QUẢNG TRỊ (NV) .- Ba trẻ sơ sinh thiệt mạng ngay sau khi chích ngừa viêm gan B ở bệnh viện huyện Hướng Hóa hồi Tháng Bảy vừa qua có thể do chích nhầm một loại thuốc khác.
Theo nguồn tin riêng của báo Lao Động hôm Thứ Sáu, “cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ngày 20.7.2013 tại Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).”
Nguồn tin này rằng “Thời điểm tiêm chủng, bệnh viện mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắc xin. Do ở đây, vắc xin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắc xin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.”
Đấy là lý do mà cả 3 ca tử vong đều giống nhau. “Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra. Sai phạm thứ 2, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn”, nguồn tin trên nói.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 20/7/2013, ba trẻ sơ sinh ra đời ngày hôm trước hoặc đêm trước đó, đã được cán bộ chuyên môn chích ngừa viêm gan B ngay tại bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa. Sau khi được chích ngừa khoảng nửa giờ thì tất cả đều có triệu chứng 'tím tái, khó thở”. Cả ba được chuyển nhanh đến phòng hồi sức cấp cứu nhưng đều chết sau đó dù các bác sĩ đã cố gắng.
Tin tức hồi đó cho biết bác sĩ Nguyễn Văn Thiện, phó giám đốc bệnh viện Hướng Hóa cả quyết cả 3 liểu thuốc ngừa viêm gan B “đều thuộc lô được bệnh viện đa khoa huyện tiếp nhận ngày 18/7/2013. Lô thuốc được sản xuất vào Tháng 9/2012 và hạn sử dụng hiệu quả còn đến năm 2015. Không những vậy, bác sĩ Thiện còn xác định trình độ, khả năng của các y tá chích ngừa là “quá tốt vì y tá có tay nghề hơn 20 năm”.
Trưởng phòng y tế huyện, Võ Quy Nhơn, cũng cả quyết là “quy trình bảo quản vác-xin viêm gan B tại bệnh viện đa khoa Hướng Hóa cũng không phát hiện sai sót”.
Ngay chiều ngày 20/7, 'cơ quan chức năng” đã niêm phong toàn bộ lô thuốc ngừa viêm gan B đó. Theo tờ Tuổi Trẻ, đại diện các “cơ quan chức năng” của tỉnh Quảng trị và Bộ Y tế “đến ghi nhận, xem xét nhưng không làm rõ được nguyên nhân” dẫn đến việc 3 trẻ sơ sinh thiệt mạng.
Ngay sau vụ việc xảy ra, bác sĩ chịu trách nhiệm chính là bà Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận (trực tiếp chích cho cả 3 trẻ) đã bị “tạm đình chỉ công tác”.
Tuy Công an đã mở cuộc điều tra và “khởi tố vụ án” nhưng chưa có kết luận cuối cùng nên chưa có “khởi tố bị can” tức người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của chúng.
Trong khi báo Lao Động dựa vào nguồn tin riêng tiết lộ như trên thì báo Tuổi Trẻ thuật lời ông Lê Công Dung, tướng giám đốc Công an Quảng Trị lại nói rằng “Hiện nay vẫn đang điều tra vụ việc, chưa hề có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm văcxin ở Hướng Hóa”.
Nếu đúng như báo Lao Động đưa tin, sẽ là một cú sốc mạnh không riêng gì với cha mẹ các trẻ xấu số mà cho toàn xã hội Việt Nam vào lúc đang có rất nhiều “bức xúc” về y đức của ngành y tế trên đất nước này.
Trước 3 trẻ sơ sinh thiệt mạng ở Quảng Trị, đã có nhiều trẻ em tại Việt Nam chết vì chích ngừa nhiều loại thuốc khác nhau, đặc biệt là loại thuốc ngừa “5 trong 1” là Quinvaxem (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và hib).
Cho tới nay, Bộ Y tế CSVN chỉ biết những cái chết đó là những cái chết “lạ” vì không biết nguyên nhân đích xác là gì. Người ta chỉ phỏng đoán là do “sốc phản vệ” , hay “trùng hợp ngẫu nhiên”. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=175909&zoneid=2#.Um1JEvlgW70
Cha của một trong ba trẻ bị chết tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị - đau đớn đưa con về sau khi khám nghiệm tử thi. (Hình Tuổi Trẻ)
|
Theo nguồn tin riêng của báo Lao Động hôm Thứ Sáu, “cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ngày 20.7.2013 tại Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).”
Nguồn tin này rằng “Thời điểm tiêm chủng, bệnh viện mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắc xin. Do ở đây, vắc xin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắc xin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.”
Đấy là lý do mà cả 3 ca tử vong đều giống nhau. “Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra. Sai phạm thứ 2, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn”, nguồn tin trên nói.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 20/7/2013, ba trẻ sơ sinh ra đời ngày hôm trước hoặc đêm trước đó, đã được cán bộ chuyên môn chích ngừa viêm gan B ngay tại bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa. Sau khi được chích ngừa khoảng nửa giờ thì tất cả đều có triệu chứng 'tím tái, khó thở”. Cả ba được chuyển nhanh đến phòng hồi sức cấp cứu nhưng đều chết sau đó dù các bác sĩ đã cố gắng.
Tin tức hồi đó cho biết bác sĩ Nguyễn Văn Thiện, phó giám đốc bệnh viện Hướng Hóa cả quyết cả 3 liểu thuốc ngừa viêm gan B “đều thuộc lô được bệnh viện đa khoa huyện tiếp nhận ngày 18/7/2013. Lô thuốc được sản xuất vào Tháng 9/2012 và hạn sử dụng hiệu quả còn đến năm 2015. Không những vậy, bác sĩ Thiện còn xác định trình độ, khả năng của các y tá chích ngừa là “quá tốt vì y tá có tay nghề hơn 20 năm”.
Trưởng phòng y tế huyện, Võ Quy Nhơn, cũng cả quyết là “quy trình bảo quản vác-xin viêm gan B tại bệnh viện đa khoa Hướng Hóa cũng không phát hiện sai sót”.
Ngay chiều ngày 20/7, 'cơ quan chức năng” đã niêm phong toàn bộ lô thuốc ngừa viêm gan B đó. Theo tờ Tuổi Trẻ, đại diện các “cơ quan chức năng” của tỉnh Quảng trị và Bộ Y tế “đến ghi nhận, xem xét nhưng không làm rõ được nguyên nhân” dẫn đến việc 3 trẻ sơ sinh thiệt mạng.
Ngay sau vụ việc xảy ra, bác sĩ chịu trách nhiệm chính là bà Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận (trực tiếp chích cho cả 3 trẻ) đã bị “tạm đình chỉ công tác”.
Tuy Công an đã mở cuộc điều tra và “khởi tố vụ án” nhưng chưa có kết luận cuối cùng nên chưa có “khởi tố bị can” tức người có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của chúng.
Trong khi báo Lao Động dựa vào nguồn tin riêng tiết lộ như trên thì báo Tuổi Trẻ thuật lời ông Lê Công Dung, tướng giám đốc Công an Quảng Trị lại nói rằng “Hiện nay vẫn đang điều tra vụ việc, chưa hề có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm văcxin ở Hướng Hóa”.
Nếu đúng như báo Lao Động đưa tin, sẽ là một cú sốc mạnh không riêng gì với cha mẹ các trẻ xấu số mà cho toàn xã hội Việt Nam vào lúc đang có rất nhiều “bức xúc” về y đức của ngành y tế trên đất nước này.
Trước 3 trẻ sơ sinh thiệt mạng ở Quảng Trị, đã có nhiều trẻ em tại Việt Nam chết vì chích ngừa nhiều loại thuốc khác nhau, đặc biệt là loại thuốc ngừa “5 trong 1” là Quinvaxem (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và hib).
Cho tới nay, Bộ Y tế CSVN chỉ biết những cái chết đó là những cái chết “lạ” vì không biết nguyên nhân đích xác là gì. Người ta chỉ phỏng đoán là do “sốc phản vệ” , hay “trùng hợp ngẫu nhiên”. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=175909&zoneid=2#.Um1JEvlgW70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten