donderdag 31 oktober 2013

Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại

Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm


Cập nhật: 10:19 GMT - thứ tư, 30 tháng 10, 2013

Gia đình Ngô Đình Diệm
Ngô Đình Diệm (thứ hai từ trái) trong một tấm ảnh chụp cả gia đình
Thứ Bảy ngày 2/11 sắp tới sẽ là tròn 50 năm ngày ông Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, bị sát hại trong một cuộc đảo chính vào năm 1963 cùng với bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Hiện nay, các cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã tưởng niệm hoặc đang chuẩn bị lễ tưởng niệm hai ông đồng thời nhắc nhớ lại thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam do hai ông lãnh đạo.

Thánh lễ tưởng niệm

Giáo xứ Việt Nam Paris tại thủ đô Pháp quốc thông báo sẽ tổ chức lễ giỗ cho hai ông Diệm-Nhu vào ngày 2/11 tới với sự tham gia của ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông Ngô Đình Nhu.
Thánh lễ bắt đầu vào lúc 11h và sẽ do Linh mục Mai Đức Vinh chủ tế.
Vào cuối buổi lễ sẽ diễn ra buổi giới thiệu và bán sách ‘Le République du Vietnam et les Ngô Đình’ (Việt Nam Cộng hòa và dòng họ Ngô Đình) do các con của ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Quyên và Ngô Đình Quỳnh cùng với bà Jacqueline Willemetz chấp bút từ di cảo của bà Trần Lệ Xuân.
Trước đó, hôm 26/10, tại Boston thuộc tiểu bang Massachusetts của Hoa Kỳ đã diễn ra lễ ‘Kỷ niệm lần thứ 50 ngày giỗ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm’ cùng với kỷ niệm ngày lập quốc của Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26/10 năm 1956.
Hình ảnh trên video được lan truyền trên mạng cho thấy bàn thờ ông Diệm dựa trên nền cờ vàng ba sọc đỏ (quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa) và buổi lễ có sự tham gia của đông đảo Việt kiều, phần lớn đã lớn tuổi.
Ngô Đình Diệm
Ông Diệm là một nhân vật gây tranh cãi
Một số cựu quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chào di ảnh của cố Tổng thống Diệm.
Tại buổi lễ, sau lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa và Mỹ, những người tham dự đã dành phút mặc niệm ‘chí sỹ Ngô Đình Diệm suốt cuộc đời vì nước vì dân đã bị thảm sát vì bất khuất trước thế lực đại cường và vì quyết tâm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết’, theo lời của người dẫn chương trình.

Tổng thống đầu tiên

Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thuộc Trung phần Việt Nam. Ông là tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày ông bị sát hại vào ngày 2/11 năm 1963.
Ông bị các tướng dưới quyền đảo chính sau hàng loạt hành động phản kháng của Phật giáo bị chính quyền của ông đàn áp đẫm máu. Hành động đảo chính này được cho là ‘do Mỹ giật dây’ để thay ngựa giữa dòng.
Kể từ sau khi hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị sát hại, dòng họ Ngô Đình cũng trải qua nhiều biến cố.
Hai người con gái của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Thủy và Ngô Đình Lệ Quyên lần lượt qua đời vào năm 1967 và 2012 vì tai nạn giao thông.
Bản thân bà Trần Lệ Xuân cũng sống những năm tháng cuối đời trong lặng lẽ và qua đời hồi năm 2011 ở một bệnh viện ở Rome ở tuổi 87.
Hiện nay, giới trẻ Việt Nam trong nước nhiều người không biết gì về ông Ngô Đình Diệm ngoài việc ông là tổng thống của miền Nam ngày xưa.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131030_ngodinhdiem_remembered.shtml

50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-31
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Ngo_Dinh_Diem_-_Thumbnail_-_ARC_542189-305.jpg
TT Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957.
Courtesy U.S. Air Force



Ngày 1 tháng 11 năm 1963, một nhóm tướng lãnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam thực hiện cuộc đảo chánh làm sụp đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Kính Hòa hỏi chuyện một số nhân chứng của thời điểm ấy 50 năm sau.

Người lập ra nền đệ nhất cộng hòa

Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày bùng nổ cuộc đảo chánh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa lật đổ vị Tổng thống của nền đệ nhất cộng hòa tại miền nam Việt Nam. Cuộc đảo chánh kết thúc đẫm máu với cái chết của ba anh em gia đình Tổng thống.
Hồi tưởng lại thời điểm 50 năm trước, nhà báo Trần Phong Vũ, vào thời điểm tháng 11 năm 1963 đang dạy học và làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn, hiện đã về hưu và sống ở miền Nam California:
“Thế hệ chúng tôi là những người di cư từ miền Bắc vào miền nam vào lúc đã trưởng thành lúc đất nước bị chia đôi, nếu anh theo dõi các cao trào của đám sinh viên di cư từ miền bắc vào rồi được giúp đỡ rất là nhiều để học hành trở lại, rồi về phía quần chúng đượcc ổn định trong một đời sống rất khó khăn khi bỏ hết tài sản ở miền Bắc, với con số cả triệu người. Tôi nghĩ là trong tâm thức của họ là những ý nghĩ rất tốt đối với vị Tổng thống đã lập ra nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam.”
Tổng thống Ngô Đình Diệm gắn bó rất nhiều với cộng đồng Công giáo di cư từ miền Bắc. Một người Công giáo khác là Linh mục Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa cứu thế TP HCM, vào thời điểm của cuộc đảo chánh hãy còn là một thiếu niên hồi tưởng về sự kiện ngày 1tháng 11 năm 1963,
Ngo_Dinh_Diem_at_Washington_-_ARC_542189-250.jpg
TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.

“Đó là ấn tượng tuổi thơ của tôi, lúc ấy tôi còn nhỏ mới học hết tiểu học. Gia đình rất là kính trọng và quý mến cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cha tôi là một công chức nhỏ trong chánh quyền. Các ấn tượng của tôi là suốt một thời gia dài chúng tôi rất hòa bình, sung túc và hạnh phúc. Khi nghe tin chế độ đệ nhất Cộng hòa bị sụp đổ, và Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết chết, gia đình chúng tôi rất là đau lòng. Tôi còn nhớ là mẹ tôi cùng với vài chị em quen biết ngồi đọc kinh cho Tổng thống và khóc rất là nhiều. Lúc đó chúng tôi còn thơ trẻ nhưng có một ấn tượng là có một cái gì đó mất mát rất là lớn. Lúc lớn lên tôi cũng cảm nhận được sự mất mát đó. Tôi vẫn nhớ lại thủa sống bình an yên lành, những gì mà cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và những cộng sự xây dựng cho miền nam này.”
Sự tiếc thương đó của những người công giáo kéo dài cho đến 50 năm sau. Những buổi lễ tưởng niệm ngày mất của cố Tổng thống được các cộng đồng công giáo hải ngoại tổ chức hàng năm.

Phải tha thứ, phải cảm thông

Song cũng có những tiếng nói khác. Một viên chức cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, hiện sống ở Hoa Kỳ, không muốn nêu tên, thì lại nói rằng dù cái gì diễn ra đi nữa thì việc sử dụng Dụ số mười đối với cộng đồng Phật giáo như một sự kỳ thị vào nửa đầu năm 1963 là không thể chấp nhận, trong một quốc gia mà cộng đồng Phật giáo là đa số.
Ai làm gì thì thú thật tôi có đọc, có xem, có nghiên cứu nhưng tâm hồn của tôi thì tôi muốn nói rằng tôi phải tha thứ, phải cảm thông.
-LM Phạm Trung Thành
Ông nói tiếp rằng những tranh cãi nhau về sự kiện này giữa những người Việt không cộng sản với nhau vẫn còn. Nhà báo Trần Phong Vũ nói về việc tranh cãi này:
“Chuyện tranh cãi ấy là có thật. Cái phản ứng đó cũng dễ hiểu thôi. Những người Việt Nam chúng ta không có dữ kiện trong tay một cách đầy đủ, rồi có thiên kiến, rồi cũng có khi do những quan điểm đấu tranh khác nhau mà dẫn tới việc tranh giành mọi thứ về phía mình rồi dẫn tới chuyện tranh cãi.”
Trong khi đó Linh Mục Phạm Trung Thành từ TP HCM nêu ý kiến của ông rằng nên tha thứ:
“Tôi không muốn quan tâm đến ai, hay những nguyên nhân nào đã làm hại Tổng thống. Dưới cái nhìn của một tu sĩ thì tôi cho rằng Tổng thống đã qua một con đường khổ giá cho sự yêu mến giáo hội, đất nước, dân tộc. Còn ai làm gì thì thú thật tôi có đọc, có xem, có nghiên cứu nhưng tâm hồn của tôi thì tôi muốn nói rằng tôi phải tha thứ, phải cảm thông. Tôi không thể có một nhận định nào nặng nề, tiêu cực về phía đó.”
Liệu lớp bụi thời gian 50 năm có làm tan đi được tranh cãi, khoảng cách nửa thế kỷ có làm cho sự cảm thông của Linh Mục Phạm Trung Thành lan tỏa!

Geen opmerkingen:

Een reactie posten