyền thông nhà nước hầu như im lặng trước những biến cố lịch sử trọng đại, như không còn công khai kỷ niệm ngày Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh mà biến ngày đại thắng ấy thành ngày “trẩy hội Xuân” bình thường; thậm chí bia tưởng niệm công lao của Vua Quang Trung ở núi Dũng Quyết (Vinh, Nghệ An) cũng bị đục bỏ.
Rồi họ cũng lờ đi những thời điểm kỷ niệm các bộ đội VN hy sinh trong cuộc chiến đẫm máu chống quân TQ xâm lược tại vùng biên giới Việt-Hoa hồi năm 1979, trong cuộc chiến bảo vệ Hòang Sa chống TQ hồi năm 1974 khiến nhiều chiến sĩ VNCH tử vong, hay trong cuộc hy sinh khiến máu đào nhuộm đỏ biển Đông của hải quân VN ra sức bảo vệ đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988.
002_1338-12-250.jpg
Ông Nguyễn Tất Thành (HCM) tại Pháp năm 1920. AFP photo

Thậm chí các vị học giả, trí thức, thanh niên yêu nước ra sức dâng hương, vòng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh vì chống phương Bắc xâm lược cũng bị công an ngăn cản, gây khó khăn…Từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng về chuyện “ phớt lờ lịch sử” này:
Lịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ. Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.
- Sử gia Trần Gia Phụng
Những sự việc ông dẫn ra là sự việc có thật. Và điều đó làm cho nhiều người VN bây giờ rất bất mãn đối với những người lãnh đạo đảng CSVN…Nguy cơ hàng đầu đối với VN bây giờ là nguy cơ bị TQ xâm lấn và đặt ách đô hộ VN –ách đô hộ mềm, tức là thông qua điều lừa gạt gọi là ý thức hệ. Cho nên người dân VN bây giờ nói chung, mà lại càng những người trí thức hay những người từng đi làm cách mạng, mối băn khoăn và âu lo nhất của họ hiện giờ là sự xâm lấn, sự đô hộ của TQ. Nhưng người lãnh đạo đảng CSVN không nhìn thấy điều đó, và vẫn âm mưu xóa nhòa thực tế phũ phàng cùng sự lừa bịp của TQ.
GS Hà Văn Thịnh từ Huế cho rằng:
Đó là do cái chính sách ngọai giao “mềm dẻo, không nên kích động hận thù, xóa bỏ quá khứ, nhìn về tương lai”.v.v… Hiện nay, VN thể hiện quan hệ với TQ, theo tôi nghĩ, nó đi quá xa, bởi vì là bạn hay trên bạn hoặc dưới bạn một chút thì nguyên tắc vẫn là VN phải giữ vững độc lập, tự do. Còn chừng nào mà TQ còn chiếm đất của mình, chiếm biển, chiếm đảo của mình rồi hành hạ ngư dân mình, ngang tàng phách lối mời gọi đấu thầu dầu ở biển Đông v.v…, thì đó không phải là bạn.

Không biết nhận lỗi

Vừa rồi chỉ là một số biến cố lịch sử gần đây nhất bị “bỏ quên”. Còn nếu ngược dòng thời gian, thì người dân Việt hẳn còn nhớ vụ thảm sát Mậu Thân khiến nhà văn Nhã Ca có bài “Giải Khăn Sô Cho Huế” để “cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế” – biến cố bị giới cầm quyền chối bỏ trách nhiệm; Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc khởi xướng đầu năm 1955 đã chính thức bị dập tắt hồi tháng 6 năm 1958 - và từ đó cho tới giờ, giới cầm quyền hòan tòan “xóa sổ” biến cố lịch sử này. Rồi vô số đồng bào bị chết oan trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc hồi thập niên 1950 nhưng thân nhân không được dựng bia tưởng niệm…
Sử gia Trần Gia Phụng nhận xét về những biến cố này:
Trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan?
- Sử gia Trần Gia Phụng
Trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan? Cũng nên chú ý vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Đảng CS mới cầm quyền ở các thành phố miền Bắc sau năm 1954, chưa ổn định được xã hội, còn lo ngại các thế lực còn lại, và nhất là đảng CS đang kiếm cách tổng tuyển cử với miền Nam sau hiệp định Geneve, nên mới giao cho Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi, vì lúc đó ông tướng nầy còn mang những hào quang chiến thắng.
Tôi nói xin lỗi chiếu lệ vì một khi xin lỗi, nghĩa là thấy ra lỗi thì phải hối lỗi, phải cải cách. Đàng nầy đảng CS đạt được mục đích áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy, cướp hết đất đai dân chúng, rồi lùa dân chúng vào hợp tác xã, CS có sửa đổi gì đâu? Ngoài ra, CSVN không bao giờ xin lỗi vụ Nhân Văn Gia Phẩm, vụ Mậu Thân Huế. Để xóa sổ những tội ác trong CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Mậu Thân Huế, thì CS bóp méo sự thật lịch sử, viết lại có bài bản làm cho người ta lầm tưởng là thật, nhưng dù làm cách gì đi nữa thì cũng không thể xóa được tội ác của CS. Ví dụ CCRĐ tàn bạo như thế, được các nhà viết sử CS sửa lại là thành công được bao nhiêu hợp tác xã, được bao nhiêu sản lượng thực phẩm …  Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó. “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Có một biến cố lịch sử nữa liên quan thảm cảnh thuyền nhân VN tại biển Đông cũng bị nhà cầm quyền VN ra sức xóa sổ.  Trong số mấy triệu người dân Việt bỏ nước ra đi tìm tự do sau khi Saigòn thất thủ hồi năm 1975, khỏang nửa triệu người trong số này đã nằm lại vĩnh viễn ở biển cả, rừng sâu núi thẳm hay gởi nắm xương tàn tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Nhưng rồi hai tấm bia tại đảo Bidong ở Malaysia và đảo Galang tại Indonesia do Văn Khố Thuyền Nhân VN thiết lập để tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên đường tìm tự do, để tri ân Cao Ủy Tỵ nạn LHQ cùng các nước sở tại đã cưu mang họ một thời, cũng bị Hà Nội vận động Malaysia và Indonesia “xóa sổ lịch sử”. Một cựu thuyền nhân VN nhận xét:
Chuyện này hết sức vô nhân đạo, vì mồ mả của những ngườiđi tìm tự do không may nằm lại rất đáng kỷ niệm. Nhiều khi gia đình nào cũng đều bị thiệt hại trong chuyến đi: Có người thì con chết, người thì vợ chết, thậm chí có trường hợp chết cả gia đình. Thì chuyện tưởng niệm thuyền nhân là việc nên làm, và là chuyện đương nhiên rồi. Bây giờ Việt Nam không cho tưởng niệm đó là quá vô nhân đạo.”
Đó là chưa kể trại tỵ nạn cũ của thuyền nhân tại Galang cũng bị VN áp lực Jakarta “xóa sổ”, khiến bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Batam của Indonesia phản ứng rằng, “địa điểm này hòan tòan có giá trị lịch sử và nhân đạo”.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/forgot-distort-history-tq-10212013104910.html

Việc sửa đổi lịch sử Việt Nam của đảng cộng sản

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Vụ thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế: Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích (Wikipedia)
Vụ thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế: Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích (Wikipedia)
Screen copy/LIFE

Nghe bài này
Qua bài tựa đề “Bàn Về Tẩy Não”, nhà văn Trần Trung Đạo cư ngụ tại Hoa Kỳ có nói rằng “ Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc”, và “Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc”. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Sử gia Trần Gia Phụng từ Toronto, Canada nhận xét về chuyện đảng CSVN “vẽ ra” hay “thay đổi” lịch sử, như sau:
Sửa lại quá khứ một cách trắng trợn
Trần Gia Phụng:  Thưa ông, hai câu viết của nhà văn Trần Trung Đạo mà ông trích dẫn trên đây hoàn toàn đúng với thực tế.  Những người viết sử của đảng CSVN luôn luôn sửa lại quá khứ một cách trắng trợn cho phù hợp với chủ trương đường lối của đảng trong từng giai đoạn, nhằm luôn luôn giành lẽ phải và chính nghĩa về cho đảng CSVN.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là mọi người có thể thay đổi tương lai, nhưng không một ai có thể sửa đổi quá khứ.  Lịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ.  Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.  Cộng sản có thể nhất thời làm nhiễu xạ quá khứ, nhiễu xạ lịch sử nhưng không thể nào thủ tiêu quá khứ, thủ tiêu lịch sử.
Ví dụ cụ thể là mấy chục năm nay, những nhà viết sử CS ra công tô son điểm phấn cho lãnh tụ của họ là Hồ Chí Minh, nào là ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nào là cuộc sống độc thân giản dị, nào là  Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh…
Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT. Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?
Sử gia Trần Gia Phụng
Thực tế cho thấy năm 1911, khi đến đất Pháp được hai tháng, Hồ Chí Minh xin vào học trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, đơn xin nhập học còn sờ sờ ra đó.  Vậy là ông ta ra đi để mưu sinh chứ không phải ra đi tìm đường cứu nước.
Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam. Tài liệu: Franz Faber,1955 Kongress – Verlag Berlin
Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam. Tài liệu: Franz Faber,1955 Kongress – Verlag Berlin

Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT.  Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?  Hồ Chí Minh không bao giờ được UNESCO vinh danh, như mấy vị giáo sư CS ca ngợi.  Ví dụ còn nhiều lắm kể không thể hết thưa ông.
Thanh Quang: Thưa ông, có những biến cố nổi bật trong dòng lịch sử VN như cuộc thảm sát năm Mậu Thân ở Huế, Phong trào Nhân văn Giai Phẩm, Cải cách Ruộng Đất ở miền Bắc trước kia khiến vô số người chết oan. Nếu có ý kiến cho rằng Hà Nội ra sức “xóa sổ” những biến cố này để chạy tội thì ông nghĩ sao về ý kiến như vậy (Vì thực ra, Hà Nội cũng có nhận sai lầm về Cải Cách Ruộng Đất) ?
Trần Gia Phụng:  Thưa ông, trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng.  Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan?  Cũng nên chú ý vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó.  Đảng CS mới cầm quyền ở các thành phố miền Bắc sau năm 1954, chưa ổn định được xã hội, còn lo ngại các thế lực còn lại, và nhất là đảng CS đang kiếm cách tổng tuyển cử với miền Nam sau hiệp định Geneve, nên mới giao cho Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi, vì lúc đó ông tướng nầy còn mang những hào quang chiến thắng.  Tôi nói xin lỗi chiếu lệ vì một khi xin lỗi, nghĩa là thấy ra lỗi thì phải hối lỗi, phải cải cách.  Đàng nầy đảng CS đạt được mục đích áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy, cướp hết đất đai dân chúng, rồi lùa dân chúng vào hợp tác xã, CS có sửa đổi gì đâu?
Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích. Tội ác của CS luôn luôn còn đó. “Trăm năm bia đá thì mòn - Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Sử gia Trần Gia Phụng
...Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó.  “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Ngoài ra, CSVN không bao giờ xin lỗi vụ Nhân Văn Gia Phẩm, vụ Mậu Thân Huế.  Để xóa sổ những tội ác trong CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Mậu Thân Huế, thì CS bóp méo sự thật lịch sử, viết lại có bài bản làm cho người ta lầm tưởng là thật, nhưng dù làm cách gì đi nữa thì cũng không thể xóa được tội ác của CS.
Ví dụ CCRĐ tàn bạo như thế, được các nhà viết sử CS sửa lại là thành công được bao nhiêu hợp tác xã, được bao nhiêu sản lượng thực phẩm . Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó.  “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Ông Hồ Chí Minh
Ông Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu

Thông tin khoa học toàn cầu sẽ chứng minh lại sự thật
Thanh QuangThưa ông, nói chung thì công luận cáo giác rằng nhà cầm quyền CSVN luôn tìm cách xóa sổ những biến cố lịch sử nào gây bất lợi cho họ, dù đó là những sử kiện không thể chối cãi. Ông nhân xét như thế nào về vấn đề này ?
Trần Gia Phụng:  Thưa ông, như tôi đã trình bày ở trên, xóa sổ những biến cố lịch sử gây bất lợi cho họ là chủ trương của CSVN từ xưa tới nay, dù đó là những sử kiện không thể chối cãi.  Chẳng những thế, CS còn xóa bỏ hay chú thích sai cả những hình ảnh mà CS tự cho là bất lợi.  Nhà văn Vũ Thư Hiên trong hồi ký Đêm giữa ban ngày, có kể lại trường hợp hình ảnh phụ thân ông bị xóa sửa vì ông cụ bị quy chụp trong vụ chống đảng CSVN.  Một ví dụ điển hình nhứt là ngày 30-12-1999, CSVN ký hiệp định nhượng ải Nam Quan cho Trung Cộng.  Nếu ai theo dõi sách vở kỹ, thì sẽ thấy các sách địa lý hay lịch sử Việt Nam do CS xuất bản từ sau năm 2000 trở đi, hoàn toàn không còn có chữ Nam Quan nữa.  Cộng sản làm như thế để trẻ em Việt Nam sau nầy sẽ không còn thắc mắc về ải Nam Quan.  Đây là tội phản quốc trắng trợn của đảng CSVN sẽ bị dân tộc Việt chúng ta đời đời lên án.

Dần dần thời gian sẽ xóa đi những lớp bụi giả tạo của CS, sự thật sẽ tái hiện, nhất là trong hoàn cảnh thông tin khoa học toàn cầu tiến bộ như ngày nay. Khi đó, những tuyên truyền, bóp méo chẳng ích lợi gì mà còn bị phản ứng ngược rất mạnh mẽ.
Sử gia Trần Gia Phụng
Thanh Quang: Thưa ông, theo ông thì tại sao nhà cầm quyền CSVN làm như vậy,và những hành động đó có thể ảnh hưởng tới các sử gia về sau như thế nào trong việc viết nên một giai đọan lịch sử cho trung thực?
Trần Gia Phụng: Thưa ông, nhà cầm quyền CS theo châm ngôn “cùng đích biện minh cho phương tiện”, nên họ dùng tất cả các phương tiện, dù láo khoét, để phục vụ cùng đích của họ, là quyền lợi của đảng CS, làm thế nào cho đảng CS luôn luôn nắm phần chính nghĩa và thành công.  Hơn nữa, dưới chế độ độc tài toàn trị, chỉ có tài liệu của đảng CS được lưu truyền, mà không có tài liệu nào khác, nên các nhà viết sử CS múa gậy vườn hoang, vẽ rồng vẽ rắn tùy thích, không ai kiểm soát cả, không ai so sánh.  Đôi khi những nhà viết sử còn bóp méo lịch sử để lập công với lãnh đạo của họ.
Hầu hết các người có ruộng đất đưa ra xử đều bị đánh đến chết
Hầu hết các người có ruộng đất đưa ra xử đều bị đánh đến chết. Ảnh tư liệu

Còn về việc những hành động đó có thể ảnh hưởng tới các sử gia về sau như thế nào, thì thưa với ông, đơn giản chỉ tạm thời làm nhiễu xạ lịch sử, và chỉ một số người ở dưới chế độ độc tài toàn trị tin theo, vì họ không biết gì khác và cũng không thể suy nghĩ hay viết gì khác.  Tuy nhiên, như tôi đã trình bày ở trên, dần dần thời gian sẽ xóa đi những lớp bụi giả tạo của CS, sự thật sẽ tái hiện, nhất là trong hoàn cảnh thông tin khoa học toàn cầu tiến bộ như ngày nay.  Khi đó, những tuyên truyền, bóp méo chẳng ích lợi gì mà còn bị phản ứng ngược rất mạnh mẽ.  Đọc những Trần Độ, Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc… thì thấy rõ điều nầy.
Thanh Quang: Cảm ơn Sử gia Trần Gia Phụng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/his-distor-by-communis-10232013073302.html

Vì sao học sinh không thích học lịch sử?

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-04-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

ls1-305.jpg
Học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền ở Sài Gòn xé giấy được coi là đáp án thi sử ném xuống sân trường để ăn mừng hôm 30/3/2013.
Screen capture



Cuối tuần qua, trên mạng internet và báo chí lan truyền một đoạn video quay cảnh các học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền ở Sài Gòn xé giấy được coi là đáp án thi sử ném xuống sân trường để ăn mừng thông báo của Bộ Giáo dục về việc không thi môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm nay. Đã có nhiều ý kiến chỉ trích của công luận xung quanh hình ảnh bị coi là phản cảm này, mặc dù đã có phản ứng từ học sinh Nguyễn Hiền nói rằng các em không xé đáp áp thi sử. Tuy nhiên hình ảnh  này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về việc dạy và học sử ở các trường học tại Việt nam.

Tại sao xé giấy ăn mừng?

Ngày 7 tháng 4, trang VNexpress cho chiếu một đoạn video clip dài khoảng 2 phút cho thấy hình ảnh các em học sinh ở trường PTTH Nguyễn Hiền, Sài Gòn, đang reo hò vui sướng xé giấy, ném xuống trắng cả sân trường. Theo bài báo, đoạn video này được quay vào ngày 30 tháng 3 sau khi có thông báo của Bộ Giáo dục về 6 môn thi tốt nghiệp PTTH năm nay, trong đó không có môn sử. Các em học sinh trường Nguyễn Hiền đã reo hò, xét giấy được coi là đề cương thi môn sử để ăn mừng.
Ngay sau khi đoạn video clip được đưa lên mạng, đã có rất nhiều ý kiến chỉ trích hành vi này của các em học sinh. Sau đó đã có một số học sinh ở trường Nguyễn Hiền đính chính trên mạng rằng các em không xé đề cương thi môn sử như mọi người nghĩ mà chỉ là giấy nháp để ăn mừng việc không phải thi môn sử mà thôi.
Theo tôi thì người thầy cũng có trách nhiệm trong hiện trạng đau lòng là khi thấy không thi môn sử thì học sinh xé tan nát đề cương lịch sử.
Nguyễn Thượng Long
Mặc dù vậy, hành động xé giấy ăn mừng không phải thi môn sử của các em học sinh trường Nguyễn Hiền cũng cho thấy một thực tế về việc dạy và học sử tại Việt Nam.  Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một trong những giáo viên đã từng nhiều lần lên tiếng về các tiêu cực trong giáo dục ở Hà Tây, nhận xét:
“Giả sử các em có ném tài liệu môn sử, thì việc đó đối với tôi cũng không ngạc nhiên lắm vì từ thế hệ tôi từ xưa đến nay khi học môn sử thì chúng tôi cũng nắm được khá nhiều thông tin của nó, giải thích được phần nào tâm lý của học sinh không thích học sử lắm. Vì sách giáo khoa của Việt Nam viết quá nặng nề về các dữ kiện ngày giờ tháng năm, rồi thu được bao nhiêu đơn vị vũ khí, giết được bao nhiêu quân địch.”
Chi Lan, một học sinh học lớp 11 tại Sài Gòn nói em không thích học sử bởi cách dạy môn này tại các trường.
3-f3e6c-250.jpg
Học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền ở Sài Gòn xé giấy được coi là đáp án thi sử ném xuống sân trường để ăn mừng hôm 30/3/2013. Screen capture.

“Em cảm giác sử mình đang học mà không có đam mê, người ta chỉ có đưa bài rồi dạy dạy, bao giờ kiểm tra thì đưa đề cương bắt học thuộc lòng chứ không có giải thích tận tình.”
Thầy giáo về hưu Nguyễn Thượng Long ở Hà Nội thì cho rằng, vấn đề người thầy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho học sinh không có đam mê với môn sử.
“Người thầy dạy mà không có điều chỉnh sách vở mà chỉ như một máy ghi âm, phát âm lại những giáo điều đó trong lịch sử thì làm sao chuyển lửa đến cho học sinh. Theo tôi thì người thầy cũng có trách nhiệm trong hiện trạng đau lòng là khi thấy không thi môn sử thì học sinh xé tan nát đề cương lịch sử và trắng cả sân trường thì đó là một hình ảnh rất phản cảm.”

Một môn học tuyên truyền?

Trong việc dạy sử, vấn đề có lẽ đã được báo chí nói đến nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa, giáo trình môn sử trong các trường học. Chưa kể chuyện sách sử in sai về các sự kiện, nhân vật lịch sử, theo các giáo viên, giáo trình sử trong trường hiện nay còn mang tính một chiều rất nặng. Nhà giáo Nguyễn Thượng Long cho biết:
“Nói về giáo trình lịch sử, chúng ta được học một giáo trình rất đồ sộ và giáo trình của chúng ta là một lịch sử chỉ có một chiều, ví dụ như ta thắng thì địch phải thua, ta chính nghĩa, địch phi nghĩa, ta tốt, kẻ thù là kẻ ác, trước sau thế nào thì ta cũng chiến thắng rực rỡ. Đó là một sự xói mòn. Lịch sử theo tôi không phải như thế. Lịch sử có thể có hùng ca có thể có bi tráng, có thành công, có thất bại, có cao thượng và lịch sử cũng chứng kiến sự thấp hèn của con người. Đó mới là chính sử.”
Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo trình sử gò bó, một chiều cũng góp phần làm cho chính các giáo viên dạy sử nản lòng, không tận tâm với việc giảng dạy.
Tôi nói chuyện với một số giáo viên dạy sử thì họ nói chúng em dạy sử cũng chán vì môn sử nói một chiều nhiều quá, toàn nói cái hay, trận nào Việt Nam cũng thắng, địch thua.
Đỗ Việt Khoa
“Tôi nói chuyện với một số giáo viên dạy sử thì họ nói chúng em dạy sử cũng chán vì môn sử nói một chiều nhiều quá, toàn nói cái hay, trận nào Việt Nam cũng thắng, địch thua mà trên thực tế thì ta chết nhiều hơn địch. Vậy mà người viết sử không đưa vào trong sách để học sinh có cái nhìn đa chiều để cho các thế  hệ sau này rút kinh nghiệm vì sao thua, thất bại thế nào, ai chịu trách nhiệm cái đó. Có như thế thì mới là cái nhìn đa chiều, dạy mới hấp dẫn, khách quan. Còn đến giờ sách sử chỉ như một tài liệu ca ngợi. đánh trận nào cũng thắng, chẳng thua. Người dạy không hứng thú.”
Chán sử, không muốn học sử đã dẫn đền tình trạng hàng ngàn bài thi sử của các em học sinh bị điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011. Nhưng đứng trước thực tế đau lòng này, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận, trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đã nói rằng đây chỉ là điều bình thường. Câu trả lời này của người đứng đầu ngành giáo dục cũng khiến nhiều người lên tiếng phê bình, cho rằng ngành giáo dục đã không nhìn nhận vấn đề một cách đúng mực để có những cải cách kịp thời trong việc dạy và học môn sử. Nhà giáo Nguyễn Thượng Long chia sẻ:
“Lỗi của các lãnh đạo giáo dục, tôi cũng thấy có vấn đề và nó góp phần làm cho học sinh coi thường môn lịch sử. Tôi không thể tưởng tượng nổi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận lại có thể có hàng nghìn bài thi sử có điểm 0 là rất bình thường. Thì làm sao học sinh còn thiết tha với môn sử nữa. Cái lỗi này không phải chỉ có tại học trò và thầy giáo, tôi nghĩ cả ban lãnh đạo giáo dục cũng không đạt chuẩn nên mới có vấn đề như vậy.”
Từ lâu nay, các lãnh đạo Việt Nam đã đề cập đến việc đổi mới giáo dục, tất nhiên trong đó có đổi mới việc giảng dạy môn sử. Tuy nhiên cho đến lúc này, người ta vẫn không thấy có những đổi mới nào thực sự được thực hiện. Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, tư duy chính trị đã cản trở việc đổi mới giáo dục nói chung và dạy sử nói riêng.
“Tình hình lúc này ở Việt Nam nói để thay đổi là rất khó. Thay đổi cách dạy, cách nhìn đã khó rồi, thay đổi về tư duy chính trị là gần như không được. Không tiến hành được. Ai mở mồm nói bây giờ là bất lợi, người ta bảo là chống đối, hay có tư tưởng suy thoái, biến chất, nên người ta không thay đổi. Bản chất sách giao khoa viết không trung thực đã bị nhiều người lên tiếng, cách đây một tháng báo chí đồng loạt lên tiếng chỉ trích sách giáo khoa sử viết chưa trung thực, nhưng thử hỏi ai bây giờ dám thay đổi sách giáo khoa sử, ai dám viết lại. Bộ chưa dám, chưa thay đổi, bắt người học thì các em cũng chán.”
Việc học sinh trường Nguyễn Hiền xé giấy ăn mừng không thi môn sử rõ ràng là một hình ảnh rất phản cảm dù có được giải thích thế nào đi chăng nữa. Thế nhưng, theo thầy giáo Nguyễn Thượng Long, người đáng trách nhất trong sự việc này vẫn là những người làm giáo dục, những người viết sử, bởi học sinh chỉ là những trang giấy trắng đang chờ được viết lên.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/y-students-don-t-want-study-history-vh-04082013140925.html

Học sinh Việt Nam quá kém môn sử. Vì đâu?

Hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay là kết quả của nhiều năm lơ là và đối xử bất công với môn học lịch sử. Chuyện này đang là đầu đề của nhiều tờ báo trong nước. Trách nhiệm về đâu?

Hai bà Trưng trong sách sử Việt.
Hai bà Trưng trong sách sử Việt.
Photo courtesy nguoivietquocgia.worldnet.com


Ảnh vua Thành Thái trong trang sử Việt Nam trên mạng- vietlist.com photo
Ảnh vua Thành Thái trong trang sử Việt Nam trên mạng- vietlist.com photo
Trách nhiệm ở Bộ

Môn lịch sử từ nhiều năm nay xuống cấp trầm trọng trong nhà trường và nhiều người đã lên tiếng cách này hay cách khác. Đáng buồn là những phản ảnh này không được giới chức trách nhiệm chú ý. Sau nhiều năm lập đi lập lại sai lầm, kết quả của kỳ thi tuyển năm nay chỉ là hậu quả của nhiều năm về trước.
Người trong ngành giáo dục không phải  ai cũng bình thản với kết quả này, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp dạy môn sử trong nhà trường. Không buồn sao được khi nhớ tới câu “mũi dại, lái chịu đòn” của cha ông còn đó. Giáo viên cố gắng dạy tốt bao nhiêu chăng nữa nhưng chương trình và giờ học được sắp xếp như đánh đố thầy cô lẫn học sinh, không chóng thì chầy chắc chắn sẽ mang lại kết quả này.
Theo những phản hồi trên báo chí, người ta thấy ngay lỗi này trứơc hết Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chịu trách nhiệm còn giáo viên và học sinh chỉ là nạn nhân. Bộ máy cồng kềnh quan liêu này đã nhiều năm ra những chỉ thị, chương trình gỉảng dạy mà không cần biết hiệu quả của nó đối với cả người đứng lớp lẫn học sinh sẽ như thế nào.

Đem sử phục vụ chính trị.

Chỉ riêng chương trình Lịch sử lớp 4 các em phải học một lượng thông tin khổng lồ từ thời Văn Lang kéo dài đến đời Nhà Nguyễn thì không cần giải thích ai cũng có thể hiểu em học sinh ấy sẽ đối phó ra sao, và thầy cô phải dạy như thế nào.
Lớp 4 như vậy và tới khi em leo được tới lớp 12 chương trình lịch sử lại tiếp tục đeo bám em với những bài học chính trị được lồng trong bối cảnh lịch sử một cách gượng ép lại càng khiến cho học sinh chán nản thêm nữa. Nhiệm vụ chính trị trong sách giáo khoa trực tiếp làm cho đôi vai của các em đã yếu ớt nay lại càng nhỏ bé hơn. Các em phải học một cuốn sử dài ngoằng mà cách soạn cũng như lời văn dẫn rất bác học, không những khó cho học sinh mà cả thầy cô giáo cũng phải mày mò tự tìm hiểu lấy.
Tính hấp dẫn theo tôi là phải gắn với hai thuộc tính quan trọng của lịch sử đó là tính trung thực và sự công bằng
Sử gia đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
 Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng đồng thời là một sử gia có ý kiến về vấn đề này như sau:
-"Tôi nghĩ đây là vấn đề nó tồn tại từ lâu rồi, hơn mười năm rồi. Có lúc nó trở thành điều bức xúc, nhất là trong một cuộc thi, mà một cuộc thi thì thế nào cũng liên quan đến câu hỏi, thế nhưng nền tảng của nó vẫn là vấn đề quan trọng nhất về vấn đề dạy sử đó là cái thách đố. Cái thách đố thứ nhất là tính hấp dẫn của nó.
Tính hấp dẫn theo tôi là phải gắn với hai thuộc tính quan trọng của lịch sử đó là tính trung thực và sự công bằng. Rõ ràng sử học Việt Nam trong thời gian rất dài nó phục vụ chính trị. Cái  nhiệm vụ chính trị tôi cho là không sai nhưng nó đã sơ cứng rồi, nó làm cho chương trình không tạo nên sự hấp dẫn cho bọn trẻ"

Sách giáo khoa gây chán nản

Cái ý thứ hai là vấn đề xã hội thì tôi nghĩ ngay cả các quốc gia phát triển, không biết ở Mỹ ra sao, nhưng tôi đọc báo tôi cũng thấy vấn đề này đó là việc tri thức lịch sử có ích gì cho các cháu trong cuộc sống hiện nay?
Mỗi ngày các cháu chỉ có 24 tiếng như mọi người khác thôi cháu phải chia sẻ thời gian ấy theo nhu cầu mưu sinh, phát triển nhất là ở xã hội như xã hội Việt Nam nói rất nhiều về lịch sử nhưng đối với sự học thì rất là khiêm tốn
Sách giáo khoa về lịch sử được soạn theo cung cách của tài liệu giống như trình luận án tiến sĩ, cho thấy tư duy của nhóm soạn giả có kinh nghiệm bao nhiêu trong lĩnh vực sách giáo khoa. Thầy cô giáo làm cách nào để thực hiện hết trách nhiệm của mình khi giảng dạy môn lịch sử trong lớp cho các em với một loại tài liệu khó hiểu và nhiêu khê như thế là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra.
Thạc sĩ Đinh Kim Phúc hiện công tác trường Đại học mở TPHCM cho biết nhận xét của ông về chất lượng giáo dục trong môn lịch sử như sau:
"Chất lượng dạy và học lịch sử đã được báo động hơn 30 năm qua chứ không phải bây giờ mới báo động, và cái kết quả kỳ thi tuyển sinh năm nay nó là câu trả lời đối với bộ Giáo Dục và đào tạo.
Người ta đã biến một bộ môn khoa học trở thành một bộ môn chính trị để tuyên truyền, để minh hoạ cho đường lối chính sách của nhà nước chứ không phải cho một ngành khoa học.
Vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay đã bị bóp méo. Nó được xây dựng trên một nền tảng không khoa học. Chính vì vậy nên thầy thì không muốn dạy mà trò thì không muốn học"

Hình vẽ vua Hàm Nghi trong một trang sử Việt trên mạng- vietlist.com photo
Hình vẽ vua Hàm Nghi trong một trang sử Việt trên mạng- vietlist.com photo
Ông Bộ trưởng lạc quan!

Bên cạnh văn phong bác học, một điều hết sức phi lý vẫn đang tồn tại  hàng ngày trong mái trường xã hội chủ nghĩa ngày nay, đó là môn học lịch sử với những sự kiện và con số có thể so sánh với một thư viện bỏ túi, nhưng giáo viên chỉ có một tiết dạy mỗi tuần thì nhồi nhét cách nào cho hết những cuốn sách giáo khoa ấy trong 12 năm học?
Những con số 0 trong bài thi tuyển sinh vừa rồi là bằng chứng làm cho những người có trách nhiệm phải thở dài, thế nhưng chính ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận lại hết sức lạc quan khi nói với báo chí rằng những con số 0 này là bình thường vì các nước Âu Mỹ cũng đang có hiện tượng như vậy.
Nguyễn Tất Thành thuở nhò tính tình ngổ ngáo, hay trốn học đi biểu tình, bị thực dân bắt, đuổi học, bèn câm thù mà tìm đường cứu nước..."
một bài thi tuyển sinh đại học, môn sử
Thạc sĩ Đinh Kim Phúc hiện công tác trường Đại học mở TPHCM và cũng là chuyên gia nghiên cứu Biển Đông cho biết kinh nghiệm của ông khi đích thân chấm thi môn lịch sử
"Tôi tham gia chấm thi kỳ tuyển sinh vừa qua về môn sử. Tôi không biết ông Bộ trưởng Giáo Dục Phạm Vũ Luận sẽ nghĩ như thế nào khi nghe môt số bài luận văn như sau, Với câu một, nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nứơc của Nguyễn Tất Thành thì một em nó viết:"Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước chứ có phải đi ngao du đâu?"
Một em khác viết "Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước vì người đã vứt bỏ tình yêu thương với một thiếu nữ cùng quê!" Rồi một em khác nữa nó viết "người không muốn đi theo vết xe đổ của đại thi hào Nguyễn Du!..."
Nhưng có lẽ cài bài làm sau đây tôi thấy nó phản ảnh nhất vấn đề dạy và học lịch sử khi một thí sinh viết như thế này: "Nguyễn Tất Thành (tên khai sanh là Nguyễn Sinh Cung) thuở nhỏ tình tình rất ngổ ngáo, người thường xuyên trốn học đi biểu tình, bị thực dân Pháp bắt được, đuổi học! Từ đó người căm thù thực dân, đế quốc mà ra đi tìm đường cứu nước
Nghe qua cái đoạn bài làm này có lẽ ông Bộ trưởng phải xin lỗi người dân cả nước với cái nhận xét của ông"

Giáo dục lòng yêu nước

Những con số 0 trong kỳ thi tuyển chưa phải là thảm họa cho ngành giáo dục như lời Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tuyên bố với báo chí, nhưng nhìn tổng thể thì nó là nỗi đau cho cả quốc gia và chính điểu này đang huỷ hoại tinh thần yêu nước một cách rõ ràng nhất trong mỗi thanh niên ngày nay. Giáo sư Hồ Ngọc Đại cho biết ý kiến của ông như sau:
"Bây giờ cái đó là cái cần quan tâm. Cần phải chú ý đến lịch sử hơn nữa. Thứ hai nữa là phải hiểu cách khác chứ không theo cách cũ được. Những diễn biến của đất nước nó quan trọng hơn những cái khác.
Theo tôi sử phải biết những diễn biến của dân tộc, những nỗi đau và niềm vui của dân tộc, những bứơc thăng trầm của dân tộc. Quan trọng nhất của giáo dục là giáo dục lòng yêu nước.
Chính trị có cách làm của họ nhưng mình có cách làm lâu dài hơn, tức là đưa vào cái truyền thống yêu nứơc. Dân tộc Việt Nam có truyền thống bách chiến bách thắng chưa ai thắng đựơc Việt Nam cả!"
Quan tâm và khắc phục là hai chuyện có khoảng cách rất xa. Không phải vì không có đủ nhân tài để thực hiện nó nhưng hệ thống quan liêu sơ cứng của bộ giáo dục đã là lực cản lớn nhất cho những cố gắng đầy tâm huyết đó. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết:
"Cái nỗi lo lắng ấy tôi thấy các nhà lãnh đạo lẫn người dân…thế nhưng đi vào thực tiễn thì nó không có tác động gì cả vì nền giáo dục hiện nay nó quá sơ cứng rồi. Từ việc đào tạo giáo viên cho đến môn học lịch sử trong nhà trường, đến tổ chức thi cử về lịch sử tôi cho đấy là cái phản ảnh đời sống học đường nhất"
...không biết vì lý do gì mà Bộ không triền khai trong khi ngược lại ở Trung Quốc người ta dạy cho học sinh của họ biết rằng Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc
Thạc sĩ Đinh Kim Phúc
Kiến thức lịch sử mỏng manh của học sinh trong thi cử có thể làm cho các em thất bại trong kỳ thi tuyển, nhưng nếu so với việc mất nước vì ngây thơ không hiểu biết lịch sử là một việc lớn hơn ngàn lần.
Trong khi Việt Nam đối đầu với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, nếu làm một cuộc nghiên cứu tầm hiểu biết của sinh viên về nội dung tranh chấp hay chủ quyền biển đảo của Việt Nam thì kết quả sẽ không khó nhận ra, hàng ngàn con số 0 lại tiếp tục xuất hiện, Thạc sĩ Đinh Kim Phúc chia sẻ kinh nghiệm của ông như sau:
"Vấn đề này chúng tôi đã đề nghị rất lâu là nên đưa nội dung về Biển Đông, về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa vào sách giáo khoa, nhưng không biết vì lý do gì mà Bộ không triền khai trong khi ngược lại ở Trung Quốc người ta dạy cho học sinh của họ biết rằng Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc.
Phần lớn học sinh hiện nay với trình độ phổ thông am hiều về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đào này, hay là tình hình nóng bỏng trên biền đông chì là một mớ kiến thức mờ nhạt va không hệ thống.
Tranh lịch sử Việt Nam. Photo thuvienbao.com
Tranh lịch sử Việt Nam. Photo thuvienbao.com


Cách đây vài tháng tôi đã đăng ký đề tài khoa học với Bộ về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng bộ Giáo dục đã bác thẳng thừng và không hề có một ý kiến trả lời vì sao đề tài không được phép thực hiện!
Người dân tin vào hệ thống giáo dục một cách gần như tuyệt đối, vì vậy sự thành công hay thất bại của con em họ tại nhà trường đồng nghĩa với cách dạy và chương trình sách giáo khoa mà họ hầu như không nắm được.
Môn lịch sử được xem là môn phụ trong chương trình như hiện nay chắc chắn sẽ khiến cho phụ huynh xem thường và hệ lụy thấy rõ nhất là không ai cảm thấy số điểm 0 của con em họ là quan trọng, nhất là khi chính ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã lên tiếng trấn an một cách hồn nhiên trên báo chí.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/75-percent-history-test-scores-below-2-tenths-why-08032011132201.html

Điểm thi môn Lịch sử thấp đến bất thường

Có đến gần 4400 bài thi môn Lịch sử của thí sinh thi vào Đại học Cảnh sát đạt dưới điểm 2. Đó là công bố vừa được đưa ra vào ngày hôm nay từ Trường Đại Học Cảnh sách Nhân dân.

Tình trạng kết quả điểm thi môn Lịch sử quá thấp bất thường không chỉ xảy ra ở trường Đại Học cảnh sách mà còn xảy ở nhiều trường đại học khác, trong đó có Đại học Sư phạm.
Theo đó, số thống kê thí sinh đạt yêu cầu chỉ đạt từ 0.3 – 5%, trong khi số thí sinh không đạt điểm thi yêu cầu lên đến 99% ở một số trường như Đại học Đà Nẵng, Đại Học Quảng Nam…
Một số ý kiến cho rằng điểm thi môn Lịch sử năm nay thấp bất thường là do nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài việc thí sinh ghi nhớ một cách máy móc, còn có lỗi ở đề thi có nhiều câu hỏi mơ hồ, mắc sai phạm về kỹ thuật đo lường và đánh giá giáo dục.
Trả lời khi báo chí hỏi về việc này, Bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nói đây là kết quả bình thường vì các nước phương Tây cũng vậy. Câu trả lời này đang được báo chí trong nước khai thác.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten